Viết cho long-form cực kỳ thú vị

Thứ tư, 18/01/2017 11:03 AM - 0 Trả lời

Long- form là tuyến sản phẩm mới của VietnamPlus. Những tuyến bài ấn tượng vừa thật duy mỹ, thật thẳng, thật gai góc nhưng cũng ở các góc nhìn thiện ý, hướng đến giá trị nhân văn... Chú tâm và viết nhiều, Cẩm Thơ là một cây bút nhiều cảm xúc, nhiều năng lượng cho các tác phẩm báo chí được chuẩn bị kỹ càng, có chiều sâu và thực sự đa chiều.

(NB&CL) Long- form là tuyến sản phẩm mới của báo điện tử VietnamPlus. Những tuyến bài ấn tượng vừa thật duy mỹ, thật thẳng, thật gai góc nhưng cũng ở các góc nhìn thiện ý, hướng đến giá trị nhân văn... Chú tâm và viết nhiều, Cẩm Thơ là một cây bút nhiều cảm xúc, nhiều năng lượng cho các tác phẩm báo chí được chuẩn bị kỹ càng, có chiều sâu và thực sự đa chiều.

Long – form thực sự là thử thách

+ Bạn nói mệt nhoài khi viết dạng bài này... nhưng xong, thì sao?

- Xong thì rất… sướng (cười). Vì chất lượng sản phẩm khi được xuất bản thật chẳng bõ công lao động mệt nhoài. Từ đề tài, thi triển và kỹ thuật trình bày, sản phẩm này sau khi được xuất bản thực sự là “tác phẩm nghệ thuật báo chí”.

+ Điểm nhấn nào khiến Thơ và các đồng nghiệp hào hứng đến thế?

- Với những ai đã theo dõi và đọc tuyến bài long – form đều biết rằng kiểu bài này hội tụ cả hai yếu tố nội dung và hình thức. Đề tài của long – form phải đặc sắc và mang tính thời sự. Nội dung và cách thi triển của kiểu bài này, đòi hỏi người viết phải có quá trình theo dõi, kiến thức chắc chắn về chuyên môn, bài viết chứa nhiều thông tin và góc nhìn cá nhân của tác giả cùng văn phong uyển chuyển, hấp dẫn, thậm chí “gu” riêng. Ngoài ra, kiểu bài này cũng yêu cầu tác giả phải linh hoạt và lao động miệt mài. Nội dung lên đến 2000- 3000 chữ, bài long – form còn yêu cầu ảnh đẹp, sắc nét và video, biểu đồ…

[caption id="attachment_145941" align="aligncenter" width="448"]Thơ (2) Nhà báo Cẩm Thơ. Arnh P.V[/caption]

Với những đặc thù đó, bài long – form thực sự là thử thách với bất cứ ai viết về nó. Cái gì khó thì luôn hấp dẫn và khiến con người muốn chinh phục. Chinh phục được rồi, hẳn nhiên là rất hài lòng.

Bài long – form cho phép tác giả đo được hiệu ứng và sự tương tác của bạn đọc. Với đặc thù cả về nội dung và hình thức, bài long – form mang đến trải nghiệm “đọc báo kiểu mới” trên online cho bạn đọc. Giống như món à la carte sang trọng, long – form vừa cung cấp nội dung đặc sắc, ảnh đẹp và còn cả video, biểu đồ sống động. Nếu một tác phầm báo chí thông thường trên online, bạn đọc mất 1-2 phút thì kiểu bài long – form giúp níu giữ bạn đọc 5- 10 phút để tiếp nhận trọn vẹn.

+ Long-form đi ngược xu thế bài ngắn hiện nay. Nhưng tôi vẫn nghĩ, dài không có nghĩa là không hiện đại, chỉ sợ dài theo kiểu cố kéo cho dài. Cho nên, phải có tiêu chí cho dài chứ nhỉ?

- Chính xác, thậm chí còn có câu nói “nói dài, nói dai, thành nói dại” (cười). Chưa kể, nếu chỉ là dài thì sẽ còn là một bất lợi với thời đại thông tin đa phương tiện hiện nay, bạn đọc ngày càng không có thời gian để đọc quá dài. Chính vì thế, tiêu chí của bài long – form “dài nhưng phải đủ thông tin,” “dài nhưng phải hay,” “dài những phải hấp dẫn” để bạn đọc không chán và bỏ giữa chừng. Muốn như vậy, tiêu chí về đề tài của bài long – form rất khu biệt. Và không phải nội dung nào cũng đủ điều kiện viết bài long – form. Nói cách khác, đề tài bài long – form còn phải đặc biệt. Tính đặc biệt của đề tài có thể là tính thời sự, có thể là bởi góc nhìn riêng, tính phát hiện, hoặc là độc quyền. Bên cạnh đó, như tôi đã nói ở trên, ngoài nội dung đậm đặc về thông tin thì kiểu bài long – form rất hấp dẫn mà mãn nhãn về hình thức trình bày, ảnh, video, biểu đồ.

Long – form là sản phẩm báo chí chất lượng cao

+ Long – form khác biệt, long- form được đánh giá là những tác phẩm báo chí chất lượng cao. Nhưng như vậy, cũng có nghĩa là nhà báo phải tác nghiệp khác hẳn, phải mất công đọc, thời gian, kinh nghiệm, văn hóa, kiến thức sâu về nó... Với riêng chị thì sao?

- Nếu gọi các định dạng trên các tờ báo online hiện nay là “bài thường” thì long – form là sản phẩm báo chí chất lượng cao. Đó là định dạng báo chí mới, theo công nghệ đa phương tiện. Để thực hiện được bài long – form, tác giả phải lao động và vận động thật sự. Chúng tôi vẫn nói vui với nhau khi thực hiện bài long – form là người viết thực sự là chiến sỹ trên mặt trận thông tin, không chỉ cầm bút còn cầm máy ảnh và máy quay (cười).

[caption id="attachment_145943" align="aligncenter" width="640"]Thơ (3) Nhà báo Cẩm Thơ trong một lần tác nghiệp. Arnh P.V[/caption]

+ Không những vậy, tôi chắc rằng, long-form còn là tác phẩm của một team hoàn hảo?

- Tùy từng đề tài mà những người thực hiện phải linh hoạt để mục đích cuối cùng là cho ra được sản phẩm báo chí chất lượng cao hiệu quả nhất. Tuyến bài long – form trên VietnamPlus rất đa dạng, với những yêu cầu gắt gao về cả nội dung và hình thức (ảnh, video, biểu đồ…) bài long- form thực sự đặc thù cho việc làm việc nhóm. Đa số bài long- form là công trình báo chí của một tập thể. Thông thường, tùy thế mạnh của từng người mà được phân bố đảm trách các công đoạn khác nhau. Ví dụ, phóng viên sẽ tìm hiểu và phát triển đề tài, viết còn phóng viên ảnh sẽ đảm trách phần ảnh và video, nhân viên kỹ thuật thực hiện biểu đồ… Để sau khi xuất bản, bài long – form là tác phẩm báo chí đa phương tiện chất lượng cao. Thậm chí, TBT còn trở thành nhân viên kỹ thuật bất đắc dĩ cho định dạng long- form của báo. Hiện nay tất cả những bài long – form của chúng tôi sau khi hoàn thiện về nội dung, ảnh, video, biểu đồ… thì được Tổng biên tập xuất bản lên trang thành tác phẩm báo chí hoàn thiện đến với bạn đọc. Tuy nhiên, theo tiêu chí của tòa soạn, dần dần chính tác giả (người viết) sẽ linh hoạt và vận động để có thể thực hiện độc lập cho một sản phẩm long –form để đáp ứng được những đòi hỏi của thời đại báo chí công nghệ cao.

+ Hiệu ứng từ độc giả có tốt như VietnamPlus mong muốn?

- Hiệu ứng chúng tôi nhận được rất tích cực. Bạn đọc và cả nghệ sỹ rất hào hứng với kiểu bài long – form. Vì với những tiêu chí của tác phẩm báo chí chất lượng cao, bài long – form sau khi được xuất bản có hiệu ứng nổi trội, tương tác cao và lan tỏa rất tốt. Có điều, như chị nói có một phần đúng, chúng tôi không nặng quá về việc thực hiện bài viết xong, rồi lại có tâm lý chờ sự nhận xét hay phải hồi của độc giả. Có đón nhận nhưng biết nói thế nào nhỉ, tôi muốn dành sự tập trung cho những tuyến bài sau đó hơn.

Người viết báo có thể có cảm tình chứ không được cảm tính

+ Khi đã “lún” sâu vào câu chuyện, người viết rất dễ bị ám ảnh với nhiều câu chuyện đằng sau nó. Có những cái thỏa đáng, cái đẹp, cái hay... làm cho người ta có năng lượng sống, nhưng cũng có những khoảng lặng, khoảng tối cần có nhiều bàn tay góp sức.  Chị có hay bị tác động khi tìm hiểu quá kỹ câu chuyện và có lúc nào muốn làm gì sau loạt bài này... câu chuyện khai thác đến tận cùng theo nhiều góc khác nữa không?

- Kiểu bài long – form trên VietnamPlus rất phong phú về đề tài, tất cả các lĩnh vực thì đều có thể viết theo định dạng này, miễn đáp ứng đủ tiêu chí. Tôi theo dõi mảng văn hóa, đặc biệt là âm nhạc. Cá nhân tôi thấy rằng, kiểu bài này rất phù hợp và hiệu quả với đề tài liên quan đến văn hóa. Tôi cũng hay thích “nhúng” tay vào các câu chuyện vẫn còn dang dở... nhưng có lẽ vẫn chỉ là mong làm được nhiều cái hơn nữa trong khi chưa đủ sức lực và thời gian...

+ Tính cách bản năng thì sẽ hay khai thác bản năng. Cẩm Thơ có vẻ bản năng trong cách sống, trong làm việc và trong cảm xúc, liệu có thích làm những cái mình thích nhất,viết theo gu của mình hay chị muốn khai thác nhân vật ở góc toàn diện nhất?

-Tôi nghĩ là, bản năng hay chính là sự nhạy cảm là một trong những tiêu chí cần cho người cầm bút. Nhưng không phải là điều kiện đủ. Báo chí khác văn chương, thơ ca ở chỗ đó. Tức là người viết báo có thể có cảm tình chứ không được cảm tính. Tính thông tin và sự thật là hai tiêu chí lớn nhất của báo chí, người viết báo không thể vì cảm tính mà tô hồng, hoặc bôi đen sự vật và hiện tượng, càng không thể “hư cấu” theo ý thích hay chủ quan của mình. Chẳng phải ngẫu nhiên từng có câu nói, nhà báo là người thư ký của thời cuộc, đó vừa là quyền hạn nhưng cũng là giới hạn của người viết báo.

Riêng về lĩnh vực văn hóa, tôi nghĩ rằng người viết về văn hóa, phải là một nhà văn hóa. Ngoài sự hiểu biết về chuyên môn, giọng văn, và gu riêng, tôi tâm niệm viết báo chính là viết về sự thật, với góc nhìn thiện ý, hướng đến giá trị nhân văn, nhân bản. Mượn một ý của nhà văn Nguyễn Huy Thiệp về sự tử tế trong đời sống, “muốn sống tử tế dễ lắm, chỉ cần nhìn vào mắt trẻ con...” Cũng như vậy, người viết báo tử tế, hãy nhìn vào chính con chữ mình viết ra.

Hằng Nga (Thực hiện)

Tin khác

Tạp chí Du lịch thành phố Hồ Chí Minh hợp tác với nhiều địa phương quảng bá văn hóa, du lịch

Tạp chí Du lịch thành phố Hồ Chí Minh hợp tác với nhiều địa phương quảng bá văn hóa, du lịch

(CLO) Đến ngày 18/5, Tạp chí Du lịch thành phố Hồ Chí Minh đã hoàn thành ký kết hợp tác chiến lược phát triển toàn diện về văn hóa - du lịch với 16 tỉnh, thành trọng điểm du lịch.

Nghề báo
Báo Tuổi Trẻ tổ chức tọa đàm 'Nhà ở xã hội: Thêm giải pháp cho thuê'

Báo Tuổi Trẻ tổ chức tọa đàm "Nhà ở xã hội: Thêm giải pháp cho thuê"

(CLO) Chiều 18/5, Báo Tuổi Trẻ tổ chức tọa đàm "Nhà ở xã hội: Thêm giải pháp cho thuê" nhằm thúc đẩy chính sách phát triển nhà ở xã hội, giúp tăng nguồn cung, đa dạng giải pháp lưu trú cho người lao động.

Nghề báo
Thêm 100.000 bản phụ san tranh panorama 'Chiến dịch Điện Biên Phủ' được Báo Nhân Dân in tặng bạn đọc

Thêm 100.000 bản phụ san tranh panorama "Chiến dịch Điện Biên Phủ" được Báo Nhân Dân in tặng bạn đọc

(CLO) Đáp ứng mong đợi của bạn đọc cả nước, Báo Nhân Dân đã quyết định in thêm 100.000 bản tranh panorama “Chiến dịch Điện Biên Phủ” từ nguồn xã hội hóa. Từ ngày 20/5, bạn đọc có thể nhận phụ san đặc biệt tại cơ quan thường trú Báo Nhân Dân ở các tỉnh, thành phố.

Nghề báo
Xuất bản cuốn sách 'Văn hóa phải soi đường cho quốc dân đi'

Xuất bản cuốn sách "Văn hóa phải soi đường cho quốc dân đi"

(CLO) Nhân kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2024), Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật xuất bản cuốn sách "Văn hóa phải soi đường cho quốc dân đi" nhằm tri ân, ghi nhớ những đóng góp vĩ đại của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với cách mạng Việt Nam; đồng thời khẳng định, vai trò của tư tưởng văn hoá Hồ Chí Minh vẫn còn nguyên giá trị to lớn, định hướng cho công cuộc xây dựng nền văn hoá Việt Nam hiện nay.

Nghề báo
Thu hồi giấy phép hoạt động của Tạp chí Pháp luật và Kinh tế Châu Âu

Thu hồi giấy phép hoạt động của Tạp chí Pháp luật và Kinh tế Châu Âu

(CLO) Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) vừa ban hành quyết định về việc thu hồi Giấy phép hoạt động Tạp chí Pháp luật và Kinh tế Châu Âu thuộc Viện Pháp luật kinh doanh và Đầu tư Châu Âu.

Nghề báo