Vĩnh Phúc: Cần có cái nhìn khách quan về việc sáp nhập trường

Thứ hai, 17/07/2017 11:27 AM - 0 Trả lời

Vồn là ngôi trường giàu truyền thống tại Vĩnh Phúc, chính vì vậy việc sáp nhập trường THCS- THPT Hai Bà Trưng ( Địa chỉ tại Thị xã Phúc Yên – Tỉnh Vĩnh Phúc) đang nhận được sự quan tâm đặc biệt của dư luận. Nhiều thông tin liên quan đến tâm tư, nguyện vọng của các bên liên quan đã được phản ánh nhưng xét một cách tổng thể thì cần phải có cái nhìn sự khách quan trong vấn đề này.

(CLO) Vốn là ngôi trường giàu truyền thống tại Vĩnh Phúc nên việc Trường THCS - THPT Hai Bà Trưng (địa chỉ tại Thị xã Phúc Yên) sáp nhập vào Trường THPT Phúc Yên đang nhận được sự quan tâm đặc biệt của dư luận. Nhiều thông tin liên quan đến tâm tư, nguyện vọng của các bên liên quan đã được phản ánh nhưng xét một cách tổng thể thì cần phải có cái nhìn sự khách quan trong vấn đề này. Chủ trương đúng đắn của tỉnh Vĩnh Phúc Thực hiện Đề án 01 của Tỉnh ủy về sắp xếp tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế và nâng cao chất lượng đội ngũ công chức, viên chức giai đoạn 2016-2021, Sở Giáo dục và Đào tạo đã xây dựng kế hoạch, báo cáo UBND tỉnh triển khai phương án sáp nhập một số trường THPT trên địa bàn. Cụ thể, tại huyện Vĩnh Tường, sáp nhập trường THPT Đội Cấn và Hồ Xuân Hương; tại huyện Lập Thạch, sáp nhập trường THPT Văn Quán và THPT Trần Nguyên Hãn, trường THPT Liễn Sơn và THPT Thái Hòa; tại thị xã Phúc Yên, sáp nhập trường THCS&THPT Hai Bà Trưng và THPT Phúc Yên. [caption id="attachment_173084" align="aligncenter" width="640"]Báo Công luận Trường THCS-THPT Hai Bà Trưng[/caption] Được biết, mục đích việc sáp nhập một số trường học trên nhằm sắp sếp lại tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế, nâng cao chất lượng dạy và học của giáo viên, học sinh; đảm bảo một số tiêu chí về chuẩn quốc gia như số lượng, chất lượng giáo viên, học sinh; diện tích nhà trường, hệ thống cơ sở vật chất… Theo văn bản số 29 ngày 9/3/2017 của Sở Giáo dục và Đào tạo thì trường THPT Hai Bà Trưng không phải là trường chất lượng cao; toàn tỉnh hiện chỉ có duy nhất thị xã Phúc Yên có mô hình một trường 2 cấp học (THCS và THPT) thuộc hệ công lập. Mô hình này gây khá nhiều khó khăn cho công tác quản lý, chỉ đạo thực hiện một số hoạt động trong lĩnh vực chuyên môn. Bên cạnh đó, xét về tiêu chí chuẩn quốc gia, trường THPT Hai Bà Trưng không đạt mức quy định về diện tích xây dựng với 5.280m2. Trao đổi với PV Báo điện tử Công luận về việc sáp nhập một số trường trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc, ông Vũ Việt Văn, Phó chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc cho biết: "Việc sáp nhập nhằm mục đích nâng cao chất lượng dạy và học cũng như cải thiện cơ sở vật chất cho đội ngũ cán bộ, giáo viên và học sinh trong các nhà trường. Chủ trương này cũng nhằm thực hiện tinh thần chuẩn hóa các trường học trên địa bàn theo yêu cầu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI vào trước thời điểm năm 2020. Sau sáp nhập, tỉnh và các cơ quan liên quan khẳng định sẽ đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của toàn bộ đội ngũ cán bộ, giáo viên cũng như học sinh trong các nhà trường”. Chất lượng đào tạo phải được đưa lên hàng đầu.
Trên địa bàn thị xã Phúc Yên hiện nay có 5 trường THPT gồm: THPT Bến Tre, trường THPT Xuân Hòa, THCS&THPT Hai Bà Trưng, THPT Phúc Yên và PTDT Nội trú THCS&THPT Phúc Yên. Riêng khu vực nội thị của thị xã Phúc Yên, trong diện tích 1km2 có 3 trường THPT khá gần nhau là THPT Bến Tre, THPT Phúc Yên và THCS&THPT Hai Bà Trưng. THPT Hai Bà Trưng tiền thân là trường THCS Hai Bà Trưng do UBND thị xã Phúc Yên quản lý. Năm 2009, UBND tỉnh Vĩnh Phúc sáp nhập THCS Hai Bà Trưng và trường bán công Hai Bà Trưng thành trường THCS&THPT Hai Bà Trưng. [caption id="attachment_173086" align="aligncenter" width="640"] Ông Vũ Việt Văn, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc phát biểu về chủ trương của Tỉnh Vĩnh Phúc trong việc sáp nhập các trường trên địa bàn Ông Vũ Việt Văn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc phát biểu về chủ trương sáp nhập các trường trên địa bàn - Ảnh Nguyễn Lượng[/caption] Hiện nay, trường có 486 học sinh (khối THPT) theo học, diện tích nhỏ (5.280 m2) và không đáp ứng yêu cầu đạt chuẩn quốc gia theo quy định của tỉnh. Trong khi đó, giao thông không thuận lợi do gần các trường chuyên nghiệp của tỉnh, đường vào nhỏ, hẹp (phải đi qua chợ Trung tâm thị xã Phúc Yên). Theo tính toán, năm học 2017 - 2018, tổng số học sinh lớp 9 tốt nghiệp là 1.053, nếu phân luồng 70% học sinh vào THPT thì có 737 học sinh vào lớp 10. Dự kiến trường THPT Xuân Hòa khoảng 337 học sinh, 3 trường THPT ở nội thị chỉ còn 400 học sinh.

Thống kê số lượng học sinh tốt nghiệp THCS hàng năm tính đến năm 2021 cho thấy trên địa bàn thị xã Phúc Yên chỉ dao động từ 1.300 đến 1.630 học sinh. Nếu phân luồng học sinh sau THCS theo tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh đến năm 2020, 65 - 70% học sinh tốt nghiệp THCS tiếp tục học THPT, 30 -35% còn lại học bổ túc văn hóa, học nghề, thì thị xã Phúc Yên chỉ cần 03 trường THPT là đủ đảm bảo tuyển hết số học sinh trên, một trường ở khu vực Xuân Hòa và 2 trường ở khu vực nội thị thị xã Phúc Yên.

Trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc hiện nay chỉ còn duy nhất thị xã Phúc Yên có mô hình trường có 2 cấp học (công lập). Mô hình này đến nay chủ yếu phát triển ở loại hình trường tư thục, trường miền núi, dân tộc nội trú. Trong khi đó, phường Trung Nhị hiện nay là phường duy nhất ở tỉnh Vĩnh Phúc chưa có trường THCS. Trong khi hơn 400 học sinh của phường này phải đi học “nhờ” ở phường khác. Chủ trương sáp nhập để nâng cao chất lượng là đúng, nhưng để nó thực sự đi vào cuộc sống, các cơ quan có thẩm quyền cần  đưa ra một lộ trình phù hợp, quan tâm đến tâm tư, nguyện vọng của học sinh, phụ huynh học sinh để tạo sự đồng thuận cao. Báo Điện tử Congluan.vn sẽ tiếp tục thông tin sự việc này

Hoàng Dương

Tin khác

Công trình tượng đài nữ pháo binh Ngư Thủy xuống cấp: Cần sớm được đầu tư tu sửa

Công trình tượng đài nữ pháo binh Ngư Thủy xuống cấp: Cần sớm được đầu tư tu sửa

(NB&CL) Tượng đài nữ pháo binh Ngư Thủy (xã Ngư Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình) được hoàn thành và đưa vào sử dụng năm 2008 với kinh phí khoảng 2,6 tỷ đồng, sau nhiều năm đưa vào sử dụng đã xuống cấp, khuôn viên nhếch nhác, cần sớm được đầu tư, nâng cấp.

Điều tra
Bắc Ninh: Công ty Đông Đô “khổ sở” kêu cứu vì bị… chồng lấn quy hoạch?

Bắc Ninh: Công ty Đông Đô “khổ sở” kêu cứu vì bị… chồng lấn quy hoạch?

(NB&CL) Hơn 6 ha đất đang làm Trung tâm sát hạch và dạy nghề lái xe ô tô được UBND tỉnh Bắc Ninh cho phép theo quy định pháp luật. Nhưng hiện nay, quy hoạch chi tiết 1/500 điều chỉnh Cụm công nghiệp vừa và nhỏ Lâm Bình, huyện Lương Tài đã chồng lên phần diện tích mà Công ty TNHH Kỹ Thương Đông Đô đang sử dụng, khiến doanh nghiệp “kêu cứu”.

Điều tra
Quán cà phê “mọc” giữa ruộng: Vì sao UBND xã Chư Đang Ya xin cơ chế đặc thù?

Quán cà phê “mọc” giữa ruộng: Vì sao UBND xã Chư Đang Ya xin cơ chế đặc thù?

(CLO) Lãnh đạo UBND huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai vừa cho biết: Huyện đã chỉ đạo các phòng chuyên môn xem xét, tham mưu hình thức xử lý liên quan đến quán cà phê “mọc” giữa ruộng như báo Nhà báo và Công luận đã phản ánh.

Điều tra
Yêu cầu Trường Cao đẳng Y - Dược cộng đồng báo cáo việc thành lập 'Viện Đào tạo làm đẹp'

Yêu cầu Trường Cao đẳng Y - Dược cộng đồng báo cáo việc thành lập "Viện Đào tạo làm đẹp"

(CLO) Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội) đã có công văn yêu cầu Trường Cao đẳng Y - Dược cộng đồng báo cáo về việc thành lập, hoạt động của các viện trực thuộc sau thông tin phản ánh của báo Nhà báo và Công luận.

Điều tra
Những nhà thầu 'quen mặt' tại các gói thầu của Sở GTVT Cao Bằng

Những nhà thầu "quen mặt" tại các gói thầu của Sở GTVT Cao Bằng

(CLO) Công ty Cổ phần Quản lý đường bộ Cao Bằng, Công ty Cổ phần Xây dựng giao thông Thành Long là hai nhà thầu "quen mặt" thường xuyên trúng các gói thầu tại Sở Giao thông vận tải tỉnh Cao Bằng, với tỷ lệ tiết kiệm ngân sách chỉ là "con số tượng trưng".

Điều tra