Việt Nam là ‘mắt xích’ quan trọng để dịch chuyển chuỗi cung ứng toàn cầu

Thứ tư, 13/05/2020 12:26 PM - 0 Trả lời

(CLO) Việt Nam khống chế đại dịch Covid-19 thành công là "cơ hội hoàn hảo" để các nước dịch chuyển chuỗi cung ứng toàn cầu và nhanh chóng trở thành thị trường thay thế, "công xưởng mới" của thế giới.

Chi phí nhân công cạnh tranh là điểm thu hút chính cho các tập đoàn để mắt đến Việt Nam. Ảnh: TL

Chi phí nhân công cạnh tranh là điểm thu hút chính cho các tập đoàn để mắt đến Việt Nam. Ảnh: TL

Sau dịch Covid-19, dự báo có một làn sóng dịch chuyển đầu tư trên toàn thế giới. Nhiều nước Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam được coi là có nhiều cơ hội đón làn sóng dịch chuyển này.

Một số công ty đa quốc gia đã rục rịch lên kế hoạch mở rộng hoạt động ở Việt Nam từ năm 2019, nhằm giảm áp lực hàng rào thuế quan mới đối với hàng hóa xuất khẩu từ Trung Quốc sang Hoa Kỳ và tìm kiếm thị trường thay thế phòng khi giá tăng cao.

Dữ liệu từ Cục điều tra dân số Hoa Kỳ cho thấy, lượng hàng hóa Hoa Kỳ nhập khẩu từ Việt Nam năm 2019 tăng 35,6% so với cùng kỳ, đối nghịch với mức giảm 16,2% trong lượng hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc. Dữ liệu năm nay sẽ bị ảnh hưởng do tác động của Covid-19 lên chuỗi cung ứng toàn cầu, nhưng xu hướng sản xuất chuyển từ Trung Quốc sang các nước trong khu vực Đông Nam Á sẽ tiếp tục.

Theo ông Hong Sun, Phó chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Hàn Quốc tại Việt Nam (Kocham), các doanh nghiệp đa quốc gia rất quan tâm đến việc đảm bảo chuỗi cung ứng được vận hành ổn định. Từ đầu năm, dịch Covid-19 bùng phát tại Trung Quốc ảnh hưởng nghiêm trọng đến chuỗi cung ứng của các nhà đầu tư Nhật, Mỹ, EU và nhiều nước khác nữa. Do đó, họ cảm thấy cần phải dịch chuyển chuỗi cung ứng đến các nước khác.

Hàn Quốc hiện là một trong những quốc gia đầu tư nhiều nhất vào Việt Nam. Đến hết năm 2019, tổng vốn FDI từ Hàn Quốc là 67 tỷ USD, riêng năm 2019, số vốn từ nước này chiếm 1/5 tất cả đối tác.

Ông nhấn mạnh hiện nay Việt Nam phải cạnh tranh với nhiều nước khác để thu hút dòng FDI như Indonesia, Malaysia, Thái Lan, Ấn Độ, Philippines... Còn trước kia, Trung Quốc phải cạnh tranh với rất ít đối thủ.

“Do đó, Việt Nam phải đưa ra các chính sách mới, hấp dẫn hơn. Đặc biệt là chính sách làm sao để các nhà đầu tư nước ngoài an tâm. Chỉ như vậy mới thu hút được nhiều vốn vào lúc này”, ông chia sẻ và mong muốn Chính phủ Việt Nam cân nhắc việc thay đổi các chính sách.

Ông Hong Sun đánh giá Việt Nam đang nổi lên là nước rất giỏi trong việc khống chế dịch Covid-19, số ca nhiễm dưới 300 trong khi dân số gần 100 triệu người, chưa có ai tử vong. Dân số trẻ cũng là tiềm năng để thu hút các dự án lớn.

Việt Nam vẫn là một điểm đến đầy hứa hẹn từ khi làn sóng dịch chuyển nhà máy khỏi Trung Quốc bắt đầu. Dù dịch Covid-19 đang gây ra những khó khăn nhất định đối với các quyết định cũng như hoạt động di dời, chủ đầu tư vẫn tự tin tăng giá đất trong quý đầu năm 2020 do đây là xu hướng đầu tư trong dài hạn.

Theo báo cáo quý I/2020 của JLL, miền Bắc thu hút phần lớn các tập đoàn lớn muốn đa dạng hóa danh mục sản xuất bên cạnh cơ sở tại Trung Quốc, với nền tảng cơ sở hạ tầng phát triển khá tốt và vị trí cần kề với Trung Quốc.

Giá đất trung bình đạt 99 USD/m2/chu kỳ thuê, tăng 6,5% so với cùng kỳ năm trước. Nhà xưởng xây sẵn - lựa chọn yêu thích của các doanh nghiệp vừa và nhỏ - vẫn giữ ở mức giá thuê ổn định dao động từ 4,0 - 5,0 USD/m2/tháng, và đều đã được lấp đầy.

Tại khu vực miền Nam, JLL ghi nhận số lượng yêu cầu thuê đất tăng cao và các chủ đầu tư đã trở nên tự tin hơn trong việc tăng giá thuê đất. Giá đất trung bình trong quý I/2020 đạt 101 USD/m2/chu kỳ thuê, tăng 12,2% so với cùng kỳ.

Theo các chuyên gia kinh tế, Việt Nam có đầy đủ các yêu tố để trở thành “công xưởng” mới của thế giới. Tuy nhiên, các chuyên gia cũng cảnh báo, lao động trẻ nhưng đang già hóa với tốc độ nhanh chóng. Bên cạnh đó, sẽ rất dễ xảy ra thảm họa môi trường một khi mật độ công nghiệp phủ dày tại các tỉnh ven biển. Hậu quả môi trường, xã hội vô cùng thảm khốc, thậm chí thành “bãi rác” của thế giới nếu như dịch chuyển công nghệ lạc hậu về Việt Nam.

Do đó, về lâu dài, các doanh nghiệp Việt Nam thay đổi kế hoạch sản xuất để đảm bảo tính liên tục của chuỗi cung ứng và giảm thiểu rủi ro của những cú sốc tương tự trong tương lai. Cùng với các sáng kiến để cải thiện hiệu suất bền vững và hạn chế tác động môi trường của các hoạt động sản xuất, các nhà bán lẻ có thể lựa chọn sản xuất và mua sản phẩm từ thị trường nội địa.

PV

Tin khác

G7 thừa nhận vẫn khó thu giữ tài sản của Nga

G7 thừa nhận vẫn khó thu giữ tài sản của Nga

(CLO) Các quan chức của nhóm G7 gồm các quốc gia công nghiệp phát triển nhất thế giới đang thừa nhận một cách riêng tư rằng việc tịch thu toàn bộ tài sản bị đóng băng của Nga không còn được bàn đến nữa, tờ Financial Times đưa tin hôm 3/5.

Thị trường - Doanh nghiệp
Gã khổng lồ khí đốt Nga báo lỗ lần đầu tiên sau hơn 20 năm

Gã khổng lồ khí đốt Nga báo lỗ lần đầu tiên sau hơn 20 năm

(CLO) Tập đoàn năng lượng Gazprom của Nga đã báo cáo khoản lỗ hàng năm đầu tiên kể từ năm 1999, trong bối cảnh xuất khẩu khí đốt sụt giảm do áp lực trừng phạt của phương Tây.

Thị trường - Doanh nghiệp
OCB bổ nhiệm ông Phạm Hồng Hải đảm nhận các quyền hạn, nhiệm vụ trong vai trò Tổng Giám đốc

OCB bổ nhiệm ông Phạm Hồng Hải đảm nhận các quyền hạn, nhiệm vụ trong vai trò Tổng Giám đốc

(CLO) Ngân hàng Phương Đông (OCB) vừa công bố thông tin liên quan đến việc bổ nhiệm ông Phạm Hồng Hải đảm nhận các quyền hạn, nhiệm vụ trong vai trò Tổng Giám đốc từ ngày 06/5/2024.

Tài chính - Bảo hiểm
Công ty Nhiệt điện Mông Dương: Góp phần đảm bảo nguồn cung điện trong cao điểm nắng nóng năm 2024

Công ty Nhiệt điện Mông Dương: Góp phần đảm bảo nguồn cung điện trong cao điểm nắng nóng năm 2024

(CLO) Thời tiết năm 2024 được dự báo nắng nóng sẽ đến sớm và kéo dài, nhiệt độ trung bình cao hơn nhiều năm trước, kéo theo đó là nhu cầu sử dụng điện tăng cao. Để đảm bảo nguồn cung điện cho hệ thống, Công ty Nhiệt điện Mông Dương đã đề ra nhiều giải pháp sản xuất điện trong mùa khô tới.

Thị trường - Doanh nghiệp
Dự án nguồn điện chậm tiến độ, Bộ Công Thương đưa ra một số đề xuất xử lý

Dự án nguồn điện chậm tiến độ, Bộ Công Thương đưa ra một số đề xuất xử lý

(CLO) Việc các dự án nguồn điện chậm tiến độ được coi là tình trạng thường xuyên trong lĩnh vực điện lực, vì vậy, Bộ Công Thương đã đưa ra một số đề xuất xử lý.

Thị trường - Doanh nghiệp