Vì sao CPI bình quân quý I/2021 tăng thấp nhất 20 năm?

Thứ hai, 29/03/2021 15:11 PM - 0 Trả lời

(CLO) Số liệu của Tổng cục Thống kê cho thấy, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 3/2021 chỉ tăng 1,16% so với cùng kỳ năm trước - mức thấp nhất kể từ năm 2016. CPI bình quân quý I/2021 cũng chỉ tăng 0,29% - mức tăng thấp nhất trong 20 năm, từ 2002.

Bài liên quan
CPI

Gạo góp mặt làm tăng CPI trong quý I/2021 

Trong cuộc Họp báo về tình hình kinh tế - xã hội sáng nay (29/3), bà Nguyễn Thị Hương - Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê cho biết, so với cùng kỳ năm trước, CPI tháng 3/2021 tăng 1,16%, thấp nhất kể từ năm 2016; CPI bình quân quý I/2021 tăng 0,29%, mức tăng thấp nhất của quý I trong 20 năm qua; lạm phát cơ bản quý I/2021 tăng 0,67%.

So với tháng trước CPI tháng 3/2021 giảm 0,27% trong đó khu vực thành thị giảm 0,2%; khu vực nông thôn giảm 0,34%. Khu vực nông thôn có tốc độ giảm CPI nhiều hơn khu vực thành thị chủ yếu do mức giảm của chỉ số giá nhóm thực phẩm.

Theo bà Hương, một số nguyên nhân làm tăng CPI trong quý I/2021 là giá gạo trong nước tăng theo giá gạo xuất khẩu và nhu cầu tiêu dùng gạo nếp và gạo tẻ ngon trong dịp Tết Nguyên đán tăng cao làm cho giá gạo quý I/2021 tăng 8,55% so với cùng kỳ năm trước, góp phần làm CPI chung tăng 0,22 điểm phần trăm.

Cùng với đó, giá các mặt hàng thực phẩm quý I/2021 tăng 0,49% so với cùng kỳ năm trước, làm CPI tăng 0,1 điểm phần trăm, trong đó giá thịt lợn tăng 0,46%, giá thịt bò tăng 2,89%, giá thịt chế biến tăng 3,73%... Theo đó, bình quân quý I/2021 nhóm mặt hàng này tăng 2,08% so với cùng kỳ năm trước.  

Còn giá gas trong nước biến động theo giá gas thế giới. Quý I/2021, giá gas tăng 7,58% so với cùng kỳ năm trước. Giá ăn uống ngoài gia đình tăng theo giá lương thực, thực phẩm, bình quân. Quý 1/2021 tăng 2,08% so với cùng kỳ năm trước.

Riêng giá dịch vụ giáo dục tăng 4,49% so với cùng kỳ năm trước do ảnh hưởng từ đợt tăng học phí năm học mới 2020-2021 theo lộ trình của Nghị định số 86/2015/NĐ-CP ngày 02/10/2015 của Chính phủ.  

Bên cạnh các nguyên nhân làm tăng CPI, có một số nguyên nhân làm giảm CPI quý I/2021 so với cùng kỳ năm trước như việc Chính phủ triển khai các gói hỗ trợ cho người dân và người sản xuất gặp khó khăn do dịch Covid-19; trong đó có gói hỗ trợ của Tập đoàn Điện lực Việt Nam triển khai giảm giá điện, tiền điện cho khách hàng trong quý II và quý IV năm 2020.

Theo đó, giá điện tháng 01/2021 giảm 16,88% so với tháng trước làm cho giá điện sinh hoạt bình quân quý I/2021 giảm 7,18% so với cùng kỳ năm 2020. Điều này tác động giảm CPI chung 0,24 điểm phần trăm.

Cùng với đó, giá xăng dầu trong nước bình quân quý I/2021 giảm 9,54% so với cùng kỳ năm trước, tác động làm CPI chung giảm 0,34 điểm phần trăm; giá dầu hỏa giảm 14,5% so với cùng kỳ năm 2020.

Ngoài ra, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, nhu cầu đi lại, du lịch của người dân giảm so với cùng kỳ năm trước làm cho giá vé máy bay quý I/2021 giảm 24,28%; giá vé tàu hỏa giảm 10,03%; giá du lịch trọn gói giảm 4%.

Đặc biệt, tết nguyên đán Tân Sửu diễn ra trong bối cảnh Covid-19 bùng phát trở lại, tuy nhiên với phương pháp điều hành quyết liệt và đồng bộ nên công tác kiểm soát dịch được khống chế, đảm bảo sức khoẻ người dân. Nhờ vậy, nguồn cung hàng hoá thiết yếu được đảm bảo. Đặc biệt trước và sau tết, tình hình cung cầu thị trường diễn ra sôi động như quy luật hàng năm… đại diện Tổng cục Thống kê nêu rõ.

Những giải pháp để giữ CPI “hài hoà”

Đánh giá về mục tiêu CPI dưới 4% năm 2021 của Quốc hội đề ra, bà Nguyễn Thu Oanh - Vụ trưởng Vụ Thống kê giá (Tổng cục Thống kê) cho biết, CPI quý I/2021 là mức tăng thấp nhất 20 năm, kể từ 2002. Nhưng điều này không có nghĩa là lạm phát không có áp lực từ nay tới cuối năm.

Theo bà Oanh, yếu tố chính tạo nên áp lực lạm phát từ nay tới cuối năm là kinh tế toàn cầu phục hồi, khi các nước đẩy nhanh tiêm chủng phòng Covid-19. Vì khi nền kinh tế thế giới phục hồi kéo theo nhu cầu hàng hoá, dịch vụ tăng, tạo áp lực lớn lên lạm phát.

Cùng với đó, các doanh nghiệp của Việt Nam cũng đang trở lại hoạt động trong điều kiện “bình thường mới” khiến nhu cầu vốn, nhiên vật liệu đều tăng lên. Điều này thể hiện rõ qua mức tăng trưởng ước đạt 4,48%.

Đặc biệt, trong khi giá xăng dầu tăng tỷ lệ thuận với mức phục hồi của nền kinh tế nên đây là yếu tố gây áp lực lên lạm phát. Chỉ trong 3 tháng đầu năm 2021, Việt Nam đã 5 lần điều chỉnh giá xăng dầu, với mức tăng 11% so với tháng 12/2020. Trong khi đó, Việt Nam nhập khẩu xăng dầu gấp đôi xuất khẩu nên việc các tổ chức quốc tế dự báo giá dầu Brent tăng khoảng 40% so với cuối 2020, dẫn tới ước tính giá xăng dầu trong nước sẽ tăng khoảng 25% trong năm 2021 và có thể tác động tăng CPI 0,9%.

Ngoài ra, việc nhiều Chỉnh phủ và các ngân hàng trung ương bơm hàng tỷ USD để cứu trợ nền kinh tế cũng đang gây áp lực lên lạm phát.

“Vì thế, để giữ CPI “hài hoà” thì Tổng cục Thống kê đề xuất những giải pháp trọng tâm đó là “điều chỉnh các mặt hàng do nhà nước quản lý đúng thời điểm để hạn chế lạm phát kỳ vọng và không tăng vào những tháng tới, đặc biệt sau tháng 4/2021 và những tháng cuối năm không nên tăng giá. Đối với dịch vụ y tế nên điều chỉnh vào khoảng tháng 7 -8/2021.

Riêng xăng dầu nên chỉ đạo Bộ Công Thương và Bộ Tài chính thay đổi theo diễn biến để không tác động quá cao đến CPI. Cùng với đó, Ngân hàng Nhà nước nên dùng công cụ hỗ trợ không tạo áp lực lên lạm phát”, bà Oanh nhấn mạnh.

Khánh Linh

Tin khác

Hãng hàng không Quốc gia Việt Nam bước qua sóng gió

Hãng hàng không Quốc gia Việt Nam bước qua sóng gió

(NB&CL) Đó là lời khẳng định của Tổng Giám đốc Hãng hàng không Quốc gia Việt Nam (Vietnam Airlines) Lê Hồng Hà trong buổi trò chuyện với PV Báo Nhà báo & Công luận. Theo Tổng Giám đốc Lê Hồng Hà, trước những khó khăn, thách thức, chúng tôi đã nỗ lực hết sức để giữ vững và duy trì sản xuất kinh doanh, từng bước vượt qua giai đoạn khó khăn nhất và hướng tới phục hồi, phát triển.

Thị trường - Doanh nghiệp
Nam A Bank tiếp tục giữ đà tăng trưởng

Nam A Bank tiếp tục giữ đà tăng trưởng

(CLO) Ngày 26/04, Ngân hàng TMCP Nam Á (Nam A Bank – Mã NAB) đã công bố báo cáo tài chính quý I/2024 với nhiều kết quả tăng trưởng tích cực, lợi nhuận trước thuế đạt gần 1.000 tỷ đồng, tiếp tục bám sát các mục tiêu kinh doanh năm 2024.

Thị trường - Doanh nghiệp
Khí đốt Nga đang tìm cách vượt qua lệnh trừng phạt của châu Âu

Khí đốt Nga đang tìm cách vượt qua lệnh trừng phạt của châu Âu

(CLO) Người phát ngôn Điện Kremlin Dimitry Peskov nói với các nhà báo hôm 27/4, các nhà sản xuất Nga sẽ tìm cách vượt qua các biện pháp trừng phạt tiềm tàng đối với hoạt động xuất khẩu khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) của Moscow.

Thị trường - Doanh nghiệp
Bộ trưởng Nông nghiệp Ukraine bị bắt vì tham nhũng hàng triệu USD

Bộ trưởng Nông nghiệp Ukraine bị bắt vì tham nhũng hàng triệu USD

(CLO) Bộ trưởng Nông nghiệp Ukraine Mykola Solskyi đã bị bắt giữ sau khi bị coi là nghi phạm chính thức trong cuộc điều tra tham nhũng khu đất trị giá hơn 7 triệu USD khi ông còn là người đứng đầu một công ty nông nghiệp lớn và là thành viên Quốc hội.

Thị trường - Doanh nghiệp
Kinh tế Mỹ đối mặt với nguy cơ lạm phát đình trệ

Kinh tế Mỹ đối mặt với nguy cơ lạm phát đình trệ

(CLO) Dữ liệu kinh tế vĩ mô mới nhất do Bộ Thương mại Mỹ công bố chỉ ra rằng nền kinh tế nước này có thể đang tiến tới tình trạng lạm phát đình trệ, Business Insider đưa tin. Tờ báo cho biết thêm, những dấu hiệu ảm đạm cho thấy những thách thức khó khăn phía trước.

Thị trường - Doanh nghiệp