Việt Nam hướng đến mục tiêu thanh toán bệnh lao

Thứ sáu, 24/03/2017 19:29 PM - 0 Trả lời

Bệnh lao là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm đối với tính mạng cũng như sức khỏe người mắc bệnh cùng với nguy cơ lây lan ra cộng đồng. Vì vậy, công tác phòng, chống bệnh lao là một nhiệm vụ quan trọng lâu dài của cả hệ thống chính trị trong đó ngành Y tế là nòng cốt

(CLO) Bệnh lao là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm đối với tính mạng cũng như sức khỏe người mắc bệnh cùng với nguy cơ lây lan ra cộng đồng lớn; bệnh có thể chữa khỏi nếu phát hiện sớm, chữa đúng phương pháp và đủ thời gian. Vì vậy, công tác phòng, chống bệnh lao là một nhiệm vụ quan trọng lâu dài của cả hệ thống chính trị trong đó ngành Y tế là nòng cốt.

Chiến lược thanh toán bệnh lao toàn cầu đã được Đại Hội đồng Y tế thế giới phê duyệt năm 2014 mở ra một thời đại mới “chấm dứt bệnh lao” thay vì “ngăn chặn bệnh lao” như trước đây.

Hàng năm vẫn còn 16.000 người chết vì lao và Việt Nam hiện là nước đứng thứ 14/30 nước có số bệnh nhân lao cao nhất trên thế giới, và đứng thứ 11/30 nước có gánh  nặng bệnh lao kháng đa thuốc cao nhất trên toàn cầu. Mỗi năm có khoảng 130.000 người mắc lao mới, trong đó có 7000 người mắc lao đồng nhiễm HIV, hơn 5000 bệnh nhân lao đa kháng thuốc, đáng lo ngại là có gần 6% là lao siêu kháng thuốc, số người mắc lao phổi chiếm hơn 1/2. Tuy nhiên, theo báo cáo WHO global report 2016, chỉ có 79% số người mắc được phát hiện, tư vấn, điều trị và quản lý, 21% còn lại vẫn tồn tại trong cộng đồng mà không được điều trị, khống chế nguồn lây.

[caption id="attachment_155737" align="aligncenter" width="1242"]Bệnh nhân Lao được các Bác sỹ tận tình chăm sóc Bệnh nhân Lao được các Bác sỹ tận tình chăm sóc[/caption]

Tuy nhiên, theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Việt Nam là một trong 3 nước có kế hoạch nghiên cứu về công tác phòng chống lao được đánh giá cao. Đặc biệt đã có một đơn vị nghiên cứu chuyên sâu với một mạng lưới nghiên cứu lao và bệnh phổi rộng khắp và chia sẻ những định hướng nghiên cứu quan trọng. Qua đó dịch tễ bệnh lao giảm trung bình hàng năm là 4,6 % từ năm 2000 đến nay. Hầu hết các kỹ thuật mới đều đã được áp dụng có hiệu quả cao và đến nay đã có gần 6000 người mắc lao kháng thuốc được thu nhận điều trị.

Chương trình chống lao Quốc gia đã triển khai thuốc mới Bedaquiline cho người bệnh lao kháng thuốc nặng (tiền siêu kháng thuốc, siêu kháng thuốc) và áp dụng phác đồ ngắn hạn (9 tháng) trong điều trị người bệnh lao đa kháng thuốc. Nhiều kỹ thuật mới, đột phá được áp dụng hiệu quả như kỹ thuật geneXpert chỉ trong 2 giờ có thể trả lời có vi khuẩn lao hay không, nhiều hay ít và có kháng với thuốc rifampicine hay không với độ nhạy và đặc nhiệu rất cao tương đương kỹ thuật nuôi cấy (phải mất 2-4 tháng theo phương pháp truyền thống), mặt khác thao tác thực hiện đơn giản đến mức có thể thực hiện ngay tại tuyến huyện. Hiện nay đã có 112 máy Gene Xpert lắp đặt tại các cơ sở y tế trên cả nước.

PGS.TS. Nguyễn Viết Nhung, Giám đốc Bệnh viện Phổi Trung ương cho biết: Việt Nam là một trong ba nước đi đầu chiến lược kết thúc bệnh lao trên toàn cầu và được tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đánh giá cao về công tác phòng chống lao, đặc biệt là việc lồng ghép các chương trình đào tạo. Hiện tại đã xây dựng được mạng lưới phòng chống bệnh lao từ trung ương đến địa phương nhằm giảm tải ở tuyến Trung ương, đây là bài học cho các chuyên ngành khác của y tế. Ngoài ra, các cơ sở y tế đã cung cấp dịch vụ khám chữa bệnh hàng năm cho hơn 100.000 người bệnh, tránh được cho nhiều chục ngàn người không bị chết vì bệnh lao. Đặc biệt đã phát hiện và điều trị thường quy lao đa kháng thuốc và cả lao siêu kháng thuốc với công nghệ mới và phác đồ thuốc mới.

[caption id="attachment_155738" align="aligncenter" width="1242"]Trẻ em cũng được thăm khám để sớm phát hiện nguy cơ nhiễm Lao
Trẻ em cũng được thăm khám để sớm phát hiện nguy cơ nhiễm lao.[/caption]

Cũng theo PGS.TS. Nguyễn Viết Nhung, để thực hiện mục tiêu cắt giảm 30% số mắc và 40% số chết do lao trong vòng 5 năm từ năm 2016 – 2020 là mục tiêu rất cao, đòi hỏi sự vận hành đồng bộ từ chuyên môn kỹ thuật, thuốc men và có chương trình hỗ trợ người bệnh. Vì vậy, BHYT là một nguồn lực hỗ trợ quan trọng nhưng hiện nay nhưng mới chỉ chiếm 20% chi phí điều trị của người bệnh, vì chủ yếu điều trị tại cộng đồng.

Để chương trình phòng và điều trị bệnh lao đạt hiệu quả, phải trang bị các máy móc hiện đại trong công tác điều trị. Bởi, công nghệ hiện đại cũng giúp chuẩn đoán nhanh, hiệu quả, chính xác và tiết kiệm chi phí nên cần được trang bị tại các cơ sở điều trị. Do đó, từ đầu năm 2016 chương trình chống lao Quốc gia  đã áp dụng tiếp cận thực hành chiến lược FAST trong chẩn đoán lao phổi dương tính tại Khoa Lao hô hấp của bệnh viện Phổi Trung ương, với mục tiêu chẩn đoán và bắt đầu điều trị trong vòng 36 giờ. Chiến lược FAST đã góp phần phát hiện nhiều ca bệnh lao kháng đa thuốc và lao phổi được chẩn đoán với bằng chứng vi khuẩn học và rút ngắn thời gian từ lấy mẫu tới điều trị các ca bệnh từ trên 10 ngày năm 2013 xuống còn 3-5 ngày.

Ngoài ra, việc hợp tác quốc tế để vận động nguồn lực với 25 đối tác nước ngoài thường xuyên hợp tác cả về kỹ thuật và hỗ trợ tài chính như: WHO và các đối tác của WHO, ĐH Sydney, UCSF Hoa Kỳ, Hà Lan, Pháp…đã giúp Việt Nam rất nhiều trong việc đối phó với bệnh lao. Hiện nay CTCLQG có khoảng 40 đối tác trong nước và quốc tế, đội ngũ chuyên môn giỏi từ trung ương đến địa phương. Trong đó, trung ương có thành viên STAG, 3 thành viên trong nhóm chuyên gia của các lĩnh vực kỹ thuật của WHO, mạng lưới chặt chẽ với truyền thống lâu đời, hoạt động có hiệu quả và đạt được những thành tựu đáng kể trong phòng và điều trị lao.

Trung bình mỗi năm cả nước đã phát hiện và điều trị cho trên 100.000 người mắc lao với tỷ lệ chữa khỏi cao trên 90% trường hợp mắc mới. Vì vậy, Việt Nam được đánh giá là quốc gia có kết quả điều trị bệnh lao rất tốt.

Việt Cường

 

 

 

 

Tin khác

'Biển người' đổ ra đường ngắm pháo hoa rực sáng trên bầu trời Điện Biên

"Biển người" đổ ra đường ngắm pháo hoa rực sáng trên bầu trời Điện Biên

(CLO) Sau khi kết thúc chương trình nghệ thuật đặc biệt với chủ đề "Điện Biên Phủ - Mốc vàng lịch sử" vào tối 6/5, hàng vạn người dân đã đổ ra đường để đón chờ màn pháo hoa rực rỡ ở cuối chương trình.

Đời sống
Đề xuất mở thêm 2 tuyến xe buýt mui trần phục vụ du khách TP HCM

Đề xuất mở thêm 2 tuyến xe buýt mui trần phục vụ du khách TP HCM

(CLO) Sở GTVT TP HCM vừa đề xuất UBND thành phố cho thí điểm thêm 2 tuyến buýt mui trần chở khách du lịch ngắm cảnh khu nội đô ở các quận 1, 5 và 6.

Đời sống
Dự báo thời tiết ngày 7/5: Bắc Bộ và các tỉnh Bắc Trung Bộ mưa dông

Dự báo thời tiết ngày 7/5: Bắc Bộ và các tỉnh Bắc Trung Bộ mưa dông

(CLO) Theo Trung tâm dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia: Dự báo thời tiết 7/5/2024, Bắc Bộ và các tỉnh Bắc Trung Bộ có mưa rào và dông trên diện rộng; khu vực vùng núi Bắc Bộ có khả năng xảy ra mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to và dông.

Đời sống
Mưa lớn gây sạt lở đất tại móng cột dự án đường dây 500kV, 7 công nhân thương vong

Mưa lớn gây sạt lở đất tại móng cột dự án đường dây 500kV, 7 công nhân thương vong

(CLO) Mưa lớn đột ngột, tại vị trí móng cột số 28 dự án đường dây 500kV Quảng Trạch - Quỳnh Lưu đoạn qua Hà Tĩnh bị sạt lở đất đã vùi lấp lán trại của công nhân đang làm việc ở công trường khiến 3 người tử vong, 4 người bị thương, 11 người chạy thoát an toàn.

Đời sống
Thành phố Điện Biên Phủ rực rỡ cờ hoa, sẵn sàng đón đại lễ

Thành phố Điện Biên Phủ rực rỡ cờ hoa, sẵn sàng đón đại lễ

(CLO) Những ngày này, khắp các tuyến phố, con đường lớn ở TP Điện Biên Phủ (tỉnh Điện Biên) rực rỡ cờ hoa, băng rôn, biểu ngữ chào mừng sự kiện 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024).

Đời sống