VietinBank nâng cao chất lượng tín dụng, đảm bảo hoạt động an toàn, hiệu quả

Thứ hai, 06/07/2020 10:47 AM - 0 Trả lời

(CLO) Tác động của dịch Covid-19 còn kéo dài, VietinBank đặt mục tiêu 6 tháng cuối năm 2020 tăng cường quản trị rủi ro, đẩy mạnh thu hồi nợ xấu, nợ xử lý rủi ro; đảm bảo kiểm soát chất lượng tín dụng thông qua triển khai đồng bộ công tác quản lý rủi ro ở cả cấp độ danh mục và giao dịch.

Tích cực hỗ trợ khách hàng và kiểm soát tốt rủi ro

Trong bối cảnh nền kinh tế chịu ảnh hưởng sâu rộng từ dịch Covid-19 và tác động kép từ xâm nhập mặn tại ĐBSCL gây khó khăn trực tiếp tới dòng tiền của các doanh nghiệp/cá nhân/hộ gia đình, tỷ lệ nợ xấu của VietinBank tại thời điểm cuối quý I/2020 ở mức 1,81%, tăng so với đầu năm (1,19%); tỷ lệ bao phủ nợ xấu theo đó cũng giảm xuống 78%.

VietinBank nâng cao hiệu quả sử dụng vốn

VietinBank nâng cao hiệu quả sử dụng vốn

Bước sang quý II/2020, cùng với việc dịch Covid-19 cơ bản được kiểm soát tại Việt Nam, VietinBank đã chủ động triển khai các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho khách hàng, kiểm soát lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro để ngăn ngừa nợ xấu mới phát sinh, nỗ lực thu hồi, xử lý nợ xấu, đưa tỷ lệ nợ xấu quý II về dưới 1,7%; đồng thời cải thiện tỷ lệ bao phủ nợ xấu lên trên 84%.

Mục tiêu đến cuối năm 2020, VietinBank tiếp tục tăng cường quản trị rủi ro, đẩy mạnh thu hồi nợ xấu, nợ xử lý rủi ro, kiểm soát tỷ lệ nợ xấu/dư nợ tín dụng dưới 1,5%, tiếp tục nâng tỷ lệ bao phủ nợ xấu cao hơn mức hiện tại.

Đồng thời, trong quý II/2020, VietinBank đã mua lại thêm gần 3.000 tỷ đồng nợ bán VAMC, nâng tổng giá trị nợ mua lại từ VAMC trong năm 2020 lên tới hơn 6.100 tỷ đồng và tổng giá trị nợ mua lại từ thời điểm bán nợ (2018) lên tới gần 6.800 tỷ đồng (chiếm hơn ½ mệnh giá ban đầu), đẩy nhanh tiến độ thực hiện Phương án cơ cấu lại gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2016-2020.

Tỷ lệ trích lập dự phòng trái phiếu đặc biệt hiện ở mức 50%, cao hơn so với quy định của Ngân hàng Nhà nước. Theo đó, VietinBank nỗ lực sớm mua lại toàn bộ nợ đã bán, tích cực xử lý không chỉ bằng việc sử dụng dự phòng mà còn chú trọng đẩy mạnh thu hồi nợ.

Tập trung chuyển dịch cơ cấu và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn

Với vai trò ngân hàng trụ cột của nền kinh tế, VietinBank luôn kiên định với các mục tiêu tái cấu trúc hệ thống, chú trọng phát triển an toàn, bền vững với các định hướng chính là: (i) cân đối lại tỷ trọng các phân khúc khách hàng theo hướng chú trọng phát triển phân khúc bán lẻ và SMEs, đa dạng hóa danh mục, giảm rủi ro tập trung; (ii) kiểm soát chất lượng tín dụng và khả năng sinh lời; (iii) tối ưu hoá danh mục tài sản tính theo rủi ro tín dụng (RWA).

Để đảm bảo kiểm soát chất lượng tín dụng, VietinBank triển khai đồng bộ ba tuyến kiểm soát rủi ro, thiết lập hạn mức rủi ro và giám sát mức độ tập trung danh mục tín dụng vào những lĩnh vực biến động mạnh/tiềm ẩn rủi ro cao.

VietinBank chú trọng nâng cao văn hoá quản trị rủi ro, tăng cường công tác nhận diện, kiểm soát rủi ro ngay từ tuyến bảo vệ thứ nhất (Khối khách hàng và Chi nhánh) với sự hỗ trợ từ các hệ thống hiện đại như (i) Hệ thống Quản lý hồ sơ rủi ro chi nhánh (Risk Profile) - giúp quản lý danh mục chi nhánh/phòng giao dịch, (ii) Hệ thống Cảnh báo sớm (EWS) - giúp nhận diện sớm rủi ro để triển khai biện pháp ứng xử phù hợp, (iii) Hệ thống Quản lý thu hồi và xử lý nợ (DCRS) - giúp quản trị hiệu quả, tập trung và xuyên suốt phương án thu hồi và xử lý nợ.

Đồng thời, việc chuẩn hóa chính sách, quy trình cấp tín dụng luôn được VietinBank đề cao nhằm đảm bảo thực hiện các quy định về kiểm soát, quản trị rủi ro theo đúng và đầy đủ các nội dung hướng tới thông lệ quốc tế, yêu cầu theo Basel II và quy định của NHNN Việt Nam tại Thông tư 13.

Mai Quỳnh

Tin khác

Dự án nguồn điện chậm tiến độ, Bộ Công Thương đưa ra một số đề xuất xử lý

Dự án nguồn điện chậm tiến độ, Bộ Công Thương đưa ra một số đề xuất xử lý

(CLO) Việc các dự án nguồn điện chậm tiến độ được coi là tình trạng thường xuyên trong lĩnh vực điện lực, vì vậy, Bộ Công Thương đã đưa ra một số đề xuất xử lý.

Thị trường - Doanh nghiệp
Kinh doanh vàng giả nhãn hiệu có thể chịu án hình sự

Kinh doanh vàng giả nhãn hiệu có thể chịu án hình sự

(CLO) Thời gian qua, lực lượng quản lý thị trường (QLTT) đồng loạt ra quân kiểm tra, phát hiện xử lý nhiều vụ việc đối với mặt hàng vàng.

Thị trường - Doanh nghiệp
Lần thứ ba Ngân hàng Nhà nước huỷ đấu thầu vàng miếng SJC

Lần thứ ba Ngân hàng Nhà nước huỷ đấu thầu vàng miếng SJC

(CLO) Phiên đấu thầu vàng miếng SJC sáng nay (3/5) đã được Ngân hàng Nhà nước huỷ, do chỉ có 1 đơn vị nộp phiếu dự thầu.

Thị trường - Doanh nghiệp
OECD nâng triển vọng tăng trưởng toàn cầu nhờ kinh tế Mỹ

OECD nâng triển vọng tăng trưởng toàn cầu nhờ kinh tế Mỹ

(CLO) Nền kinh tế toàn cầu đang tăng trưởng nhanh hơn dự kiến chỉ vài tháng trước nhờ hoạt động kinh tế kiên cường của Mỹ trong khi lạm phát đang hội tụ nhanh hơn dự kiến của các ngân hàng trung ương, theo OECD.

Thị trường - Doanh nghiệp
Đấu thầu vàng SJC phiên thứ tư, giá tham chiếu để cọc cao chót vót

Đấu thầu vàng SJC phiên thứ tư, giá tham chiếu để cọc cao chót vót

(CLO) 9h sáng nay (3/5), Ngân hàng Nhà nước đấu thầu vàng phiên thứ tư với 16.800 lượng vàng miếng SJC. Tuy nhiên, giá tham chiếu để cọc 82,9 triệu đồng/lượng, tương đương giá vàng giao dịch trên thị trường được đánh giá là quá cao. 

Thị trường - Doanh nghiệp