Việt Nam vay 50 tỷ yên từ vốn vay Nhật Bản để phục hồi sau COVID-19

Thứ ba, 04/07/2023 11:32 AM - 0 Trả lời

(CLO) Ngày 4/7, Thứ trưởng Bộ Tài chính Võ Thành Hưng và Trưởng đại diện Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản Sugano Yuichi đã thực hiện ký kết 3 Thỏa thuận vay cho 3 chương trình, trong đó có khoản vay 50 tỷ yên để phục hồi kinh tế.

Triển khai kết quả của 3 Công hàm trao đổi được ký kết giữa Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc và Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Nhật Bản Hayashi Yoshimasa nhân chuyến công tác của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tham dự Hội nghị thượng đỉnh G7 mở rộng và làm việc tại Nhật Bản vào tháng 5/2023 vừa qua, ngày 4/7/2023, Thứ trưởng Bộ Tài chính Việt Nam Võ Thành Hưng và Trưởng đại diện Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản Sugano Yuichi đã thực hiện ký kết 03 Thỏa thuận vay cho 03 chương trình, dự án với tổng trị giá lên tới gần 61 tỷ yên.

viet nam vay 50 ty yen tu von vay nhat ban de phuc hoi sau covid 19 hinh 1

Toàn cảnh Lễ ký thỏa thuận vay sử dụng vốn vay Nhật Bản. (Ảnh: BTC)

Trong đó, đáng chú ý là Thỏa thuận vay hỗ trợ ngân sách trị giá 50 tỷ yên cho Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam hậu Covid-19. Đây là khoản vay thuộc Chương trình ODA thế hệ mới được triển khai trên cơ sở cam kết của Thủ tướng Chính phủ hai nước Việt Nam và Nhật Bản với lãi suất ưu đãi nhất từ trước đến nay, theo cơ chế giải ngân nhanh, hòa đồng trực tiếp vào ngân sách nhà nước. 

Khoản vay này được triển khai với thủ tục nhanh chóng, kể từ khi Thủ tướng Chính phủ hai nước cam kết cho đến khi hoàn thành ký Thỏa thuận vay chỉ trong vòng 1 năm.

Bên cạnh Thỏa thuận vay hỗ trợ ngân sách, Bộ Tài chính và Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản cũng triển khai ký kết 02 Thỏa thuận vay cho các dự án đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng của 2 tỉnh Bình Dương và Lâm Đồng. 

Trong đó, khoản vay cho Dự án Cải tạo hạ tầng giao thông công cộng tại tỉnh Bình Dương trị giá 6,3 tỷ yên được triển khai trong lĩnh vực phát triển hạ tầng giao thông thông qua việc phát triển hệ thống xe buýt nhanh kết nối giao thông giữa tỉnh Bình Dương, Thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Đồng Nai, tạo tiền đề để phát triển hệ thống giao thông định hướng dọc tuyến Metro;

Khoản vay cho Dự án Cải thiện cơ sở hạ tầng phát triển nông nghiệp tại tỉnh Lâm Đồng (giai đoạn 1) trị giá 4,7 tỷ yên có mục tiêu hỗ trợ cơ sở hạ tầng nông nghiệp của tỉnh Lâm Đồng với các tiểu dự án trong lĩnh vực giao thông, thủy lợi và trung tâm giao dịch hoa.

Ba thỏa thuận vay được ký kết lần này đánh dấu một bước phát triển mới trong quan hệ hợp tác giữa Bộ Tài chính Việt Nam và Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản. 

Với 3 khoản vay được ký kết lần này, Nhật Bản tiếp tục là nhà tài trợ song phương lớn nhất của Việt Nam với tổng số vốn cam kết đến nay lên tới hơn 2.567 tỷ yên (tương đương khoảng hơn 23 tỷ USD). 

Các dự án vay vốn Nhật Bản có phạm vi đối tượng sử dụng vốn vay đa dạng như giao thông, năng lượng, y tế, giáo dục, ứng phó với biến đổi khí hậu,... đã và đang đóng góp quan trọng cho công cuộc phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam.

Việc Chính phủ Nhật Bản tiếp tục cam kết tài trợ cho Chính phủ Việt Nam để thực hiện các chương trình, dự án này tiếp tục khẳng định quan hệ đối tác chiến lược giữa hai nước, cũng như sự tin tưởng của Chính phủ và nhân dân Nhật Bản vào năng lực quản lý, thực hiện dự án và tiềm năng phát triển mạnh mẽ của đất nước, con người Việt Nam.

Định Trần

Bình Luận

Tin khác

Quy mô kinh tế Bắc Trung Bộ và duyên hải Trung Bộ đạt hơn 1.570 nghìn tỷ đồng

Quy mô kinh tế Bắc Trung Bộ và duyên hải Trung Bộ đạt hơn 1.570 nghìn tỷ đồng

(CLO) Vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải Trung Bộ tiếp tục ghi nhận tăng trưởng tích cực.

Kinh tế vĩ mô
Nam Định: Cấp giấy chứng nhận đầu tư Dự án nhà máy giấy bao bì công nghệ cao với tổng vốn đầu tư trên 100 triệu USD

Nam Định: Cấp giấy chứng nhận đầu tư Dự án nhà máy giấy bao bì công nghệ cao với tổng vốn đầu tư trên 100 triệu USD

(CLO) Ban Quản lý các Khu công nghiệp (KCN) tỉnh Nam Định vừa cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư Dự án nhà máy giấy bao bì công nghệ cao từ nguyên liệu giấy phế liệu tái chế và bột giấy tại KCN Bảo Minh mở rộng (huyện Vụ Bản).

Kinh tế vĩ mô
Nghịch lý: Doanh nghiệp “chết yểu” tăng liên tục, ngân hàng vẫn 'sống khỏe'

Nghịch lý: Doanh nghiệp “chết yểu” tăng liên tục, ngân hàng vẫn "sống khỏe"

(CLO) Theo báo cáo của VEPR, có một nghịch lý là trong khi cần để san sẻ khó khăn cho doanh nghiệp và người dân, thì các ngân hàng vẫn duy trì mức sinh lời cao từ hoạt động cho vay.

Kinh tế vĩ mô
Nam Định: Sản xuất công nghiệp tiếp tục đà tăng trưởng

Nam Định: Sản xuất công nghiệp tiếp tục đà tăng trưởng

(CLO) 4 tháng đầu năm 2024, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp tỉnh Nam Định tăng 13,27% so với cùng kỳ năm trước - mức tăng cao nhất từ 2019 đến nay; trong đó ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 13,57%.

Kinh tế vĩ mô
Vì sao càng chỉ đạo, Ngân hàng Nhà nước càng quản giá vàng lại càng tăng?

Vì sao càng chỉ đạo, Ngân hàng Nhà nước càng quản giá vàng lại càng tăng?

(CLO) GS.TS Hoàng Văn Cường - Ủy viên Ủy ban Tài chính – Ngân sách Quốc hội đặt câu hỏi: Phải chăng là đấu thầu lại đang là nhân tố để làm cho giá vàng trên thị trường tăng lên. Xóa bỏ độc quyền vàng miếng, trả vàng trang sức về cho thị trường.

Kinh tế vĩ mô