Việt Nam, địa điểm ưa thích cho đầu tư trực tiếp nước ngoài

Thứ năm, 13/08/2020 15:32 PM - 0 Trả lời

(CLO) Vào đầu tháng 2, khi sự lây lan của loại virus chết người từ Trung Quốc trở nên nguy cấp hơn, Việt Nam đã đóng cửa biên giới. Tuy nhiên, Việt Nam vẫn được xem là địa điểm ưu thích của đầu tư trực tiếp nước ngoài, tờ The Economist nhận định.

Việt Nam là điểm đến yêu thích của các nhà đầu tư cận biên. Ảnh: Satoshi Kambayashi

Việt Nam là điểm đến yêu thích của các nhà đầu tư cận biên. Ảnh: Satoshi Kambayashi

Những tài xế xe tải không còn có thể vận chuyển linh kiện và nguyên liệu từ Trung Quốc đến các nhà máy địa phương.

Đây quả là một vấn đề đối với Samsung, một gã khổng lồ phần cứng của Hàn Quốc khi mà hầu hết các loại điện thoại của nó đều được sản xuất ở Việt Nam

Samsung chỉ vừa mới cho ra mắt 2 loại điện thoại thông minh tại Mỹ. Tập đoàn này không muốn trì hoãn việc sản xuất.

Vì vậy họ bắt đầu di dời những phần quan trọng ra khỏi Trung Quốc bằng đường hàng không. Câu chuyện này cho thấy hai điều quan trọng.

Việt Nam đã nhanh chóng ngăn chặn sự lây lan của Covid-19, với chiến lược theo dõi và cách ly gắt gao, điều mà không nhiều quốc gia làm được.

Nền kinh tế phải gánh chịu nhưng bật lại mạnh mẽ hơn hầu hết các nước. Việt Nam là một trong một vài nước có chiều hướng tăng trưởng GDP trong năm nay.

Câu chuyện cũng nhấn mạnh hiện trạng của Việt Nam: một địa điểm ưa thích cho đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), theo nhận định của tạp chí kinh tế hàng đầu thế giới Economist.

Đây nổi tiếng là mảnh đất cho các doanh nghiệp trong ngành công nghiệp may mặc đóng đô. Gần đây, quốc gia này trở thành mắt xích quan trọng trong chuỗi cung ứng công nghệ.

Việt Nam không chỉ là “cục cưng” của các công ty đa quốc gia. Nơi đây cũng được yêu thích bởi các nhà đầu tư tại thị trường cận biên.

Những nhà đầu tư như vậy có rất ít câu chuyện kinh tế “từ khu ổ chuột thành triệu phú” để đầu tư vào. Việt Nam dường như là một trong những nơi đáng để tin cậy.

Việt Nam quả thật đang chứng minh mình như một món cược thắng đủ đường trong bối cảnh toàn cầu hóa.

Là một người thắng đậm từ sự phát triển của thương mại thế giới những thập niên gần đây, hiện nay Việt Nam là một người hưởng lợi từ sự sụp đổ địa chính trị do chính sự phát triển đó.

Không lâu trước đó, Việt Nam còn là một trong những quốc gia nghèo nhất thế giới. Năm 1986, Việt Nam đã tiến hành cuộc cải cách Đổi Mới cho phép các lực lượng thị trường đóng vai trò lớn hơn và cho phép quyền sở hữu tư nhân của các doanh nghiệp.

Nền kinh tế cũng mở cửa chào đón giao thương và vốn nước ngoài. Phí nhân công rẻ là lợi thế của Việt Nam nhưng đó không phải là lợi thế riêng có. Vì vậy, Việt Nam cũng đưa ra đề nghị giảm thuế hào phóng cho các công ty nước ngoài đã đến đây.

Lương Hoàng đến từ Công ty cổ phần chứng khoán Bản Việt ở Hà Nội đã phát biểu rằng, gần đây hơn, một nền kinh tế ổn định đã làm tăng mức độ thu hút.

Ngân hàng trung ương giữ tiền đồng khá ổn định so với đồng đô la. Những giới hạn chặt chẽ hơn đã được áp dụng cho tín dụng ngân hàng. Lạm phát được giữ ở mức thấp một con số. Việt Nam đã mở cánh cửa giao thương rộng hơn.

Năm 2007, Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới. Kể từ đó quốc gia này đã ký thỏa thuận với Nhật Bản và Hàn Quốc, hai trong số các nhà đầu tư lớn tại đây.

Tháng trước Việt Nam cũng vừa phê chuẩn một thỏa thuận với EU. Và vốn FDI ngày một tăng. Những khoản đầu tư lớn từ Trung Quốc, Hồng Kông và Singapore đã đổ vào trong năm nay.

Đây là nơi phù hợp cho loại hình sản xuất đã trở nên quá tốn kém ở Trung Quốc. Nó cũng là nơi trú ngụ cho các công ty muốn hạn chế sự rắc rối cho bản thân trong cuộc chiến thương mại và công nghệ Trung-Mỹ.

Chiến lược kinh tế của Việt Nam trông giống như cách Trung Quốc trước đây đã từng làm: nhiều vốn FDI; tăng trưởng theo hướng đẩy mạnh xuất khẩu; chuỗi giá trị tăng trưởng ổn định từ dệt may đến công nghệ.

Việt Nam có những thuộc tính đã từng khiến việc đầu tư vào các thị trường mới nổi trở nên hấp dẫn và biến toàn cầu hóa thành một tín điều vô cùng thuyết phục: nền kinh tế tăng trưởng nhanh, đô thị hóa mau chóng, cơ sở hạ tầng không ngừng cải thiện và tầng lớp trung lưu mở rộng.

Một loạt các công ty niêm yết, từ các ngân hàng và các công ty logistics đến các nhà bán lẻ và các nhà sản xuất thép, cho phép các nhà đầu tư tiếp xúc với các xu hướng này.

Tháng trước, Việt Nam đã phê duyệt một khu du lịch mới trị giá 9,3 tỷ đô la. Nhà đầu tư nước ngoài, như một lẽ tự nhiên, có một phần trong đó.

Hoàng Long

Tin khác

Khai trương Trung tâm Báo chí Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Khai trương Trung tâm Báo chí Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

(CLO) Chiều nay, ngày 5/5, tại thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên, Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức khai trương Trung tâm Báo chí Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.

Nghề báo
Xuất bản sách “Điện Biên Phủ - Những khoảnh khắc lịch sử” bằng 3 thứ tiếng

Xuất bản sách “Điện Biên Phủ - Những khoảnh khắc lịch sử” bằng 3 thứ tiếng

(CLO) Cuốn sách “Điện Biên Phủ - Những khoảnh khắc từ lịch sử” đem đến cho bạn đọc một bức tranh toàn cảnh về sự kiện lịch sử vĩ đại này thông qua các hình ảnh tư liệu lịch sử được khai thác từ nhiều nguồn, có độ chân thực cao.

Nghề báo
Báo Tuổi trẻ Thủ đô tổ chức tư vấn, hướng nghiệp cho các em học sinh về khối ngành sức khỏe - ngôn ngữ

Báo Tuổi trẻ Thủ đô tổ chức tư vấn, hướng nghiệp cho các em học sinh về khối ngành sức khỏe - ngôn ngữ

(CLO) Sáng 4/5, Báo Tuổi trẻ Thủ đô phối hợp các cơ sở giáo dục đại học tổ chức chương trình "Đối thoại, tư vấn, hướng nghiệp về khối ngành sức khỏe - ngôn ngữ" tại Trường THPT Chương Mỹ B (huyện Chương Mỹ, Hà Nội). Chương trình thu hút hơn 1.000 học sinh tham gia.

Nghề báo
Hà Tĩnh triển khai kế hoạch tổ chức Giải báo chí về xây dựng Đảng lần thứ VII

Hà Tĩnh triển khai kế hoạch tổ chức Giải báo chí về xây dựng Đảng lần thứ VII

(CLO) Ban Tổ chức Giải Búa liềm vàng tỉnh Hà Tĩnh vừa ban hành kế hoạch số 37-KH/BTCG, ngày 22/4/2024 về tổ chức Giải báo chí cấp tỉnh về xây dựng Đảng (Giải Búa liềm vàng) lần thứ VII – năm 2024.

Nghề báo
Báo Lao động Thủ đô tổ chức Đối thoại - Giao lưu trực tuyến về sức khỏe và an toàn lao động

Báo Lao động Thủ đô tổ chức Đối thoại - Giao lưu trực tuyến về sức khỏe và an toàn lao động

(CLO) Báo Lao động Thủ đô phối hợp với Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Thanh Oai vừa tổ chức buổi Đối thoại - Giao lưu trực tuyến, truyền thông chính sách chuyên đề “Sức khỏe và an toàn lao động tại nơi làm việc”.

Nghề báo