Việt Nam liệu đã có thể công bố hết dịch COVID-19?

Thứ hai, 22/05/2023 16:58 PM - 0 Trả lời

(CLO) Theo ông Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), phải thấy rõ là mặc dù nếu có xếp COVID-19 ở nhóm B cùng với các bệnh truyền nhiễm khác, thì COVID-19 vẫn phải là bệnh có tính đặc thù.

Hiện nay, Bộ Y tế đang chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan chuẩn bị hồ sơ theo quy định để chuyển dịch COVID-19 từ bệnh truyền nhiễm nhóm A sang nhóm B và công bố hết dịch.

Liên quan đến vấn đề này, ông Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, cố vấn cao cấp Trung tâm Đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng Việt Nam cho hay, sau khi Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã tuyên bố COVID-19 không còn là tình trạng khẩn cấp y tế toàn cầu thì đây cũng là cơ sở để xem xét, đánh giá nguy cơ, mức độ dịch COVID-19 tại Việt Nam để có thể đưa ra những thích ứng trong tình hình mới.

viet nam lieu da co the cong bo het dich covid 19 hinh 1

Nếu công bố hết dịch COVID-19 nhiều chính sách khám chữa bệnh đối với bệnh này sẽ điều chỉnh (ảnh SKĐS).

Còn về việc công bố hết dịch thì phải xem xét cả các điều kiện về chuyên môn như nguy cơ dịch COVID-19 bùng phát trở lại như thế nào, biến chủng tiếp theo có nguy hiểm không, số ca mắc có gia tăng bất thường không, hay nói cách khác, là tính ổn định của dịch, hiệu quả và tính sẵn có của vắc xin phòng COVID-19…

Đồng thời, ông Trần Đắc Phu cho rằng, phải căn cứ vào các điều kiện pháp lý dựa trên quy định của Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm năm 2007 và Quyết định về quy định điều kiện công bố dịch, công bố hết dịch bệnh truyền nhiễm hiện hành của Chính phủ.

“Hiện, tình hình dịch COVID-19 tại nước ta vẫn được kiểm soát, đa số ca mắc mới có triệu chứng nhẹ hoặc không triệu chứng, không gây quá tải hệ thống y tế.

Với các trường hợp nặng và tử vong phần lớn vẫn là người có bệnh nền, người già, người chưa tiêm chủng, người suy giảm miễn dịch... Những trường hợp này bệnh có thể diễn biến nặng nếu nhiễm các vi rút gây bệnh truyền nhiễm khác như cúm, chứ không riêng gì với COVID-19. Khi những đối tượng trên nhiễm các bệnh do vi rút, miễn dịch giảm, dễ mắc thêm bệnh khác dẫn đến bệnh trở nặng và tử vong” - ông Trần Đắc Phu chia sẻ.

Theo vị này, ngày 5/5 vừa qua, WHO tuyên bố COVID-19 không còn là tình trạng khẩn cấp y tế toàn cầu nhưng trên thực tế, Việt Nam đã thực hiện Chiến lược “thích ứng, an toàn, linh hoạt, kiểm soát có hiệu quả dịch COVID-19 sau khi Chính phủ ban hành Nghị quyết 128/NQ-CP từ tháng 10-2021.

Mặc dù chưa chuyển đổi dịch COVID-19 từ nhóm A sang nhóm B nhưng nhiều hoạt động đã thực hiện như nhóm B, đó là việc mở cửa, không cấm đoán đi lại, du lịch, tổ chức hội họp, tổ chức sự kiện, không yêu cầu xét nghiệm bắt buộc, nới lỏng cách ly… để làm ăn kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội...

Hiện, chỉ còn một số hoạt động coi COVID-19 là nhóm A như quy định giám sát dịch, chữa bệnh miễn phí cho người mắc COVID-19, tiêm vắc xin miễn phí, chế độ cho người tham gia phòng, chống dịch…

Theo ông Trần Đắc Phu, nếu theo luật thì bệnh nhóm B khi mắc sẽ không được miễn phí điều trị. Tuy nhiên, về vấn đề này, vị chuyên gia này cho rằng, các cơ quan chức năng cần có tính toán phù hợp.

Hiện, tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế rất cao, vì vậy, chi phí cho điều trị COVID-19 có thể chi trả theo bảo hiểm y tế.

Còn về việc tiêm vắc xin phòng COVID-19, Bộ Y tế vừa ban hành Quyết định về kế hoạch sử dụng vắc xin phòng COVID-19 trong năm 2023.

Quyết định này nêu rõ, việc tiêm vắc xin phòng COVID-19 theo chiến dịch hoặc có thể lồng ghép với hoạt động tiêm chủng thường xuyên phù hợp với thực tế triển khai tại địa phương.

“Tuy vậy, theo tôi, Bộ Y tế và cơ quan chức năng cũng cần có kế hoạch tiêm vắc xin phòng, chống COVID-19 khả thi. Đối tượng nào cần tiêm vắc xin trong thời gian tới, đối tượng nào tiêm bắt buộc, đối tượng nào tiêm theo khuyến cáo, lịch tiêm như thế nào và cũng có thể đối tượng nào được miễn phí, đối tượng nào phải trả tiền” - ông Trần Đắc Phu nhấn mạnh.

Cuối cùng ông cho rằng, nếu muốn công bố hết dịch thì cần phải chuyển COVID-19 từ nhóm A sang nhóm B.

Tuy nhiên, phải thấy rõ là mặc dù nếu có xếp COVID-19 ở nhóm B cùng với các bệnh truyền nhiễm khác, thì COVID-19 vẫn phải là bệnh có tính đặc thù vì WHO chưa công bố kết thúc đại dịch COVID-19.

Đồng thời, WHO vẫn khuyến cáo các quốc gia cần thận trọng và chuyển từ việc phòng, chống dịch khẩn cấp sang chiến lược kiểm soát dịch dịch bền vững, lâu dài.

Như vậy, Việt Nam cần có chính sách, kế hoạch phòng, chống dịch COVID-19 trong thời gian tới, làm sao theo dõi được sát tình hình dịch bệnh để có đáp ứng phù hợp, không bất ngờ, vừa kiểm soát được dịch trong mọi tình huống nhưng không tốn kém, bảo vệ sức khỏe và quyền lợi người dân.

Đặc biệt lưu ý, các hoạt động giám sát, dự phòng cá nhân, tiêm chủng, truyền thông, bảo vệ nhóm dễ bị tổn thương…

Trinh Phúc

Bình Luận

Tin khác

Vinh danh “Ngôi sao thuốc Việt” lần thứ 2

Vinh danh “Ngôi sao thuốc Việt” lần thứ 2

(CLO) Danh hiệu “Ngôi sao thuốc Việt” được Bộ Y tế trao tặng với mục đích ghi nhận và tôn vinh các doanh nghiệp sản xuất thuốc trong nước có nhiều sản phẩm thuốc điều trị hiệu quả, thị trường lớn, được người dân tin dùng.

Sức khỏe
Bộ Y tế gia hạn lưu hành hàng trăm thuốc, nguyên liệu làm thuốc

Bộ Y tế gia hạn lưu hành hàng trăm thuốc, nguyên liệu làm thuốc

(CLO) TS Vũ Tuấn Cường - Cục trưởng Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế vừa ký ban hành các quyết định công bố gia hạn giấy đăng ký lưu hành thuốc và nguyên liệu làm thuốc đối với gần 130 loại sản phẩm.

Sức khỏe
Đi tìm lời giải cho bài toán đảm bảo an toàn thực phẩm - Bài 3: Quản lý đang chạy theo thực tiễn

Đi tìm lời giải cho bài toán đảm bảo an toàn thực phẩm - Bài 3: Quản lý đang chạy theo thực tiễn

(CLO) Các vụ ngộ độc thực phẩm lớn thời gian qua có điểm chung là các cơ sở này kinh doanh không cần Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm. Chính điểm chung này, theo các chuyên gia, đang gây khó khăn cho công tác bảo đảm an toàn thực phẩm trong đời sống hiện nay.

Sức khỏe
Sở Y tế Thái Bình đã phê duyệt 159 gói thầu thuốc, hóa chất, vật tư y tế trị giá trên 594 tỷ đồng

Sở Y tế Thái Bình đã phê duyệt 159 gói thầu thuốc, hóa chất, vật tư y tế trị giá trên 594 tỷ đồng

(CLO) Vừa qua, UBND tỉnh Thái Bình đã chủ trì cuộc họp nghe Sở Y tế báo cáo nội dung công tác đấu thầu mua sắm thuốc, hóa chất, vật tư, trang thiết bị y tế phục vụ nhân dân; công tác quản lý, sắp xếp trụ sở một số đơn vị sự nghiệp trên địa bàn thành phố.

Sức khỏe
Đi tìm lời giải cho bài toán đảm bảo  an toàn thực phẩm -  Bài 2: Ngộ độc thực phẩm: Nguyên nhân chính từ Nghị định 15/2018/NĐ-CP?

Đi tìm lời giải cho bài toán đảm bảo an toàn thực phẩm - Bài 2: Ngộ độc thực phẩm: Nguyên nhân chính từ Nghị định 15/2018/NĐ-CP?

(CLO) Theo các chuyên gia, mặc dù đã có những nỗ lực nhằm hạn chế các vụ ngộ độc thực phẩm xảy ra tuy nhiên công tác quản lý hiện nay có nhiều bất cập, thậm chí một số điểm còn chưa khoa học.

Sức khỏe