Ông Lê Hồng Hà - Tổng Giám đốc Vietnam Airlines:

“Vietnam Airlines đã chuẩn bị kỹ lưỡng để hồi phục trong giai đoạn bình thường mới”

Thứ bảy, 05/02/2022 14:00 PM - 0 Trả lời

(NB&CL) Năm 2021, đối với ngành hàng không, là năm thứ 2 liên tiếp phải chịu tác động rất nặng nề bởi đại dịch COVID-19. Hãng hàng không quốc gia - Vietnam Airlines cũng đã phải dừng hầu hết các đường bay ở một số thời điểm, cắt giảm lương, nhân sự để duy trì hoạt động.

Sự kiện: vietnam airlines

Tuy nhiên, hãng vẫn chuẩn bị cho lộ trình phục hồi sau đại địch. Nhà báo & Công luận đã phỏng vấn ông Lê Hồng Hà - Tổng Giám đốc Vietnam Airlines về câu chuyện này.

+ Với riêng Vietnam Airlines, xin được hỏi doanh nghiệp chịu ảnh hưởng thế nào về doanh thu, lợi nhuận… từ khi dịch COVID-19 bùng phát tại Việt Nam?

- Đại dịch COVID-19 là thách thức lớn nhất mà Vietnam Airlines từng phải đối mặt kể từ khi thành lập đến nay. Đặc biệt, diễn biến của dịch bệnh ngày càng phức tạp, kéo theo tác động ngày càng nghiêm trọng, sâu rộng và lâu dài đến toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của Vietnam Airlines.

Năm 2020 đã là giai đoạn rất khó khăn với Vietnam Airlines và ngành hàng không, nhưng năm 2021 tình hình còn xấu hơn. Do mất trắng hai kỳ cao điểm Tết Âm lịch và cao điểm hè, đặc biệt đợt bùng phát dịch từ cuối tháng 4 đã kéo dài gần nửa năm qua, các hãng hàng không Việt tiếp tục khó khăn chồng chất khó khăn. Trong 9 tháng đầu năm 2021, Vietnam Airlines chỉ vận chuyển khoảng 5,5 triệu lượt khách, tương đương 30% năm 2019; ghế luân chuyển đạt khoảng 17% so với năm 2019.

Do năng lực sản xuất chỉ sử dụng ở mức thấp, thị trường chưa có dấu hiệu phục hồi, hoạt động vận tải sụt giảm nên dòng tiền thu của Vietnam Airlines chỉ xấp xỉ khoảng 10% so với cùng kỳ năm 2019 và giảm một nửa so với năm 2020. Trong khi đó, do tính chất đặc thù của ngành hàng không, Vietnam Airlines cũng như các hãng bay vẫn phải trả chi phí cố định rất lớn như phí thuê tàu bay, phí bảo dưỡng, phí bãi đỗ và các chi phí duy trì hoạt động khác.

Ngoài các tác động tiêu cực trực tiếp về mặt tài chính và dòng tiền, Vietnam Airlines nói riêng và các hãng hàng không nói chung phải đối mặt với không ít vấn đề liên quan đến chiến lược sản xuất kinh doanh trong ngắn hạn và dài hạn, trong đó một số vấn đề nổi cộm như dư thừa nguồn lực tàu bay, cạnh tranh về giá vé,...

vietnam airlines da chuan bi ky luong de hoi phuc trong giai doan binh thuong moi hinh 1

Ngành Hàng không phải chịu tác động rất nặng nề bởi đại dịch COVID-19.

+ Dù vẫn còn loạt vấn đề nghiêm trọng song ngành hàng không đã đi qua giai đoạn tồi tệ nhất của khủng hoảng, lộ trình phục hồi đang trở nên rõ ràng hơn. Xin ông cho biết Vietnam Airlines chuẩn bị kế hoạch thế nào cho giai đoạn “bình thường mới”?

- Để phục hồi trong giai đoạn bình thường mới, Vietnam Airlines đã có sự chuẩn bị kỹ lưỡng về kế hoạch sản xuất kinh doanh, khôi phục mạng bay, nâng cao chất lượng dịch vụ cũng như các chương trình kích cầu phù hợp, đặc biệt là đảm bảo tối đa an toàn trong phòng, chống dịch.

Về khôi phục mạng bay, ở thị trường nội địa, Vietnam Airlines sẽ tiếp tục điều hành bám sát chỉ đạo của cơ quan chức năng và nhu cầu thị trường. Chúng tôi cũng tìm kiếm cơ hội để mở thêm các đường bay mới và sẵn sàng tăng tần suất vào các dịp cao điểm như Tết Nguyên đán nhằm đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân.

Bên cạnh đó, Vietnam Airlines đang tích cực chuẩn bị mở cửa đường bay quốc tế thường lệ bằng việc phối hợp với các cơ quan, đối tác triển khai chương trình thí điểm của Chính phủ về hộ chiếu sức khỏe điện tử. Vừa qua, chúng tôi đã phối hợp với Bộ Y tế, Bộ Ngoại giao và một số tỉnh, thành thực hiện thành công các chuyến bay đầu tiên áp dụng hộ chiếu sức khỏe điện tử IATA Travel Pass cho hành khách từ Việt Nam đi quốc tế và ngược lại. Nổi bật nhất là Vietnam Airlines đã thực hiện được kế hoạch mở đường bay thẳng, thường kỳ tới Mỹ vào cuối năm 2021. Việc này sẽ mở ra một chương mới cho phát triển của Vietnam Airnlines.

Trong dịch vụ, an toàn vẫn là yếu tố quan trọng nhất cả về khai thác lẫn phòng, chống dịch. Do đó, Vietnam Airlines đã xây dựng quy trình đảm bảo an toàn dịch tễ nghiêm ngặt tại sân bay và trên chuyến bay. Để thúc đẩy hoạt động thương mại và góp phần kích cầu thị trường, Vietnam Airlines đang hợp tác với một số đối tác lớn trong lĩnh vực du lịch, lữ hành để nghiên cứu, thí điểm sản phẩm tour du lịch khép kín, an toàn giữa các vùng xanh trên cả mạng bay nội địa và quốc tế.

vietnam airlines da chuan bi ky luong de hoi phuc trong giai doan binh thuong moi hinh 2

Tổng Giám đốc Vietnam Airlines Lê Hồng Hà.

+ Việc gỡ bỏ các biện pháp hạn chế đi lại nhằm phòng chống dịch COVID-19 đã thúc đẩy hành khách đặt vé nhiều hơn. Nhưng theo phản ánh, các hãng hàng không trong nước vẫn gặp không ít khó khăn. Những khó khăn đó là gì, đến từ đâu và cách nào để vượt qua? 

- Việc khai thác trở lại các đường bay có điểm thuận lợi là được thực hiện theo lộ trình bài bản, có sự liên kết, tham gia của nhiều cơ quan có thẩm quyền các cấp, các địa phương và doanh nghiệp, từ đó vừa góp phần phục hồi hoạt động hàng không, vừa đảm bảo yêu cầu về an toàn phòng chống dịch. Tuy nhiên, trong giai đoạn thí điểm mở lại các đường bay như hiện nay, Vietnam Airlines cũng như các hãng hàng không gặp phải một số khó khăn như:

Thứ nhất, do chính sách khôi phục ngành dịch vụ, du lịch, khách sạn... tại các địa phương và một phần do tâm lý e ngại dịch bệnh của người dân, lượng khách du lịch đến nay hầu như không có trong khi đây là đối tượng chiếm tỷ trọng lớn của hàng không, đặc biệt trên các đường bay địa phương. Mặc dù nhiều đường bay đã được mở lại, song lượng khách đi lại hạn chế trong khi hãng hàng không vẫn phải duy trì đầy đủ nguồn lực để phục vụ các chuyến bay ổn định đã làm ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của hãng.

Thứ hai, do việc mở lại các đường bay hiện nay vẫn tuân theo sự chỉ đạo, hướng dẫn của cơ quan chức năng nên các hãng hàng không gặp khó khăn trong việc chủ động lập kế hoạch khai thác, đặc biệt là kế hoạch bay Tết Nguyên đán 2022.

Thứ ba, việc duy trì thực hiện các biện phòng dịch trong khi vẫn phải đảm đảm bảo chất lượng dịch vụ 4 sao là bài toán khó với Vietnam Airlines trong quá trình phục vụ hành khách. Hiện nay, theo quy định của Bộ Giao thông Vận tải, Vietnam Airlines và các hãng vẫn chưa được cung cấp các dịch vụ trên chuyến bay trừ nước uống, gây ra sự bất tiện nhất định cho hành khách.

+ Là “người trong cuộc”, ông có thể nhận định về tình hình ngành hàng không trong năm 2022?

- Vào tháng 5/2021, IATA đưa ra mức dự báo ngay trong năm 2022 thị trường sẽ hồi phục 88% so với năm 2019 và hồi phục hoàn toàn vào năm 2023. Tuy nhiên, tháng 10 vừa qua, tổ chức này đã hạ dự báo năm 2022 khu vực hồi phục dự kiến nhanh nhất là châu Âu cũng chỉ đạt 75%, châu Á thấp nhất khoảng 20% do ảnh hưởng của tốc độ tiêm vaccine và các chính sách kiểm soát của các quốc gia. Thị trường hàng không Việt Nam dự báo cũng theo các diễn tiến chung trong khu vực và trên thế giới.

Vietnam Airlines đã xây dựng dự báo mức độ phục hồi thị trường năm 2022 theo ba kịch bản cao, trung bình, thấp nhằm chủ động các phương án điều hành sản xuất kinh doanh. Trong đó, kịch bản lạc quan là dịch bệnh được kiểm soát tốt, không có đợt bùng phát dịch diện rộng và kịch bản xấu là có biến chủng mới, tình hình dịch phức tạp như đợt bùng phát dịch từ tháng 4 vừa qua.

Tuy nhiên, với tốc độ phủ rộng tiêm vaccine, các biện pháp phòng chống dịch hiệu quả của Chính phủ và các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi sản xuất kinh doanh, Vietnam Airlines tin tưởng thị trường sẽ có tiến triển trong năm 2022 và ngành hàng không sẽ sớm phục hồi, tăng trưởng trở lại.

Hoàng Hà (Thực hiện)

Bình Luận

Tin khác

CEO Vinamilk: Ưu tiên tiếp tục tăng thị phần, đảm bảo hiệu quả kinh doanh và cổ tức cho cổ đông​

CEO Vinamilk: Ưu tiên tiếp tục tăng thị phần, đảm bảo hiệu quả kinh doanh và cổ tức cho cổ đông​

(CLO) Ngày 25/4/2024, Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk) đã tổ chức Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) năm 2024. Theo đó, dựa trên kỳ vọng tình hình vĩ mô cải thiện trong năm 2024, công ty đặt mục tiêu tăng trưởng 4,4% về doanh thu và 5% về lợi nhuận trước thuế. Bên cạnh đó, chiến lược đổi mới về thương hiệu, sản phẩm và phát triển bền vững của Vinamilk cũng được cổ đông quan tâm.

Thị trường - Doanh nghiệp
Techcombank huy động thành công khoản vay hợp vốn thứ tư trị giá 200 triệu USD

Techcombank huy động thành công khoản vay hợp vốn thứ tư trị giá 200 triệu USD

(CLO) Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kỹ thương Việt Nam (Techcombank) huy động thành công khoản vay hợp vốn trị giá 200 triệu USD. Đây là giao dịch hợp vốn thứ 4 của Techcombank, thu hút 15 ngân hàng tham gia với tỉ lệ đăng ký cho vay dư ở mức cao.

Thị trường - Doanh nghiệp
Các nhà sản xuất năng lượng mặt trời Mỹ kêu gọi Nhà Trắng áp thuế đối hàng nhập khẩu từ châu Á

Các nhà sản xuất năng lượng mặt trời Mỹ kêu gọi Nhà Trắng áp thuế đối hàng nhập khẩu từ châu Á

(CLO) Một nhóm các nhà sản xuất tấm pin mặt trời lớn của Mỹ đã kiến nghị lên Tổng thống Joe Biden kêu gọi áp thuế nhập khẩu đối với tấm pin nhập khẩu từ Campuchia, Malaysia, Thái Lan và Việt Nam. Lý do: giá thấp đang ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động kinh doanh của họ.

Thị trường - Doanh nghiệp
Trung Quốc đang dẫn đầu thế giới vì bán ôtô điện giá rẻ?

Trung Quốc đang dẫn đầu thế giới vì bán ôtô điện giá rẻ?

(CLO) Trong khi các nhà sản xuất ô tô của Mỹ và châu Âu đang vật lộn với nhu cầu xe điện yếu, Trung Quốc đang tung ra ngày càng nhiều xe điện cỡ nhỏ và giá rẻ nhằm chiếm lĩnh thị trường ôtô trong nước và các thị trường khác ở châu Á.

Thị trường - Doanh nghiệp
Cơ hội cho hàng hóa Việt Nam xuất khẩu sang Singapore

Cơ hội cho hàng hóa Việt Nam xuất khẩu sang Singapore

(CLO) Để có thể giữ vững và nâng cao thứ hạng, tăng thị phần và tăng giá trị xuất khẩu thủy sản sang Singapore, Việt Nam cần tiếp tục nâng cao hơn nữa chất lượng các mặt hàng thủy sản. 

Thị trường - Doanh nghiệp