Viễn cảnh trừng phạt vĩnh viễn năng lượng Nga ảnh hưởng thế nào đến EU?

Thứ năm, 30/06/2022 15:30 PM - 0 Trả lời

(CLO) Khi đem "các biện pháp trừng phạt vĩnh viễn" đối với năng lượng Nga và phụ thuộc năng lượng Nga của châu Âu lên bàn cân ắt hẳn sẽ không tương xứng, nhiều người cho rằng áp đặt trừng phạt sẽ chỉ “lợi bất cập hại” cho EU.

Trong năm nay, các nhà phân tích dự đoán rằng nỗ lực kiên cường nhất của Liên minh châu Âu (EU) trong việc thay thế khí đốt nhập khẩu của Nga có thể sẽ không đạt được thành tựu, mà sẽ chỉ gây thêm áp lực lên các nền kinh tế của khu vực.

Được biết, EU có kế hoạch thay thế 2/3 lượng khí đốt nhập khẩu của Nga vào cuối năm nay, khi cuộc chiến của Nga ở Ukraine tiếp tục nổ ra.

Một giàn khoan tại cơ sở xử lý khí đốt, do Gazprom điều hành. Ảnh: CNBC.

Một giàn khoan tại cơ sở xử lý khí đốt, do Gazprom điều hành. Ảnh: CNBC.

Trong khi đó, việc chuyển hướng, đa dạng hoá nguồn cung cấp khí đốt của toàn khối càng trở nên cấp thiết hơn sau khi tập đoàn năng lượng Gazprom (Nga) giảm nguồn cung sang châu Âu xuống đến 60%, với lý do trì hoãn việc sửa chữa đường ống Nord Stream 1 chạy đến Đức bên dưới Biển Baltic.

Đã có nhiều cuộc họp diễn ra, tuy nhiên, kế hoạch hiện tại của EU để thay thế khí đốt của Nga có vẻ không thành công.

Các nguồn thạo tin cho hay: “Ngoài thời gian thực hiện vận hành các thiết bị đầu cuối tiếp nhận LNG của Đức, Nga cũng là một nhà cung cấp LNG quan trọng, nhấn mạnh thách thức đối với châu Âu trong việc tìm nguồn cung cấp LNG phù hợp”.

“Tống tiền khí đốt”

Hôm thứ Năm tuần trước, một quan chức năng lượng của Ủy ban châu Âu chia sẻ với hãng tin CNBC rằng Gazprom và Nga đang sử dụng nguồn cung cấp năng lượng như một "công cụ tống tiền".

Người phát ngôn cho biết: “Trước đó Gazprom đã nhận cáo buộc đơn phương đình chỉ phân phối khí đốt cho nhiều Quốc gia Thành viên và các công ty, cũng như mức độ thấp hơn mức trung bình của các cơ sở lưu trữ khí đốt ở châu Âu trong năm qua”.

Đồng thời, người này nhấn mạnh rằng chính Nga đã tạo động lực cho EU đạt được các mục tiêu trong gói năng lượng REPowerEU (loại bỏ dần các nhiên liệu hóa thạch của Nga).

Trong năm nay, các lệnh trừng phạt đối với than và dầu của Nga sẽ được kích hoạt và với Kế hoạch REPowerEU, “chúng tôi sẽ đẩy nhanh việc triển khai năng lượng tái tạo tự cung tự cấp trong nước, giảm sử dụng năng lượng và chuyển sang các nhà cung cấp thay thế đáng tin cậy hơn Nga”, ông nói.

Trong một nỗ lực nhằm đa dạng hóa các loại nhiên liệu hóa thạch của Nga, Ủy ban châu Âu và các quốc gia thành viên đã ký Biên bản ghi nhớ với Ai Cập và Israel vào tuần trước cho các chuyến hàng LNG từ phía đông Địa Trung Hải.

"Chúng tôi đã nhất trí về một tuyên bố chung với Na Uy để thúc đẩy hợp tác nhằm tạo mối quan hệ đối tác năng lượng lâu dài, sâu sắc hơn, hơn thế chúng tôi sẽ hướng tới việc đảm bảo nguồn cung cấp khí đốt bổ sung trong ngắn hạn và dài hạn, giải quyết vấn đề giá năng lượng cao, một phát ngôn viên của Ủy ban nói với CNBC.

Bên cạnh đó, khối này cũng tăng cường thoải thuận với các nhà cung cấp năng lượng thay thế khác, chẳng hạn như Mỹ, Qatar và Azerbaijan,…

Tuy nhiên, nhiều người dự đoán rằng có thể tồn đọng nhiều vấn đề về chi phí khi châu Âu tìm kiếm nguồn cung cấp khí đốt ở những nơi khác.

Theo dự đoán, trung bình EU sẽ phải trả nhiều tiền hơn cho dầu và khí đốt (không phải của Nga) so với các nước khác. Ngược lại, các nước châu Á sẽ được hưởng lợi bằng cách được mua nhiều dầu hơn của Nga với giá chiết khấu hời.

Được biết, LNG được châu Âu nhập khẩu từ Mỹ sẽ đắt hơn giá mà người tiêu dùng Mỹ phải trả do chi phí vận chuyển và hóa lỏng/tái khí hóa.

 Trừng phạt vĩnh viễn năng lượng - Lợi bất cập hại

Với "các biện pháp trừng phạt vĩnh viễn" đối với Nga trong khi chiến tranh đang diễn ra, điều này có thể tàn phá nền kinh tế của châu Âu vào thời điểm mà nước này đang bị tổn thương và “mỏng manh” nhất.

Nếu như cấm vận toàn diện đối với hoạt động nhập khẩu khí đốt của Nga tiếp tục xảy ra, chắc chắn đây sẽ là một trở ngại tiềm tàng khác đối với nền kinh tế khu vực. Thực sự, điều này đã gây ra lo ngại trong số các nhà hoạch định chính sách châu Âu.

Hôm thứ Ba (28/6), Takahide Kiuchi, nhà kinh tế tại Viện nghiên cứu Nomura, nhấn mạnh trong một ghi chú nghiên cứu rằng "nếu tình hình tiếp tục phát triển trong tương lai ... thì rất có thể EU sẽ đi xa tới mức cấm nhập khẩu khí đốt tự nhiên của Nga."

Bên cạnh đó, cộng với việc G7 hiện đã quyết định cấm nhập khẩu dầu của Nga, nhiều khả năng Nga có thể mở rộng phạm vi cắt khí tự nhiên sang các quốc gia EU khác như một biện pháp “trả đũa”, ông Kiuchi nói.

Bằng cách đưa khí đốt tự nhiên vào phạm vi các lệnh trừng phạt của EU, nền kinh tế khu vực đồng euro có thể ghi nhận sự suy giảm mạnh, với tốc độ tăng trưởng của Đức chuyển sang âm.

Nói rộng hơn, Quỹ Tiền tệ Quốc tế đã chỉ ra rằng việc leo thang lên các lệnh trừng phạt hiện có đối với Nga từ các quốc gia công nghiệp phát triển lớn - đặc biệt nếu kéo theo những hạn chế nghiêm trọng đối với xuất khẩu năng lượng của Nga - có thể dẫn đến việc tăng giá năng lượng vùn vụt, làm xấu đi tâm lý doanh nghiệp, hộ gia đình và gián đoạn thị trường tài chính.

IMF dự đoán rằng một chuỗi các sự kiện như vậy có thể làm giảm dự báo tăng trưởng toàn cầu của EU lên tới 2%.

Lê Na (Theo CNBC)

Bình Luận

Tin khác

CEO Vinamilk: Ưu tiên tiếp tục tăng thị phần, đảm bảo hiệu quả kinh doanh và cổ tức cho cổ đông​

CEO Vinamilk: Ưu tiên tiếp tục tăng thị phần, đảm bảo hiệu quả kinh doanh và cổ tức cho cổ đông​

(CLO) Ngày 25/4/2024, Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk) đã tổ chức Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) năm 2024. Theo đó, dựa trên kỳ vọng tình hình vĩ mô cải thiện trong năm 2024, công ty đặt mục tiêu tăng trưởng 4,4% về doanh thu và 5% về lợi nhuận trước thuế. Bên cạnh đó, chiến lược đổi mới về thương hiệu, sản phẩm và phát triển bền vững của Vinamilk cũng được cổ đông quan tâm.

Thị trường - Doanh nghiệp
Techcombank huy động thành công khoản vay hợp vốn thứ tư trị giá 200 triệu USD

Techcombank huy động thành công khoản vay hợp vốn thứ tư trị giá 200 triệu USD

(CLO) Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kỹ thương Việt Nam (Techcombank) huy động thành công khoản vay hợp vốn trị giá 200 triệu USD. Đây là giao dịch hợp vốn thứ 4 của Techcombank, thu hút 15 ngân hàng tham gia với tỉ lệ đăng ký cho vay dư ở mức cao.

Thị trường - Doanh nghiệp
Các nhà sản xuất năng lượng mặt trời Mỹ kêu gọi Nhà Trắng áp thuế đối hàng nhập khẩu từ châu Á

Các nhà sản xuất năng lượng mặt trời Mỹ kêu gọi Nhà Trắng áp thuế đối hàng nhập khẩu từ châu Á

(CLO) Một nhóm các nhà sản xuất tấm pin mặt trời lớn của Mỹ đã kiến nghị lên Tổng thống Joe Biden kêu gọi áp thuế nhập khẩu đối với tấm pin nhập khẩu từ Campuchia, Malaysia, Thái Lan và Việt Nam. Lý do: giá thấp đang ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động kinh doanh của họ.

Thị trường - Doanh nghiệp
Trung Quốc đang dẫn đầu thế giới vì bán ôtô điện giá rẻ?

Trung Quốc đang dẫn đầu thế giới vì bán ôtô điện giá rẻ?

(CLO) Trong khi các nhà sản xuất ô tô của Mỹ và châu Âu đang vật lộn với nhu cầu xe điện yếu, Trung Quốc đang tung ra ngày càng nhiều xe điện cỡ nhỏ và giá rẻ nhằm chiếm lĩnh thị trường ôtô trong nước và các thị trường khác ở châu Á.

Thị trường - Doanh nghiệp
Cơ hội cho hàng hóa Việt Nam xuất khẩu sang Singapore

Cơ hội cho hàng hóa Việt Nam xuất khẩu sang Singapore

(CLO) Để có thể giữ vững và nâng cao thứ hạng, tăng thị phần và tăng giá trị xuất khẩu thủy sản sang Singapore, Việt Nam cần tiếp tục nâng cao hơn nữa chất lượng các mặt hàng thủy sản. 

Thị trường - Doanh nghiệp