Vốn hóa 500 công ty tư nhân giá trị nhất thế giới tăng hơn 40%

Thứ tư, 25/08/2021 07:40 AM - 0 Trả lời

(CLO) Vốn hóa 500 công ty tư nhân lớn nhất toàn cầu tăng hơn 40% so với cùng kỳ 2 năm trước nhờ sự phát triển mạnh mẽ của kinh tế kỹ thuật số trong bối cảnh đại dịch Covid-19 bùng phát.

Tăng trưởng mạnh

Vốn hóa 500 công ty tư nhân giá trị nhất toàn cầu tăng hơn 40%. Ảnh: South China Morning Post.

Vốn hóa 500 công ty tư nhân giá trị nhất toàn cầu tăng hơn 40%. Ảnh: South China Morning Post.

Theo South China Morning Post đưa tin hôm 23/8, vốn hóa 500 công ty tư nhân giá trị nhất thế giới tăng hơn 40% so với cùng kỳ 2 năm trước nhờ sự phát triển mạnh mẽ của kinh tế kỹ thuật số trong đại dịch Covid-19.

Đây là kết quả một cuộc điều tra do Viện nghiên cứu Hurun có trụ sở tại Thượng Hải (Trung Quốc) thực hiện, trên cơ sở phân tích dữ liệu của các công ty đại chúng kể từ 1/12/2020 đến ngày 15/07/2021.

Trong khi các công ty khác đều đang hứng chịu cú sốc toàn cầu do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, vốn hóa 500 công ty hàng đầu đã tăng gần 100.000 tỷ nhân dân tệ (tương đương hơn 15.400 tỷ USD) so với thời điểm trước đại dịch. Tổng giá trị vốn hóa của top 500 công ty này đạt 375.000 tỷ nhân dân tệ (khoảng 57.700 tỷ USD).

“Sự tăng trưởng hơn 100.000 tỷ nhân dân tệ của các công ty hàng đầu này xấp xỉ với GDP hàng năm của Trung Quốc”, theo ông Rupert Hoogewerf, Chủ tịch kiêm Giám đốc nghiên cứu của Hurun Report cho biết.

“Những nguyên nhân chính bao gồm sự tăng trưởng của nền kinh tế kỹ thuật số, sự gia tăng giá trị mạnh mẽ trong lĩnh vực công nghệ sinh học và các ngành công nghiệp có công nghệ cốt lõi, cũng như việc chính sách kích thích tiền tệ quy mô lớn của Mỹ và các nước”, ông Hoogewerf nhận định.

Những điểm sáng

Moderna là một trong số hai công ty có vốn hóa tăng ấn tượng nhất trong hai năm qua. Ảnh: Getty Images.

Moderna là một trong số hai công ty có vốn hóa tăng ấn tượng nhất trong hai năm qua. Ảnh: Getty Images.

Hai công ty có vốn hóa tăng ấn tượng nhất kể từ khi đại dịch Covid-19 lần đầu tiên xuất hiện ở Trung Quốc vào đầu năm 2020 là NIO và Moderna. Hãng sản xuất xe điện Trung Quốc NIO đã chứng kiến giá trị tăng gấp 25 lần, nhiều hơn bất kỳ công ty nào khác trong bảng xếp hạng 500 của Hurun.

Trong khi đó, hãng sản xuất vaccine chống Covid-19 của Mỹ Moderna đã chứng kiến giá trị vốn hóa thị trường tăng gấp 12 lần, phản ánh sự nổi tiếng của công ty này trong bối cảnh nhu cầu vaccine đang tăng cao khi đại dịch Covid-19 vẫn còn diễn biến phức tạp.

Theo Wall Street Journal, từ đầu năm tới nay, cổ phiếu của nhà sản xuất vaccine Moderna đã tăng 267%, thuộc top cổ phiếu sinh lời cao nhất trong S&P 500 năm nay. Trong nhóm chỉ số S&P 500, chỉ có vài cổ phiếu đạt được mức tăng trưởng ba chữ số so với hồi đầu năm nay.

Hurun tính toán định giá của các công ty tư nhân bằng cách tham khảo các công ty tương tự trong cùng một ngành hoặc dựa trên vòng tài trợ mới nhất.

Dẫn đầu bảng danh sách 500 công ty giá trị nhất của Hurun Global 2021 là Mỹ với 243 công ty. Apple là công ty giá trị nhất thế giới, tăng 15% lên 2.400 tỷ USD. Công ty này cùng với Microsoft, Amazon và Alphabet tạo thành bộ tứ “World’s Big 4”, với tổng giá trị vốn hóa tăng thêm 4.000 tỷ USD, lên mức 8.000 tỷ USD, chiến 14% giá trị trong số 500 công ty lớn nhất thế giới của Hurun Global 2021.

Tiếp đến là Trung Quốc với 47 công ty, giảm 4 so với năm ngoái. Song, Trung Quốc đã có thêm 7 công ty IPO trong năm nay. Được dẫn dắt bởi Tencent và Alibaba, các công ty Trung Quốc trong danh sách có tổng giá trị khoảng 36.000 tỷ nhân dân tệ (tương đương hơn 5.500 tỷ USD.)

ByteDance, công ty mẹ của ứng dụng chia sẻ video TikTok nổi tiếng toàn cầu (có trụ sở tại Bắc Kinh) đã công bố mức tăng cao thứ hai trong năm nay, với giá trị vốn hóa tăng 168%, đạt 1,8 nghìn tỷ nhân dân tệ chỉ xếp sau tập đoàn đầu tư Blackstone Group của Mỹ về tỷ lệ phần trăm.

Trong những tuần gần đây, cả Tencent và Alibaba – hai ông lớn công nghệ Trung Quốc – đều chứng kiến giá trị vốn hóa thị trường lao dốc khi giảm mạnh hơn 400 tỷ USD so với mức đỉnh trong tháng 2. Mức thua lỗ này tương đương với quy mô của đế chế thời trang cao cấp Pháp LVMH, chủ sở hữu của Louis Vuitton.

Theo dữ liệu thị trường mới nhất, Công ty Sản xuất Chất bán dẫn Đài Loan (TSMC) vươn lên xếp hạng thứ 10 trong danh sách của Hurun, vượt qua Tencent để trở thành công ty có giá trị nhất khu vực châu Á.

Nhật Bản xếp thứ ba trong danh sách của Hurun với 30 công ty. Trong khi đó, Anh đứng thứ 4 với 24 công ty, tăng 3.

Hương Vũ

Tin khác

Ủy ban Chứng khoán Nhà nước có tân Phó Chủ tịch sinh năm 1976

Ủy ban Chứng khoán Nhà nước có tân Phó Chủ tịch sinh năm 1976

(CLO) Ngày 10/5, ông Bùi Hoàng Hải, Vụ trưởng Vụ Quản lý chào bán chứng khoán chính thức nhận quyết định bổ nhiệm làm Phó Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN).

Tài chính - Bảo hiểm
Vì sao giá xăng trong nước hôm qua giảm mạnh?

Vì sao giá xăng trong nước hôm qua giảm mạnh?

(CLO) Việc tồn kho dầu thô thương mại của Mỹ tăng lên, hoặc hy vọng về cuộc đàm phán ngừng bắn ở dải Gaza giữa Israel và Hamas… đã khiến giá dầu thế giới lao dốc.

Thị trường - Doanh nghiệp
Singapore sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm quản lý thị trường chứng khoán cho Việt Nam

Singapore sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm quản lý thị trường chứng khoán cho Việt Nam

(CLO) Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) đã có buổi trao đổi công việc với lãnh đạo Cơ quan quản lý tiền tệ Singapore (MAS), Sở giao dịch chứng khoán Singapore (SGX) và một số đại diện của MAS.

Tài chính - Bảo hiểm
Bamboo Capital (BCG) phát hành thêm 266 triệu cổ phiếu, tăng vốn điều lệ lên 8.802 tỷ đồng

Bamboo Capital (BCG) phát hành thêm 266 triệu cổ phiếu, tăng vốn điều lệ lên 8.802 tỷ đồng

(CLO) Ngày 25/4/2024, BCG đã được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp giấy chứng nhận đăng ký chào bán cổ phiếu ra công chúng. Theo đó, BCG sẽ phát hành 266.733.811 cổ phiếu với giá 10.000 đồng/cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu. Nếu đợt phát hành thành công, số tiền BCG thu về ước tính hơn 2.667 tỷ đồng, vốn điều lệ Công ty sẽ tăng từ 5.335 tỷ lên 8.000 tỷ đồng.

Thị trường - Doanh nghiệp
Kế hoạch chuyển đổi nền kinh tế của Nga là gì?

Kế hoạch chuyển đổi nền kinh tế của Nga là gì?

(CLO) Quyền Phó Thủ tướng thứ nhất Andrey Belousov cho biết, Nga đã vạch ra kế hoạch chuyển đổi nền kinh tế đất nước vào năm 2030. Theo ông, động lực tăng trưởng kinh tế sẽ không đến từ bên ngoài mà là đến từ chính khu vực sản xuất.

Thị trường - Doanh nghiệp