Việt Nam còn nhiều việc phải làm để đạt được GDP bình quân 7.500 USD/người/năm

Thứ tư, 16/11/2022 19:16 PM - 0 Trả lời

(CLO) Sau hơn 35 năm Đổi mới, kinh tế Việt Nam đã gặt hái được rất nhiều thành công. Bên cạnh các chủ trương đổi mới đúng đắn, kinh tế Việt Nam còn nhận được nhiều sự hỗ trợ từ các đối tác thương mại nước ngoài, như các chương trình cải cách kinh tế do Australia hỗ trợ.

Việt Nam chuyển mình sau 35 năm đổi mới

Sau hơn 35 năm Đổi mới, kinh tế Việt Nam đã gặt hái được rất nhiều thành công, như Kinh tế vĩ mô được duy trì ổn định; các cân đối lớn của nền kinh tế được bảo đảm; đặc biệt nhịp tăng trưởng GDP được duy trì ở mức cao, thu nhập bình quân đầu người được cải thiện đáng kể.

viet nam con nhieu viec phai lam de dat duoc gdp binh quan 7500 usd nguoi nam hinh 1

Hội nghị “Chương trình Australia hỗ trợ cải cách kinh tế Việt Nam”.

Kinh tế vĩ mô được duy trì ổn định; các cân đối lớn của nền kinh tế được bảo đảm; đặc biệt nhịp tăng trưởng GDP được duy trì ở mức cao, thu nhập bình quân đầu người được cải thiện đáng kể.

Trong Hội nghị “Chương trình Australia hỗ trợ cải cách kinh tế Việt Nam”, ông Trần Quốc Phương, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch - Đầu tư nhận định: Bên cạnh các chủ chương đổi mới đúng đắn, kinh tế Việt Nam còn nhận được nhiều sự hỗ trợ từ các đối tác thương mại nước ngoài.

Theo đó, Việt Nam đã nhận được sự hỗ trợ kịp thời và thiết thực của Bộ Ngoại giao và Thương mại Australia, thông qua 2 chương trình hỗ trợ cải cách kinh tế. 

“Các chương trình này đã đóng góp vào cải thiện môi trường kinh doanh, đổi mới mô hình tăng trưởng theo hướng nâng cao năng suất lao động, chất lượng và sức cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam”, ông Trần Quốc Phương nói.

Ông Andrew Goledzinowski, Đại sứ Australia tại Việt Nam phát biểu ‘Australia và Việt Nam đã hợp tác chặt chẽ về cải cách kinh tế ngay sau khi Việt Nam mở cửa nền kinh tế vào đầu những năm 1990, bao gồm trong các giai đoạn quan trọng như khi Việt Nam gia nhập WTO, bắt đầu tham gia các hiệp định thương mại tự do và gần đây nhất là trong quá trình ứng phó và phục hồi kinh tế sau đại dịch COVID-19. 

Theo Đại sứ Andrew Goledzinowski, các chương trình hỗ trợ của Australia được sử dụng làm cơ sở thực hiện những cải cách về nhằm cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường, phát triển khu vực tư nhân, tăng cường các thể chế cạnh tranh và bảo vệ người tiêu dùng, đẩy mạnh cơ cấu lại kinh tế nông thôn và nâng cao giá trị gia tăng trong nông nghiệp; từ đó góp phần nâng cao năng suất lao động và năng lực cạnh tranh của nền kinh tế.

“Điều này được củng cố bởi sự tin tưởng được duy trì giữa các chính phủ của chúng ta với các mục tiêu chung nhằm tăng cường mối quan hệ kinh tế, tăng dòng vốn đầu tư và củng cố sự thịnh vượng và ổn định của khu vực”, ông Andrew Goledzinowski nói.

Việt Nam còn nhiều việc phải làm trong quá trình cải cách kinh tế tới năm 2030

Theo TS Cấn Văn Lực, chuyên gia kinh tế, trong giai đoạn 2025 - 2030, Việt Nam đặt mục tiêu tăng trưởng GDP bình quân từ 6,5% - 7%/năm. Và tới năm 2030, Việt Nam sẽ trở thành nước đang phát triển có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao.

Bên cạnh đó, Việt Nam cũng đặt mục tiêu GDP bình quân đầu người tới năm 2030 khoảng 7.500 USD/người/năm. Tỷ trọng công nghiệp chế biến - chế tạo chiếm khoảng 30% GDP, tỷ lệ đô thị hóa trên 50%, nợ công dưới 60% GDP,....

viet nam con nhieu viec phai lam de dat duoc gdp binh quan 7500 usd nguoi nam hinh 2

TS Cấn Văn Lực, chuyên gia kinh tế.

Để đạt được những mục tiêu trên, TS Cấn Văn Lực cho rằng, Việt Nam cần ưu tiên 4 cải cách kinh thế, như tăng năng suất lao động, thúc đẩy tăng trưởng nhanh và bền vững và vượt qua bẫy thu nhập trung bình.

Bên cạnh đó, Việt Nam cần cải cách, nâng cao chất lượng thể chế, nâng cao tính độc lập, tự chủ, tự cường và sức chống chịu của nền kinh tế. Đồng thời tăng trưởng xanh, phát triển kinh tế tuần hoàn gắn với tăng năng lực thích ứng biến đổi khí hậu.

“Từ nay tới năm 2030 không còn dài, nhưng Việt Nam có nhiều việc phải làm để đạt được các mục tiêu đã đề ra. Do đó, tôi cho rằng, chúng ta cần xác định ưu tiên cải cách và cần lựa chọn các giải pháp phù hợp, chuẩn xác”, ông Lực cho biết.

Về các vấn đề cải cách để vượt qua bẫy thu nhập trung bình, GS Christopher Findlay, Đại học Quốc gia Australia cho biết: Việt Nam có thể học hỏi kinh nghiệm của Úc trong việc cải cách kinh tế.

Một trong những nội dung quan trọng chính là cần có sự phối hợp giữa các cơ quan quản lý.

GS Christopher Findlay phân tích: Chính sách áp dụng cho một lĩnh vực cụ thể, như thương mại, cạnh tranh, quyền riêng tư hay bảo mật do nhiều cơ quan cùng quản lý.

Do đó, sự phối hợp giữa các cơ quan ngày càng trở nên quan trọng, tạo điều kiện thuận lợi cho việc đánh giá các tác động của quy định pháp luật, bao gồm cả chi phí và lợi ích, cũng như sự đánh đổi liên quan tới các giải pháp cụ thể. Do đó, GS Christopher Findlay đề xuất thiết lập một quy trình chính thức có sự tham gia của các cơ quan có liên quan, đồng thời xác định vai trò của các cơ quan quản lý.

Định Trần

Bình Luận

Tin khác

Quy mô kinh tế Bắc Trung Bộ và duyên hải Trung Bộ đạt hơn 1.570 nghìn tỷ đồng

Quy mô kinh tế Bắc Trung Bộ và duyên hải Trung Bộ đạt hơn 1.570 nghìn tỷ đồng

(CLO) Vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải Trung Bộ tiếp tục ghi nhận tăng trưởng tích cực.

Kinh tế vĩ mô
Nam Định: Cấp giấy chứng nhận đầu tư Dự án nhà máy giấy bao bì công nghệ cao với tổng vốn đầu tư trên 100 triệu USD

Nam Định: Cấp giấy chứng nhận đầu tư Dự án nhà máy giấy bao bì công nghệ cao với tổng vốn đầu tư trên 100 triệu USD

(CLO) Ban Quản lý các Khu công nghiệp (KCN) tỉnh Nam Định vừa cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư Dự án nhà máy giấy bao bì công nghệ cao từ nguyên liệu giấy phế liệu tái chế và bột giấy tại KCN Bảo Minh mở rộng (huyện Vụ Bản).

Kinh tế vĩ mô
Nghịch lý: Doanh nghiệp “chết yểu” tăng liên tục, ngân hàng vẫn 'sống khỏe'

Nghịch lý: Doanh nghiệp “chết yểu” tăng liên tục, ngân hàng vẫn "sống khỏe"

(CLO) Theo báo cáo của VEPR, có một nghịch lý là trong khi cần để san sẻ khó khăn cho doanh nghiệp và người dân, thì các ngân hàng vẫn duy trì mức sinh lời cao từ hoạt động cho vay.

Kinh tế vĩ mô
Nam Định: Sản xuất công nghiệp tiếp tục đà tăng trưởng

Nam Định: Sản xuất công nghiệp tiếp tục đà tăng trưởng

(CLO) 4 tháng đầu năm 2024, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp tỉnh Nam Định tăng 13,27% so với cùng kỳ năm trước - mức tăng cao nhất từ 2019 đến nay; trong đó ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 13,57%.

Kinh tế vĩ mô
Vì sao càng chỉ đạo, Ngân hàng Nhà nước càng quản giá vàng lại càng tăng?

Vì sao càng chỉ đạo, Ngân hàng Nhà nước càng quản giá vàng lại càng tăng?

(CLO) GS.TS Hoàng Văn Cường - Ủy viên Ủy ban Tài chính – Ngân sách Quốc hội đặt câu hỏi: Phải chăng là đấu thầu lại đang là nhân tố để làm cho giá vàng trên thị trường tăng lên. Xóa bỏ độc quyền vàng miếng, trả vàng trang sức về cho thị trường.

Kinh tế vĩ mô