Vì sao dòng vốn FDI tiếp tục đổ về Thái Nguyên trong năm 2023?

Thứ hai, 23/10/2023 14:21 PM - 0 Trả lời

(CLO) Tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh, xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ… là những quyết tâm lớn, xuyên suốt của lãnh đạo tỉnh Thái Nguyên, được các chuyên gia đánh giá là tích cực, khiến các nhà đầu tư tìm đến như một môi trường ổn định, nhiều tiềm năng.

Là trung tâm công nghiệp của các tỉnh Trung du miền núi phía Bắc, sức hút của môi trường đầu tư tại Thái Nguyên với các dự án FDI ngày càng lớn, kết quả thu hút đầu tư của tỉnh những năm gần đây luôn đứng ở tốp đầu cả nước (năm 2022 đạt trên 1,5 tỷ USD). 10 tháng năm 2023 toàn tỉnh có 30 dự án có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) cấp mới với tổng số vốn đăng ký đạt trên 202 triệu USD. Lũy kế đến nay, tỉnh Thái Nguyên có trên 200 dự án FDI còn hiệu lực với tổng số vốn đăng ký đạt trên 10,6 tỉ USD.

vi sao dong von fdi tiep tuc do ve thai nguyen trong nam 2023 hinh 1

Thái Nguyên là điểm sáng trong cả nước về thu hút đầu tư. Nguồn: ITN

 Những năm gần đây, giá trị sản xuất công nghiệp và xuất khẩu của Thái Nguyên luôn đứng thứ 4 cả nước. Trong tháng 8/2023, Thái Nguyên là 1 trong số 49 tỉnh, thành phố trên cả nước có chỉ số sản xuất công nghiệp tăng trưởng dương. 

Cụ thể, trong tháng 8, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp của tỉnh tăng trên 6% so với tháng trước và tăng 4,5% so với cùng kỳ, cao hơn mức tăng trưởng bình quân chung của cả nước ở cả 2 chỉ số so sánh. Theo đó, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng gần 6,3% so với tháng trước, tiếp đến là ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý rác thải, nước thải tăng 3,9%, ngành khai khoáng tăng 1,6%, ngành sản xuất và phân phối điện giảm gần 7,5%. Các doanh nghiệp FDI tại tỉnh đang tạo việc làm cho khoảng 100.000 lao động, trong đó có trên 40% là công dân Thái Nguyên, góp phần thúc đẩy mạnh mẽ việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động trên địa bàn. 

Có thể nói, môi trường đầu tư, chính sách của Việt Nam nói chung và của tỉnh Thái Nguyên nói riêng đang tạo ra sức hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài. Chính vì thế đã có nhiều dự án FDI tăng vốn, mở rộng quy mô sản xuất, có nhiều nhà đầu tư đang tìm kiếm cơ hội đầu tư tại Việt Nam, đặc biệt là tại Thái Nguyên.

Sự đột phá về thu hút FDI của Thái Nguyên gắn liền định hướng, khơi thông nguồn lực, tận dụng cơ hội trong chuyển dịch chuỗi cung ứng toàn cầu với các lĩnh vực công nghệ cao, công nghiệp chế biến, chế tạo...

Năm 2013, Tập đoàn Samsung đầu tư vào Khu công nghiệp Yên Bình với số vốn ban đầu 2 tỉ USD, sau một năm tăng vốn thêm 3 tỉ USD. Tháng 2/2022, UBND tỉnh Thái Nguyên đã trao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho Công ty TNHH Samsung Electro - Mechanics Việt Nam với số vốn tăng thêm 920 triệu USD đầu tư vào Khu công nghiệp Yên Bình để mở rộng dự án, tăng năng lực sản xuất.

Một trong những “chìa khoá” thu hút dòng vốn FDI tại Thái Nguyên là do tỉnh đã tập trung mọi nguồn lực để xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội thiết yếu phục vụ thu hút đầu tư của tỉnh, trong đó trọng tâm là hạ tầng về giao thông, các khu, cụm công nghiệp, hạ tầng xã hội quanh các khu công nghiệp.

vi sao dong von fdi tiep tuc do ve thai nguyen trong nam 2023 hinh 2

Thái Nguyên từng bước vươn lên dẫn đầu cả nước về thu hút đầu tư và trở thành điểm đến hấp dẫn của nhiều tập đoàn, doanh nghiệp trong và ngoài nước. Ảnh: TL

Thái Nguyên đầu tư mạnh mẽ về giao thông với các tuyến đường cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên, đường Thái Nguyên - Chợ Mới, đường Bắc Sơn kéo dài, đường Việt Bắc…; xây mới, nâng cấp các tuyến đường từ thành phố đến các huyện… góp phần tạo nên kết nối thông suốt, mở đường cho các nhà đầu tư.

Bên cạnh đó, nhằm tạo sức hút với các nhà đầu tư, tỉnh Thái Nguyên đã tập trung huy động mọi nguồn lực đầu tư hạ tầng các khu, cụm công nghiệp đồng bộ, hiện đại. Tỉnh đã quy hoạch 12 khu công nghiệp với tổng diện tích 4.245 ha và 41 cụm công nghiệp với tổng diện tích 2.067 ha.

Theo Quy hoạch tỉnh Thái Nguyên thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 tỉnh Thái Nguyên là một trong những trung tâm kinh tế công nghiệp theo hướng hiện đại, thông minh của vùng Trung du và miền núi phía Bắc và vùng Thủ đô Hà Nội.

Tỉnh đã quy hoạch 12 khu công nghiệp với tổng diện tích 4.245 ha, trong đó có 1 khu công nghệ thông tin tập trung; quy hoạch 41 cụm công nghiệp với tổng diện tích 2.067 ha sẵn sàng chờ đón các nhà đầu tư.

Theo chuyên gia kinh tế PGS.TS. Trần Đình Thiên, trong bối cảnh cuộc đua tranh của Việt Nam và toàn cầu thì vị thế vùng đã giúp Thái Nguyên định vị rõ hơn, biến lợi thế tiềm năng thành lợi thế hiện thực, thành một trung tâm công nghiệp công nghệ cao, mà nền tảng cốt lõi chính là khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo…

Để nâng cao hơn nữa hiệu quả thu hút đầu tư, tỉnh đang cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh thông qua các giải pháp như đẩy mạnh cải cách hành chính; hoàn thiện hạ tầng giao thông, nhất là đẩy nhanh tiến độ thi công các tuyến đường liên kết, kết nối vùng, tỉnh, thành phố; tập trung nguồn lực đầu tư đồng bộ hạ tầng các khu công nghiệp, cụm công nghiệp…

Đây cũng sẽ là yếu tố quan trọng để tiếp tục thu hút làn sóng đầu tư FDI đến với Thái Nguyên trong thời gian tới.

PV

Bình Luận

Tin khác

Dự án đường sắt nhẹ 20 tỷ USD tại Bali phụ thuộc nhiều vào Trung Quốc

Dự án đường sắt nhẹ 20 tỷ USD tại Bali phụ thuộc nhiều vào Trung Quốc

(CLO) Dự án cũng làm dấy lên những lo ngại về nguồn trợ cấp và khả năng xảy ra ùn tắc giao thông.

Thị trường - Doanh nghiệp
Hoa Kỳ điều tra chống bán phá giá đối với thép chống ăn mòn có nguồn gốc từ Việt Nam

Hoa Kỳ điều tra chống bán phá giá đối với thép chống ăn mòn có nguồn gốc từ Việt Nam

(CLO) Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công Thương) cho biết, Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) vừa tiếp nhận đơn đề nghị điều tra chống bán phá giá, chống trợ cấp đối với thép chống ăn mòn (CORE) có nguồn gốc từ Việt Nam.

Thị trường - Doanh nghiệp
PV GAS thuộc nhóm các doanh nghiệp dẫn đầu Top 500 doanh nghiệp lợi nhuận tốt nhất Việt Nam năm 2024

PV GAS thuộc nhóm các doanh nghiệp dẫn đầu Top 500 doanh nghiệp lợi nhuận tốt nhất Việt Nam năm 2024

Công ty Cổ phần Báo cáo Đánh giá Việt Nam (Vietnam Report) phối hợp cùng Báo VietNamNet vừa công bố Bảng xếp hạng PROFIT500 – Top 500 Doanh nghiệp lợi nhuận tốt nhất Việt Nam năm 2024. Trong đó, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam) tiếp tục giữ vị trí dẫn đầu. Tổng công ty Khí Việt Nam (PV GAS) đạt thứ hạng cao, góp mặt trong đội ngũ 10 đơn vị thành viên của Petrovietnam được tôn vinh trên bảng xếp hạng.

Thị trường - Doanh nghiệp
Cán bộ, người lao động Agribank ủng hộ 01 ngày lương khắc phục hậu quả bão số 3

Cán bộ, người lao động Agribank ủng hộ 01 ngày lương khắc phục hậu quả bão số 3

Cán bộ, người lao động Agribank quyên góp, ủng hộ 01 ngày lương chung tay chia sẻ cùng các địa phương và người dân bị thiệt hại do bão lũ gây ra.

Thị trường - Doanh nghiệp
Sự lạc quan của các doanh nghiệp Hoa Kỳ tại Trung Quốc giảm xuống mức thấp kỷ lục

Sự lạc quan của các doanh nghiệp Hoa Kỳ tại Trung Quốc giảm xuống mức thấp kỷ lục

(CLO) Căng thẳng chính trị, tăng trưởng kinh tế chậm lại của Trung Quốc và sự cạnh tranh khốc liệt trong nước đang làm suy yếu niềm tin của các doanh nghiệp Hoa Kỳ vào quốc gia này. Đặc biệt, sự lạc quan về triển vọng năm năm của họ giảm xuống mức thấp kỷ lục, một cuộc khảo sát cho thấy.

Thị trường - Doanh nghiệp