Vì sao Trung Quốc chưa thể để đạt ngưỡng miễn dịch cộng đồng?

Thứ tư, 03/11/2021 20:00 PM - 0 Trả lời

(CLO) Trung Quốc vẫn đang theo đuổi chính sách “Zero Covid”, với hy vọng đạt được ngưỡng miễn dịch cộng đồng. Song có rất nhiều thách thức để nước này tiến được đến mục tiêu nói trên, do sự lây truyền nhanh của các biến thể Covid mới.

80% vẫn là chưa đủ

Khi các loại vắc xin Covid-19 được Trung Quốc sản xuất và tung ra vào đầu năm nay, niềm hy vọng về việc thoát khỏi đại dịch đã được thổi bùng lên tại quốc gia này. Một khi tỷ lệ tiêm chủng để đạt mức miễn dịch cộng đồng chống lại Covid-19, Trung Quốc có thể mở cửa với thế giới và trở lại cuộc sống bình thường.

vi sao trung quoc chua the de dat nguong mien dich cong dong hinh 1

Miễn dịch cộng đồng là mục tiêu rất khó đạt được trong đại dịch Covid-19 - Ảnh minh họa: Lau Ka-kuen

Và hiện, đã có tới 76% dân số Trung Quốc được tiêm phòng đầy đủ, nhưng quốc gia rộng lớn và đông đúc này vẫn chưa thể trở lại cuộc sống bình thường. Nguyên nhân là việc virus Corona đã biến đổi sang các biến thể dễ lây lan và nguy hiểm hơn bao giờ hết - biến thể Delta.

Các biện pháp can thiệp, các quy tắc kiểm dịch nghiêm ngặt, kiểm tra mạnh mẽ và truy vết vẫn đang được thực hiện tại Trung Quốc mỗi khi có những dấu hiệu đầu tiên của một đợt bùng phát nào đó tại địa phương.

Trung Quốc vẫn chưa chính thức đặt ra mục tiêu tỷ lệ tiêm phòng nào để có thể mở cửa trở lại, mặc dù một số chuyên gia trực thuộc chính phủ từng nói rằng 80 đến 85% dân số được tiêm phòng đầy đủ là có thể làm được điều này.

Trên lý thuyết, khả năng miễn dịch cộng đồng chống lại bệnh truyền nhiễm đạt được khi có đủ tỷ lệ người có khả năng miễn dịch, thông qua tiêm chủng hoặc đã mắc bệnh trước đó. Ngưỡng đó đối với chủng Covid ban đầu được ước tính là khoảng 70%. Tuy nhiên, các biến thể mới như Delta đã thay đổi cuộc chơi.

Biến thể Delta, hiện là chủng chiếm ưu thế trong đại dịch, có thể lây nhiễm cho nhiều người hơn các chủng ban đầu. Trong khi một người bị nhiễm chủng Covid ban đầu có thể lây nhiễm cho ba người, thì biến thể Delta lây truyền cao hơn nhiều, ít nhất gấp đôi. Điều này có nghĩa, nhiều người cần được tiêm chủng hơn mới có thể đạt mức độ miễn dịch cộng đồng.

Ashley St John, phó giáo sư tại Trường Y Duke-NUS, đánh giá rằng: “Có vẻ như mức độ tiêm chủng trên 85 đến 90% mới có thể giảm đáng kể sự lây truyền vào lúc này. Đây là mục tiêu khó đạt được ở một số nơi không có sẵn vắc xin”.

Việc đạt được khả năng miễn dịch cộng đồng gặp khó khăn còn ở chỗ không phải tất cả người dân đều sẵn sàng tiêm phòng, vì nhiều lý do khác nhau. Ví du như trẻ nhỏ dù sẽ không mắc bệnh nghiêm trọng, nhưng vẫn có thể lây nhiễm và lan truyền virus.

Penelope Ward, giáo sư trường King's College London, cho biết: “Trẻ em dưới 12 tuổi chưa được đưa vào chương trình vắc xin ở hầu hết các quốc gia. Vì vậy, chưa có quốc gia nào đạt được ngưỡng miễn dịch cộng đồng nói chung, ngay cả đối với chủng ban đầu, chứ chưa nói đến các chủng dễ truyền nhiễm như Delta”.

Ở những nơi trẻ em dưới 12 tuổi chiếm từ 15% dân số trở lên, khả năng miễn dịch cộng đồng không thể đạt được cho đến khi đạt đủ tỷ lệ miễn dịch của nhóm tuổi này.

Thực ra, tại Trung Quốc, ít nhất 91% học sinh từ 12 đến 17 tuổi đã được tiêm chủng. Trẻ em từ 3 đến 11 tuổi cũng đang được tiêm chủng ở một số tỉnh thành. Con số này tương đương khoảng 1/5 dân số, vì trẻ em dưới 15 tuổi chiếm khoảng 18% tổng số dân số nước này.

vi sao trung quoc chua the de dat nguong mien dich cong dong hinh 2

Chính sách “Không Covid” của Trung Quốc đang trở thành gánh nặng cho một số địa phương - Ảnh: AFP

Vấn đề còn nằm ở chất lượng vắc xin

Tuy nhiên, Trung Quốc còn một vấn đề lớn nữa để giải quyết để có thể thực hiện hóa tham vọng miễn dịch cộng đồng. Đó là chất lượng còn hạn chế của vắc xin do họ đang sản suất.

Việc tiêm chủng ở Trung Quốc chủ yếu dựa vào 2 loại vắc xin bất hoạt do Sinopharm và Sinovac phát triển. Các nghiên cứu cho thấy chúng vẫn có thể ngăn ngừa bệnh nghiêm trọng và tử vong, nhưng lượng kháng thể thường suy giảm nhanh chóng.

Vào tháng 9, Tổ chức Y tế Thế giới đã khuyến cáo những người trên 60 tuổi được tiêm vắc xin Sinovac hoặc Sinopharm nên tiêm liều thứ ba để tăng cường bảo vệ.

Trung Quốc đã cung cấp các mũi tiêm tăng cường cho người cao tuổi và những người có nguy cơ cao. Song, các nhà khoa học cho biết nồng độ kháng thể vẫn giảm trở lại sáu tháng sau liều thứ ba. Và hiện tại vẫn chưa rõ liệu Trung Quốc sẽ tiến hành chiến dịch tiêm nhắc lại lần… thứ 4 hoặc thứ 5 hay không!

“Với vắc xin, nhiều hơn không phải lúc nào cũng tốt hơn, đôi khi còn gây ra nhiều tác dụng phụ và phản ứng ngược”, Giáo sư St John tại NUS cảnh báo.

Trong khi đó, Wang Huaqing - chuyên gia tiêm chủng của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Trung Quốc - cũng thừa nhận, họ cần triển khai các loại vắc xin tốt hơn để tránh việc phải tiêm chủng lặp đi, lặp lại.

Thực ra, ngay cả khi không đạt được ngưỡng miễn dịch cộng đồng, một số nước từng áp dụng chiến lược không khoan nhượng như Trung Quốc cũng đã chọn hướng đi khác và đang mở cửa trở lại. Có thể kể ra đây những quốc gia tiêu biểu tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương như New Zealand, Úc hay Singapore.

Song với Trung Quốc, không có kế hoạch nào như vậy được đưa ra. Thay vào đó, các quan chức cấp cao như Phó Thủ tướng Sun Chunlan đã nhiều lần nhấn mạnh rằng chiến lược “ngăn chặn bùng phát” phải được tuân thủ nghiêm ngặt, các biện pháp phòng ngừa và kiểm soát sẽ không được nới lỏng.

Một số chuyên gia tin rằng việc kiểm soát triệt để các ổ dịch Covid-19 mới là một thách thức rất lớn, tạo ra sự mệt mỏi trong xã hội và gây thiệt hại về kinh tế, bởi căn bệnh này sẽ xuất hiện liên tục trong cộng đồng, mặc dù ở cấp độ thấp hơn trong thời gian rất dài nữa.

Dẫu vậy, giáo sư Leo Poon Lit-man tại Trường Y tế Cộng đồng Hồng Kông cũng cho biết, chính sách không khoan nhượng của Trung Quốc sẽ không được áp dụng “mãi mãi”, nhưng chiến lược này có thể giúp họ “câu giờ” trước khi tìm ra cách tốt hơn để chuyển sang giai đoạn tiếp theo của đại dịch.

Hoàng Hải

Bình Luận

Tin khác

Chủ tịch Tập Cận Bình và Tổng thống Vladimir Putin ký tuyên bố tăng cường mối quan hệ Trung-Nga

Chủ tịch Tập Cận Bình và Tổng thống Vladimir Putin ký tuyên bố tăng cường mối quan hệ Trung-Nga

(CLO) Sáng ngày 16/5, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã có cuộc hội đàm với Tổng thống Nga Vladimir Putin, người đang thăm cấp nhà nước Trung Quốc, tại Đại lễ đường Nhân dân ở Bắc Kinh.

Thế giới 24h
Thủ tướng Slovakia là ai và nguyên cớ gì khiến ông bị ám sát?

Thủ tướng Slovakia là ai và nguyên cớ gì khiến ông bị ám sát?

(CLO) Thủ tướng Slovakia Robert Fico bị ám sát hôm 15/5 nhưng đã qua cơn nguy kịch và đang dần ổn định trở lại. Ông là người chuyển chính sách đối ngoại của nước này theo hướng thân Nga và xa rời phương Tây.

Thế giới 24h
Thái Lan có thể phải dời thủ đô Bangkok vì biến đổi khí hậu?

Thái Lan có thể phải dời thủ đô Bangkok vì biến đổi khí hậu?

(CLO) Thái Lan có thể phải xem xét di dời thủ đô Bangkok vì biến đổi khí hậu và mực nước biển dâng cao, theo một quan chức cấp cao của văn phòng biến đổi khí hậu nước này cho biết hôm 15/5.

Thế giới 24h
Indonesia gieo hạt mây để ngăn chặn... mưa lũ!

Indonesia gieo hạt mây để ngăn chặn... mưa lũ!

(CLO) Indonesia hôm thứ Tư (15/5) đã thực hiện gieo việc hạt mây như một giải pháp để ứng phó với mưa lũ đang diễn ra nghiêm trọng ở đảo Sumatra. Tất nhiên, họ sẽ không gieo hạt mây ở vùng mưa lũ, mà ở các vùng lân cận, để ngăn mây và mưa đến khu vực này.

Thế giới 24h
Úc sẽ có chương trình 'thị thực vàng' mới để thu hút nhân tài đặc biệt

Úc sẽ có chương trình 'thị thực vàng' mới để thu hút nhân tài đặc biệt

(CLO) Chính phủ Úc sẽ giới thiệu một loại thị thực mới nhằm thu hút những nhập cư đặc biệt tài năng, thay thế cho chương trình thị thực kinh doanh (bao gồm "thị thực vàng") được cho là mang lại ít lợi ích kinh tế.

Thế giới 24h