Virus cùng họ với Ebola khiến 9 người mắc tử vong ở Châu Phi nguy hiểm như thế nào?

Thứ ba, 21/02/2023 10:09 AM - 0 Trả lời

(CLO) Vừa qua, tại Guinea Xích đạo (Châu Phi), có 9 trường hợp tử vong và 16 trường hợp nghi nhiễm virus Marburg với các triệu chứng sốt, mệt mỏi, tiêu chảy, xuất huyết, suy đa tạng.

Tình huống này dẫn tới việc Tổ chức Y tế Thế giới phải đưa ra những cảnh báo. Vậy virus Marburg là gì? Virus này có dễ lây nhiễm không và cần làm gì để phòng ngừa?

Theo Phó Giáo sư Đỗ Duy Cường - Giám đốc Trung tâm Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Bạch Mai, virus Marburg cùng họ với virus Ebola, có cấu trúc ARN, là một virus có ổ chứa tự nhiên là một loài dơi ăn quả ở châu Phi là Rousettus aegyptiacus.

virus cung ho voi ebola khien 9 nguoi mac tu vong o chau phi nguy hiem nhu the nao hinh 1

Theo Phó Giáo sư Đỗ Duy Cường - Giám đốc Trung tâm Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Bạch Mai rất khó để lây ra đại dịch toàn cầu (ảnh nguồn Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương).

Tên của virus được lấy từ phòng thí nghiệm Marburg nước Đức - nơi phát hiện ra loại virus này vào năm 1967. Virus Marburg gây bệnh lẻ tẻ tại các nước cận Sahara như Uganda, Guinea Xích đạo, Congo, Angola… với tỉ lệ tử vong cao có thể từ 30-90%.

Theo ông Đỗ Duy Cường, con người hít phải chất tiết hoặc nước tiểu của loài dơi ăn quả sẽ bị nhiễm bệnh, sau đó lây từ người sang người.

Virus Marburg lây từ người sang người qua tiếp xúc gần, dịch cơ thể, đường máu, nước tiểu, nước bọt, mồ hôi, các chất tiết nôn, sữa, dịch ối, tinh dịch…

Ngoài ra khi một số vật dụng chăm sóc người bệnh như quần áo, ga trải giường, bơm kim tiêm, vật dụng y tế… nếu nhiễm virus thì có thể lây sang người. Virus Marburg cũng có thể lây trong phòng thí nghiệm hay nhân viên y tế chăm sóc người bệnh.

Ông Đỗ Duy Cường cho biết, virus Marburg thường lây qua đường tiếp xúc, có thể lây qua đường hô hấp cụ thể là giọt bắn khi tiếp xúc rất gần.

Triệu chứng khi nhiễm virus Marburg: Bệnh do virus Marburg gây ra rất khó chẩn đoán lâm sàng, biểu hiện lâm sàng rất dễ nhầm với các bệnh lưu hành tại vùng đó. Ví dụ như ở Châu Phi hay gặp Ebola, sốt vàng, thương hàn, sốt xuất huyết…

Thời gian ủ bệnh kéo dài từ 2-21 ngày. Khởi phát bệnh nhân có thể xuất hiện các biểu hiện như: Sốt đột ngột, ớn lạnh, đau đầu, đau cơ, đau người.

Ngày thứ 5 có thể xuất hiện phát ban, cảm giác rát trên thân mình. Ngoài ra còn kèm theo buồn nôn, đau ngực, đau bụng, đau họng, tiêu chảy, vàng mắt, có biểu hiện xuất huyết, mê sảng đi vào sốc và dẫn đến suy gan, suy đa tạng, rối loạn đông máu và có thể gây tử vong.

Để chẩn đoán xác định ca bệnh nhiễm virus Marburg cần sử dụng xét nghiệm trong phòng thí nghiệm như ELISA và PCR. Đối với các bệnh nhân tử vong có thể lấy máu hoặc các mẫu sinh thiết tại các tổ chức của cơ thể để làm nhuộm hóa mô miễn dịch hoặc nuôi cây để phát hiện ra virus.

Vị chuyên gia này cho rằng, hiện nay chưa có vaccine hay thuốc kháng virus đặc hiệu để điều trị. Người mắc bệnh do virus Maruburg sẽ phải cách ly nghiêm ngặt và phương pháp điều trị chủ yếu là điều trị hỗ trợ như bù nước điện giải, chống xuất huyết, truyền máu, nếu có biểu hiện nặng thì cần thở oxy, hồi sức chống suy đa tạng….

Cho dù áp dụng các biện pháp hồi sức tích cực, người mắc bệnh đều có tiên lượng nặng, tỷ lệ tử vong cao.

Để phòng ngừa, bệnh do virus Marburg chưa có vaccine phòng bệnh nên chúng ta cần phòng bệnh bằng các phương pháp không đặc hiệu như hạn chế đến các vùng có nguy cơ nhiễm bệnh.

Tránh tiếp xúc với các loài dơi ăn quả cũng như với người nghi ngờ mắc bệnh. Nếu tiếp xúc với người bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh thì cần mang bảo hộ lao động (găng tay, khẩu trang, dung dịch sát trùng, khử khuẩn…).

Theo ông Cường, tại Việt Nam chưa xuất hiện ca bệnh do virus Marburg, chúng ta cần thận trọng nhưng không cần quá hoang mang lo ngại vì từ trước đến nay bệnh mới chỉ xuất hiện lẻ tẻ và liên quan đến ở Châu Phi chứ chưa lan sang các lục địa khác.

Phó Giáo sư Đỗ Duy Cường cũng cho biết, các bệnh dịch nguy hiểm thường lây qua đường hô hấp vì virus sẽ phát tán nhanh. Còn virus Marburg chỉ có thể lây khi tiếp xúc gần và gây bệnh mang tính đặc thù theo vùng. Đây là một bệnh gây dịch nguy hiểm nhưng hiện tại chưa đủ yếu tố để lan ra toàn cầu cũng như đến Việt Nam.

Người dân cần nâng cao cảnh giác, theo dõi chặt chẽ diễn biến bệnh để có những biện pháp bảo vệ bản thân thì sẽ hạn chế được nguy cơ mắc bệnh.

Trinh Phúc

Bình Luận

Tin khác

Vinh danh “Ngôi sao thuốc Việt” lần thứ 2

Vinh danh “Ngôi sao thuốc Việt” lần thứ 2

(CLO) Danh hiệu “Ngôi sao thuốc Việt” được Bộ Y tế trao tặng với mục đích ghi nhận và tôn vinh các doanh nghiệp sản xuất thuốc trong nước có nhiều sản phẩm thuốc điều trị hiệu quả, thị trường lớn, được người dân tin dùng.

Sức khỏe
Bộ Y tế gia hạn lưu hành hàng trăm thuốc, nguyên liệu làm thuốc

Bộ Y tế gia hạn lưu hành hàng trăm thuốc, nguyên liệu làm thuốc

(CLO) TS Vũ Tuấn Cường - Cục trưởng Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế vừa ký ban hành các quyết định công bố gia hạn giấy đăng ký lưu hành thuốc và nguyên liệu làm thuốc đối với gần 130 loại sản phẩm.

Sức khỏe
Đi tìm lời giải cho bài toán đảm bảo an toàn thực phẩm - Bài 3: Quản lý đang chạy theo thực tiễn

Đi tìm lời giải cho bài toán đảm bảo an toàn thực phẩm - Bài 3: Quản lý đang chạy theo thực tiễn

(CLO) Các vụ ngộ độc thực phẩm lớn thời gian qua có điểm chung là các cơ sở này kinh doanh không cần Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm. Chính điểm chung này, theo các chuyên gia, đang gây khó khăn cho công tác bảo đảm an toàn thực phẩm trong đời sống hiện nay.

Sức khỏe
Sở Y tế Thái Bình đã phê duyệt 159 gói thầu thuốc, hóa chất, vật tư y tế trị giá trên 594 tỷ đồng

Sở Y tế Thái Bình đã phê duyệt 159 gói thầu thuốc, hóa chất, vật tư y tế trị giá trên 594 tỷ đồng

(CLO) Vừa qua, UBND tỉnh Thái Bình đã chủ trì cuộc họp nghe Sở Y tế báo cáo nội dung công tác đấu thầu mua sắm thuốc, hóa chất, vật tư, trang thiết bị y tế phục vụ nhân dân; công tác quản lý, sắp xếp trụ sở một số đơn vị sự nghiệp trên địa bàn thành phố.

Sức khỏe
Đi tìm lời giải cho bài toán đảm bảo  an toàn thực phẩm -  Bài 2: Ngộ độc thực phẩm: Nguyên nhân chính từ Nghị định 15/2018/NĐ-CP?

Đi tìm lời giải cho bài toán đảm bảo an toàn thực phẩm - Bài 2: Ngộ độc thực phẩm: Nguyên nhân chính từ Nghị định 15/2018/NĐ-CP?

(CLO) Theo các chuyên gia, mặc dù đã có những nỗ lực nhằm hạn chế các vụ ngộ độc thực phẩm xảy ra tuy nhiên công tác quản lý hiện nay có nhiều bất cập, thậm chí một số điểm còn chưa khoa học.

Sức khỏe