(CLO) Việt Nam mong muốn tình hình Hong Kong được ổn định và phát triển thịnh vượng, là một trung tâm tài chính, kinh tế quan trọng của thế giới.
Trong cuộc họp báo thường kỳ ngày 2/7, trả lời câu hỏi của phóng viên về quan điểm của Việt Nam về sự kiện ngày 30/6, tại kỳ họp thứ 20 của Ban Thường vụ Trung Quốc đã bỏ phiếu thông qua “Luật bảo vệ an ninh quốc gia tại Đặc khu hành chính Hong Kong”, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng cho biết:
“Việt Nam quan tâm theo dõi tình hình của Hong Kong. Lập trường của Việt Nam về tình hình của Hong Kong đã được nêu rõ. Việt Nam tôn trọng và ủng hộ chính sách một quốc gia - hai chế độ của Trung Quốc, luật cơ bản Hong Kong và các quy chế liên quan của Hong Kong.
Các vấn đề liên quan đến Hong Kong và công việc nội bộ của Trung Quốc, Việt Nam mong muốn tình hình Hong Kong được ổn định và phát triển thịnh vượng, là một trung tâm tài chính, kinh tế quan trọng của thế giới”.
Trước đó, sáng 30/6 Quốc hội Trung Quốc đã nhất trí thông qua luật an ninh quốc gia cho Hong Kong, theo đó cho phép phạt tù và phạt tiền đối với các hành động phá hoại, ly khai, khủng bố hoặc câu kết với nước ngoài gây đe dọa an ninh.
Luật an ninh Hong Hong được 162 thành viên của Ủy ban Thường vụ Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc Trung Quốc (tức Quốc hội Trung Quốc), nhất trí thông qua. Luật cũng đặt ra hình phạt cao nhất là chung thân, tăng so với án tù tối đa 10 năm trước đó.
Mỹ, Anh và Liên minh châu Âu đã chỉ trích điều luật này. Thủ tướng Anh Boris Johnson ngày 1/7 tuyên bố luật an ninh quốc gia Hong Kong mà Trung Quốc vừa ban hành vi phạm Tuyên bố chung giữa Anh và Trung Quốc năm 1984 và Anh sẽ đáp trả bằng việc mở đường nhập tịch Anh cho gần 3 triệu công dân Hong Kong đủ điều kiện.
Đại sứ Trung Quốc tại Anh đã gặp quan chức ngoại giao Anh phản đối những chỉ trích của nước này đối với Luật an ninh quốc gia tại Hong Kong.
Trong khi đó, người phát ngôn Đại sứ quán Trung Quốc tuyên bố sẽ có những biện pháp đối phó với việc chính phủ Anh nới lỏng quyền cư trú cho các công dân Hong Kong sở hữu hộ chiếu hải ngoại (BNO) của nước này.
(CLO) Ngày 15/9, Ủy viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương Nguyễn Xuân Thắng dẫn đầu đoàn công tác đã đến thăm, động viên người dân tỉnh Yên Bái bị ảnh hưởng, thiệt hại do bão số 3.
(CLO) Ngày 15/9, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải và đoàn công tác của Quốc hội đã kiểm tra tình hình khắc phục hậu quả bão số 3 tại tỉnh Hải Dương; thăm hỏi, động viên người dân bị thiệt hại do bão lũ tại huyện Gia Lộc và huyện Thanh Hà.
(CLO) Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh các mục tiêu sắp tới, trong đó: Không để người dân nào phải thiếu ăn, thiếu mặc, bị đói bị rét, thiếu nước sạch, không có chỗ ở; khắc phục hậu quả siêu bão số 3 có hiệu quả; kiểm soát tốt lạm phát và phấn đấu tăng trưởng GDP cả năm khoảng 7%...
(CLO) Ảnh hưởng của bão số 3 trong những ngày qua đã khiến nhiều tuyến đường của tỉnh Bắc Kạn bị sạt lở nghiêm trọng, một số vị trí có nguy cơ bị đứt đường. Sở Giao thông vận tải đang tích cực chỉ đạo đơn vị quản lý đường bộ phối hợp với chính quyền có các tuyến đường đi qua khẩn trương khắc phục sự cố sạt lở trong thời gian sớm nhất, bảo đảm giao thông thông suốt.
(CLO) Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) Lê Minh Hoan cho rằng, cần tăng cường dự báo, cảnh báo, giảm thiệt hại do lũ quét, sạt lở đất, ngập lụt, trong đó tập trung nâng cao chất lượng công tác dự báo mưa định lượng, mưa phục vụ cảnh báo lũ quét, sạt lở đất; lập bản đồ cảnh báo nguy cơ lũ quét, sạt lở đất chi tiết đến cấp thôn, bản.