Việt Nam có bao nhiêu tỷ phú đô la?

Thứ sáu, 03/04/2015 12:29 PM - 0 Trả lời

Việt Nam có bao nhiêu tỷ phú đô la?

Báo Công luận


Ảnh minh họa


Niềm vinh hạnh của Việt Nam

Ông Phạm Nhật Vượng, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Vingroup vừa lọt vào danh sách những người giàu nhất thế giới được Forbes công bố. Hiện ông cũng là nhà tỷ phú đầu tiên trong lịch sử Việt Nam mà theo ước tính của Forbes thì giá trị tài sản vào khoảng 1,5 tỷ USD, dựa vào 53% cổ phần (trực tiếp và gián tiếp) tại Vingroup.

Theo đó, ông Vượng xếp hạng 974 trong danh sách của Forbes năm 2013, đồng hạng với hơn 40 tỷ phú khác, với giá trị tài sản ròng theo Forbes là 1,5 tỷ USD. Ngoài ra, ông Vượng cũng nằm trong danh sách 210 tỷ phú mới nhất của năm 2013.

Theo TS Alan Phan – Chủ tịch quỹ Đầu tư Viasa, đây thực sự là niềm vinh hạnh cho doanh nhân Việt: Tôi không nắm rõ về con đường làm ăn của vị tỷ phú trẻ tuổi này nhưng tôi cũng thấy vui vì đất nước có người được ghi danh là tỷ phú thế giới.

TS Alan Phan dự đoán, một vài năm nữa Việt Nam sẽ xuất hiện thêm một vài tỷ phú đô la. Mặc dù ông không muốn nhắc tới tên một ai nhưng TS Alan Phan khẳng định “bảng vàng” tỷ phú đô la ghi danh thêm một số doanh nhân Việt.

Với 43 năm kinh nghiệm tại Mỹ và Trung Quốc, TS Alan Phan là doanh nhân Việt kiều đầu tiên đưa Hartcourt, công ty tư nhân của mình lên niêm yết sàn chứng khoán Mỹ (1987). Ông cũng là doanh nhân Việt đầu tiên đưa giao dịch chứng khoán và giáo dục từ xa qua mạng Internet tại Trung Quốc (1997).

Tạp chí Forbes định giá tài sản của các cá nhân dựa trên cổ phiếu của họ trong các công ty nhà nước và tư nhân, bất động sản, tiền mặt, các khoản đầu tư có giá trị và trừ đi số nợ của họ. Tuy nhiên, theo TS Alan Phan: Ở Việt Nam tài chính còn thiếu minh bạch. Người ta chỉ nhìn thấy cái bề nổi mà không ai biết tài chính ngầm (nợ) của doanh nhân.

Forbes tính toán dựa trên tài sản nổi tức là giá trị cổ phiếu, tỷ giá trên thị trường hiện tại, sở hữu công ty có tài sản bao nhiêu, cổ phần bao nhiêu nhưng họ không tính nợ nần. Trong khi đó, ở Mỹ việc tính toán tài chính khá minh bạch nợ nần được công bố rõ ràng và rất chuyên nghiệp. “Chúng ta chỉ biết người ta giàu vì nhiều cổ phiếu, cổ phần nhưng chẳng ai biết người ta đã vay bao nhiêu tiền để mua cổ phiếu, góp cổ phần”,

TS Alan Phan nói: “Tôi biết còn nhiều người giàu hơn ông Vượng rất nhiều. Chỉ tính tiền mặt của họ đã là một con số khổng lồ nhưng người ta ẩn danh. Sau việc ông Vượng lọt vào tốp tỷ phú thế giới sẽ có thêm nhiều người Việt nữa xếp vào vị trí này”.

Còn nhiều tỷ phú đô la tại Việt Nam

Trong bối cảnh nền kinh tế gặp nhiều khó khăn, thị trường chứng khoán đi xuống, việc ghi nhận thêm những tỷ phú đô-la mới quả thực rất khó khăn cho dù trước đây đã có nhiều gương mặt rất tiềm năng.

Ứng cử viên sáng giá nhất trong số các đại gia trong nước cho danh hiệu tỷ phú đô-la thứ hai của Việt Nam có lẽ không ai khác ngoài ông Đoàn Nguyên Đức, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai.

Ông bầu của đội bóng Hoàng Anh Gia Lai này đã hai năm liên tiếp 2008-2009 xếp ở vị trí thứ nhất trong danh sách những người giàu nhất Việt Nam, đứng trên ông Phạm Nhật Vượng. Tuy nhiên, giá cổ phiếu HAG rớt mạnh trong năm 2010, đặc biệt trong năm 2011 và đầu năm 2012 đã khiến ông rớt xuống vị trí thứ hai.

Vì thế, dù là người duy nhất đến nay bày tỏ khát vọng trở thành tỷ phú đô la của Việt Nam, nhưng con đường tới danh hiệu tỷ phú đô-la của ông đã chậm mất một nhịp.

Tính tới cuối năm 2012, bầu Đức vẫn đứng thứ hai trong bảng xếp hạng nhưng bị ông Phạm Nhật Vượng bỏ khá xa. Vào thời điểm đó, chỉ tính riêng số cổ phiếu của ông Vượng (chưa tính của vợ) đã có giá trị hơn 17.000 tỷ đồng, trong khi đó bầu Đức dù tài sản có tăng mạnh gần 30% trong năm 2012 nhưng cuối năm cũng chỉ còn hơn 5.600 tỷ đồng.

Nếu tính vào thời điểm giá cổ phiếu chưa giảm, tổng giá trị tài sản của ông Đoàn Nguyên Đức đã khoảng 11.000-12.000 tỷ đồng, tương đương khoảng 500-600 triệu USD.

Mặc dù giá cổ phiếu giảm mạnh nhưng giới đầu tư vẫn đánh giá khá cao về khả năng bứt phá của Hoàng Anh Gia Lai nói chung và bầu Đức nói riêng. Hoàng Anh Gia Lai hiện đang thoát dần khỏi tình trạng nguồn thu phụ thuộc chủ yếu vào các dự án bất động sản trong nước. Tập đoàn này đang chuyển dần mũi nhọn sang cao su với 51.000ha cây công nghiệp loại này tại Lào, Việt Nam, Campuchia.

Một số ứng viên rất sáng giá khác là ông Trần Đình Long (chủ tịch tập đoàn Hòa Phát, hiện có tài sản hơn 2.100 tỷ đồng); ông chủ tập đoàn Masan Nguyễn Đăng Quang (không trực tiếp nắm cổ phần MSN); ông Lê Phước Vũ, chủ tịch Hoa Sen Group; ông Hồ Hùng Anh (MSN)…

Trước đó, giới đầu tư khá kỳ vọng vào hai đại gia tên tuổi lừng danh Đặng Thành Tâm và Đặng Văn Thành. Tuy nhiên, hai ba năm gần đây, hai doanh nhân này đã duy trì các doanh nghiệp của mình hoạt động không thực sự tốt. Với nhiều khoản nợ trên vai, giá một loạt cổ phiếu của ông Tâm như KBC, SGT, ITA… đã tụt giảm.

Trong khi đó, ông Thành lại rút khỏi ngân hàng Sacombank và tài sản xé lẻ cho nhiều người con của mình. Bên cạnh đó, một số doanh nghiệp của ông Thành lại chưa lên sàn chứng khoán, do vậy không được tính khi xếp hạng.

Theo VnMedia

Tin khác

Vì sao càng chỉ đạo, Ngân hàng Nhà nước càng quản giá vàng lại càng tăng?

Vì sao càng chỉ đạo, Ngân hàng Nhà nước càng quản giá vàng lại càng tăng?

(CLO) GS.TS Hoàng Văn Cường - Ủy viên Ủy ban Tài chính – Ngân sách Quốc hội đặt câu hỏi: Phải chăng là đấu thầu lại đang là nhân tố để làm cho giá vàng trên thị trường tăng lên. Xóa bỏ độc quyền vàng miếng, trả vàng trang sức về cho thị trường.

Kinh tế vĩ mô
Ấn Độ đáp trả cảnh báo của Mỹ về thỏa thuận vận hành cảng của nước này với Iran

Ấn Độ đáp trả cảnh báo của Mỹ về thỏa thuận vận hành cảng của nước này với Iran

(CLO) Giữa những lời cảnh báo từ Mỹ, Ngoại trưởng Ấn Độ Subrahmanyam Jaishankar nhấn mạnh hôm 15/5, thỏa thuận lâu dài giữa New Delhi và Tehran về việc vận hành cảng chiến lược Chabahar là vì “lợi ích của mọi người”.

Thị trường - Doanh nghiệp
Doanh nghiệp bán lẻ thuộc Sơn Kim Group của gia đình doanh nhân Nguyễn Hoàng Tuấn kinh doanh 'bết bát', hàng năm lỗ cả trăm tỷ

Doanh nghiệp bán lẻ thuộc Sơn Kim Group của gia đình doanh nhân Nguyễn Hoàng Tuấn kinh doanh 'bết bát', hàng năm lỗ cả trăm tỷ

(CLO) Sơn Kim Retail có thể nói là đã xây dựng thành công một nền tảng về hệ sinh thái bán lẻ của Sơn Kim Group, với nhiều phân khúc khác nhau như: cửa hàng tiện lợi GS25, thời trang, nhà hàng và spa. Tuy nhiên, pháp nhân chính là Công ty Cổ phần Sơn Kim Retail lại có kết quả kinh doanh “bết bát”, liên tục báo lỗ trong nhiều năm.

Tài chính - Bảo hiểm
Mỹ đe dọa một ngân hàng EU vẫn hoạt động ở Nga

Mỹ đe dọa một ngân hàng EU vẫn hoạt động ở Nga

(CLO) Reuters đưa tin hôm thứ Tư (15/5), kho bạc Mỹ đã đe dọa hạn chế quyền truy cập của Ngân hàng Quốc tế Raiffeisen (RBI) vào hệ thống tài chính nước này vì tổ chức được cho là vẫn tiếp tục hoạt động ở Nga.

Thị trường - Doanh nghiệp
Ninh Bình xúc tiến đầu tư, thương mại tại Vương quốc Bỉ

Ninh Bình xúc tiến đầu tư, thương mại tại Vương quốc Bỉ

(CLO) Tiếp tục chương trình công tác tại một số quốc gia ở châu Âu, Đoàn công tác của HĐND tỉnh Ninh Bình do Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Mai Văn Tuất làm Trưởng đoàn đã có các buổi làm việc với các tổ chức tại Vương quốc Bỉ.

Kinh tế vĩ mô

Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có văn bản chấp thuận

Bản quyền thuộc về: Báo điện tử Nhà báo & Công luận