Việt Nam chuyển dần hướng nhập khẩu từ các thị trường khác sang EU

Thứ năm, 14/07/2022 11:08 AM - 0 Trả lời

(CLO) Theo Phó chủ tịch VCCI Võ Tân Thành, Việt Nam và EU đang triển khai hiệp định EVFTA một cách toàn diện, theo hướng cân bằng lợi ích giữa 2 bên. Doanh nghiệp và người tiêu dùng Việt Nam sẽ hưởng lợi từ việc chuyển sang nhập khẩu nhiều mặt hàng từ EU với chất lượng cao hơn và mức giá cạnh tranh hơn.

Phó chủ tịch Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) Võ Tân Thành cho biết, đối với Việt Nam, EU luôn là một trong những đối tác quan trọng nhất. Việt Nam luôn biết ơn EU và các nước thành viên đã kịp thời hỗ trợ vắc xin, trang thiết bị và vật tư y tế để Việt Nam kiểm soát dịch COVID-19 và tự tin mở cửa trở lại, phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội.

viet nam chuyen dan huong nhap khau tu cac thi truong khac sang eu hinh 1

Doanh nghiệp và người tiêu dùng Việt Nam sẽ hưởng lợi từ việc chuyển sang nhập khẩu nhiều mặt hàng từ EU.

“Trong thời gian qua, Việt Nam và EU luôn tăng cường quan hệ hợp tác trên cơ sở các trụ cột: chính trị - ngoại giao, hợp tác phát triển, an ninh - quốc phòng và thương mại - đầu tư. Đặc biệt, EU đang là nhà tài trợ không hoàn lại lớn nhất, thị trường xuất khẩu lớn thứ 3, thị trường nhập khẩu lớn thứ 5 và nhà đầu tư lớn thứ 6 của Việt Nam”, Phó chủ tịch VCCI Võ Tân Thành thông tin.

Về quan hệ thương mại, dù chịu ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, song nhờ triển khai hiệu quả Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA), kim ngạch thương mại hai chiều Việt Nam - EU năm 2021 đạt trên 63,3 tỉ USD, tăng 15% so với năm 2020.

Trong đó, giá trị xuất khẩu của Việt Nam sang EU đạt trên 45,8 tỉ USD, tăng 14% so với năm 2020 và giá trị nhập khẩu của Việt Nam từ thị trường này đạt gần 17,9 tỉ USD, tăng 16,5% so với năm 2020.

Riêng trong 4 tháng đầu năm 2022, kim ngạch thương mại hai chiều Việt Nam - EU đạt trên 21 tỉ USD. Trong đó, giá trị xuất khẩu của Việt Nam sang EU đạt gần 16 tỉ USD.

Theo Phó chủ tịch VCCI Võ Tân Thành, các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam sang EU bao gồm: điện thoại các loại và linh kiện, máy vi tính, sản phẩm điện tử, giầy dép các loại, máy móc thiết bị phụ tùng, hàng dệt may, nông, lâm, thủy sản…

Ngược lại, các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của EU sang Việt Nam bao gồm: máy móc thiết bị phụ tùng, dược phẩm, sản phẩm hóa chất, thức ăn gia súc, nguyên phụ liệu dệt may…

Riêng về trao đổi thương mại các mặt hàng nông, lâm, thủy sản, EU tiếp tục là đối tác lớn thứ 3 của Việt Nam. Trong bối cảnh dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, thương mại nông, lâm, thủy sản song phương năm 2021 giữa Việt Nam và EU vẫn đạt trên 5,2 tỉ USD, tăng trên 14% so với năm 2020.

Ông Võ Tân Thành cho biết, tốc độ tăng trưởng nhập khẩu của Việt Nam từ thị trường châu Âu nhanh hơn tốc độ xuất khẩu sang thị trường này cho thấy dấu hiệu của sự thay đổi trong mô thức thương mại giữa Việt Nam và EU theo hướng giảm dần thặng dư thương mại. Việc tăng cường nhập khẩu từ EU, với giả định nhu cầu trong nước chưa thay đổi nhiều trong ngắn hạn, cho thấy Việt Nam chuyển dần hướng nhập khẩu từ các thị trường khác sang EU.

Đồng thời, ông cũng cho rằng, doanh nghiệp và người tiêu dùng Việt Nam sẽ hưởng lợi từ việc chuyển sang nhập khẩu nhiều mặt hàng từ EU với chất lượng cao hơn và mức giá cạnh tranh hơn. Bởi theo ông, EU có thế mạnh vượt trội về các mặt hàng nông, lâm, thủy sản ôn đới chất lượng cao, dược phẩm, máy móc, thiết bị và đặc biệt là công nghệ - những lĩnh vực Việt Nam cần cho phát triển.

Trong thời gian tới, Chính phủ và doanh nghiệp hai bên cần hợp tác chặt chẽ hơn nữa để tận dụng những tiềm năng sẵn có, đặc biệt là các lợi thế từ hiệp định EVFTA, cũng như tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong nhiểu lĩnh vực hợp tác như: xây dựng nền kinh tế xanh, bền vững, phù hợp với cam kết của Việt Nam tại COP26… nhất là một số vấn đề trong hợp tác nông nghiệp như: xây dựng chuỗi giá trị nông nghiệp các-bon thấp, việc EU sớm gỡ bỏ thẻ vàng IUU đồng thời hỗ trợ Việt Nam tăng cường năng lực quản lý nghề cá, góp phần bảo đảm sinh kế cho ngư dân cũng như nguồn cung ứng thủy sản cho thị trường EU…

Tuấn Nguyễn

Bình Luận

Tin khác

Giá vàng miếng tăng 'nóng', SJC khẳng định không hưởng lợi

Giá vàng miếng tăng 'nóng', SJC khẳng định không hưởng lợi

(CLO) Lãnh đạo SJC khẳng định doanh nghiệp này không hưởng lợi trong việc vàng miếng liên tục tăng giá thời gian qua. Đối với số vàng trúng thầu thành công, doanh nghiệp sẽ thực hiện bán ra thị trường ngay lập tức nhằm đáp ứng nguồn cung cho người dân.

Thị trường - Doanh nghiệp
TP HCM: 92 trường hợp đăng ký thuê vỉa hè quận 1 sau một tuần

TP HCM: 92 trường hợp đăng ký thuê vỉa hè quận 1 sau một tuần

(CLO) Tại buổi họp báo chiều 16/5, ông Nguyễn Thành Phát, Trưởng phòng Quản lý đô thị quận 1, TP HCM đã thông tin về việc thí điểm cho thuê vỉa hè tại 11 tuyến đường trên địa bàn quận.

Thị trường - Doanh nghiệp
Viettel tung loạt ưu đãi viễn thông nhân dịp kỷ niệm 35 năm thành lập

Viettel tung loạt ưu đãi viễn thông nhân dịp kỷ niệm 35 năm thành lập

(CLO) Tặng 35% tiền gói cước, khuyến mại 35% giá trị thẻ nạp, tặng 35.000 điểm Viettel++ cùng hàng ngàn món quà giá trị khi đổi điểm Viettel++ là những ưu đãi Viettel Telecom tung ra nhân dịp kỷ niệm 35 năm Ngày thành lập Tập đoàn Công nghiệp Viễn thông Quân đội (Viettel).

Thị trường - Doanh nghiệp
Bộ trưởng Năng lượng Qatar ca ngợi quan hệ hợp tác với Trung Quốc

Bộ trưởng Năng lượng Qatar ca ngợi quan hệ hợp tác với Trung Quốc

(CLO) Qatar đã hứa hẹn hợp tác với Trung Quốc trong phát triển năng lượng, từ các lĩnh vực thương mại khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) truyền thống đến năng lượng tái tạo và xây dựng một đội tàu chở dầu siêu tốc, Bộ trưởng Năng lượng nước này cho biết.

Thị trường - Doanh nghiệp
11 doanh nghiệp trúng thầu 12.300 lượng vàng SJC, giá vàng giảm mạnh

11 doanh nghiệp trúng thầu 12.300 lượng vàng SJC, giá vàng giảm mạnh

(CLO) Phiên đấu thầu vàng sáng nay có 11 đơn vị trúng thầu với tổng khối lượng 12.300 lượng vàng SJC, giá cao nhất là 88,92 triệu đồng/lượng. Trên thị trường, giá vàng SJC giảm mỗi chiều 400.000 đồng/lượng so với mở cửa phiên sáng nay.

Thị trường - Doanh nghiệp