Việt Nam cần thêm 840.000 tỷ đồng để “bơm” vào nền kinh tế

Chủ nhật, 05/12/2021 12:32 PM - 0 Trả lời

(CLO) TS Cấn Văn Lực, chuyên gia kinh tế đề xuất gói hỗ trợ lớn, chiếm 10,38% GDP, tương đương 840.000 tỷ đồng.

Trong 2 năm đối mặt với đại dịch COVID-19, Quốc hội, Chính phủ đã có nhiều giải pháp hỗ trợ nền kinh tế tăng trưởng hồi phục và giải quyết các vấn đề an sinh xã hội. 

Thế nhưng, nếu cộng gộp các gói hỗ trợ đã có hiệu lực, thì tổng số tiền chỉ chiếm 2% - 3% GDP của Việt Nam. Theo đánh giá của nhiều chuyên gia, mức hỗ trợ như vậy là thấp và không đủ để “giải cứu” nền kinh tế.

viet nam can them 840000 ty dong de bom vao nen kinh te hinh 1

Toàn cảnh Diễn đàn Kinh tế Việt Nam 2021.

Trước thực tế đó, trong Diễn đàn Kinh tế Việt Nam 2021 sáng nay (5/12), PGS.TS Bùi Quang Tuấn kiến nghị gói hỗ trợ 666.000 tỷ đồng, tương đương 8% GDP Việt Nam. Gói hỗ trợ này tập trung vào 4 vấn đề chính, bao gồm củng cố nền y tế, củng hỗ an sinh xã hội, hỗ trợ doanh nghiệp và giải quyết đầu tư công.

Chưa dừng lại tại đó, TS Cấn Văn Lực, chuyên gia kinh tế còn đề xuất gói hỗ lớn cao hơn nữa, chiếm 10,38% GDP, tương đương 840.000 tỷ đồng, khoảng 35 tỷ USD.

Trong số này, chính sách tài khóa chiếm lớn nhất trong cơ cấu với 8,34%, tương đương 678.395 tỷ đồng; chính sách tiền tệ 65.000 tỷ đồng (chiếm 0,8%), chính sách an sinh xã hội là 12.800 tỷ đồng (chiếm 0,16%), chính sách khác là 37.650 tỷ đồng (0,46%); đầu tư SCIC vào doanh nghiệp là 50.000 tỷ đồng (chiếm 0,6%).

Về giá trị thực tế sẽ chi, ông Lực cho biết con số thực tế sẽ là 445.760 tỷ đồng (chiếm 5,48% GDP), theo tính toán của nhóm nghiên cứu.

Theo giải thích của TS. Cấn Văn Lực, giá trị công bố là giá trị danh nghĩa ví dụ như các khoản giãn hoãn thuế, phí, đầu tư vào doanh nghiệp của SCIC…. Cuối cùng, người dân, doanh nghiệp phải trả lại. Còn giá trị thực tế là khoản thực chi. Khoản thực chi trong tổng gói hỗ trợ 843.845 tỷ đồng là 445.760 tỷ đồng.

viet nam can them 840000 ty dong de bom vao nen kinh te hinh 2

TS Cấn Văn Lực, chuyên gia kinh tế còn đề xuất gói hỗ lớn cao hơn nữa, chiếm 10,38% GDP, tương đương 840.000 tỷ đồng, khoảng 35 tỷ USD.

Để thực hiện gói hỗ trợ này, nhóm nghiên cứu cũng đã có những tính toán cụ thể về nguồn lực huy động. Trong đó, khoản huy động lớn nhất sẽ là phát hành trái phiếu Chính phủ với 220.060 tỷ đồng.

Về điều kiện thực hiện, ông Lực cho biết cần đáp ứng quan điểm, mục tiêu và tiêu chí hỗ trợ đã nêu, triển khai nhanh chóng và có tính đến năng lực thực hiện tại các đơn vị, địa phương.

Đồng thời phải hết sức quan tâm tháo gỡ các rào cản thể chế để tăng khả năng hấp thụ, mới đảm bảo các chính sách phát huy hiệu quả, tính toán tác động và có giải pháp kiểm soát rủi ro các cân đối lớn (nợ công, thâm hụt ngân sách, nghĩa vụ trả nợ…).

Nhóm chuyên gia cũng lưu ý đến việc kiểm tra, giám sát chống lãng phí, lợi ích nhóm… trong việc thực hiện các gói hỗ trợ.

Nhóm nghiên cứu đã đề xuất một số kiến nghị chính sách. Cụ thể như cần phối hợp nhịp nhàng chính sách (nhất là chính sách tài khóa và tiền tệ) đồng thời chấp nhận tăng nợ công, thâm hụt ngân sách, nghĩa vụ trả nợ và tín dụng trong tầm kiểm soát.

Thường trực Ủy ban Kinh tế của Quốc hội cùng nhóm chuyên gia cũng đề nghị tăng bảo lãnh phát hành trái phiếu của Chính phủ cho NHCSXH; có giải pháp tăng vốn cho các NHTM; chú trọng cải tiến hiệu quả, kịp thời khâu thực thi.

Ngoài ra là phải gắn kết chương trình này thật chặt chẽ với chiến lược phòng, chống dịch; xây dựng lộ trình cụ thể để trung hòa các tác động của chính sách đã nêu trên; đẩy mạnh cơ cấu lại nền kinh tế; cải cách thể chế, cải thiện môi trường đầu tư - kinh doanh; kiên quyết tháo gỡ rào cản, vướng mắc nhanh nhất có thể; chú trọng triển khai đồng thời các nhiệm vụ, giải pháp đã được đề ra trong các kế hoạch, chương trình khác.

Thời gian thực hiện chương trình hỗ trợ theo đề xuất của nhóm nghiên cứu là 2 năm (2022-2023), chia thành 3 giai đoạn.

Giai đoạn 1 là chuẩn bị kích hoạt chương trình và mở cửa nền kinh tế, phục hồi rõ nét hơn (hết quý II/2022). Giai đoạn 2 là tạo lập nền tảng, phục hồi nhanh và tăng tốc (đến hết quý III/2023).

Kết thúc chương trình và bước sang quỹ đạo mới (từ quý IV/2023). Đối tượng tiếp cận chương trình là lao động và người sử dụng lao động.

Việt Vũ

Bình Luận

Tin khác

Nhóm hàng nào tăng giá mạnh nhất từ đầu năm 2024?

Nhóm hàng nào tăng giá mạnh nhất từ đầu năm 2024?

(CLO) Giá lương thực, xăng dầu và giá dịch vụ y tế đã khiến CPI 4 tháng đầu năm 2024 tăng 3,93% so với cùng kỳ năm trước; lạm phát cơ bản tăng 2,81%.

Kinh tế vĩ mô
Số lượng doanh nghiệp phá sản vẫn 'áp đảo', mỗi tháng có 21.600 công ty rút lui

Số lượng doanh nghiệp phá sản vẫn "áp đảo", mỗi tháng có 21.600 công ty rút lui

(CLO) Số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường là 86.400 doanh nghiệp, tăng 12,2% so với cùng kỳ năm trước. Bình quân một tháng có 21.600 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường.

Kinh tế vĩ mô
Thái Bình tổ chức nhiều hoạt động xúc tiến đầu tư, thương mại tại Hà Lan

Thái Bình tổ chức nhiều hoạt động xúc tiến đầu tư, thương mại tại Hà Lan

(CLO) Tiếp tục chương trình xúc tiến đầu tư, thương mại tại một số nước châu Âu, trong chương trình công tác tại Hà Lan, đoàn công tác của tỉnh Thái Bình do Bí thư Tỉnh ủy Ngô Đông Hải làm trưởng đoàn có buổi làm việc với một số doanh nghiệp của Vương quốc Hà Lan.

Kinh tế vĩ mô
Việt Nam có cơ hội “nghìn năm có một” tham gia vào chuỗi giá trị công nghiệp bán dẫn

Việt Nam có cơ hội “nghìn năm có một” tham gia vào chuỗi giá trị công nghiệp bán dẫn

(CLO) Ông Nguyễn Chí Dũng, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết: Việt Nam đang có cơ hội “nghìn năm có một” để tham gia vào chuỗi giá trị ngành công nghiệp bán dẫn toàn cầu.

Kinh tế vĩ mô
VIPFA mở cơ quan đại diện phía Nam: 'Cầu nối” giữa doanh nghiệp với các cơ quan nhà nước

VIPFA mở cơ quan đại diện phía Nam: "Cầu nối” giữa doanh nghiệp với các cơ quan nhà nước

(CLO) Việc VIPFA khai trương cơ quan đại diện tại TP Hồ Chí Minh sẽ là cầu nối hiệu quả giữa cộng đồng doanh nghiệp hình thành hệ sinh thái kinh doanh kết nối cơ hội đầu tư và xúc tiến FDI vào Việt Nam.

Kinh tế vĩ mô