VOV ĐBSCL và Đài PTTH An Giang trao đổi nghiệp vụ tuyên truyền mùa nước nổi gắn với thích ứng với biến đổi khí hậu

Thứ sáu, 21/09/2018 20:05 PM - 0 Trả lời

(CLO) Ngày 21/9, Chi hội Nhà báo Cơ quan thường trú Đài Tiếng nói Việt Nam thường trú khu vực ĐBSCL, phối hợp với Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh An Giang tổ chức trao đổi nghiêp vụ với chủ đề tuyên truyền mùa nước nổi gắn với thích ứng biến đổi khí hậu.

Tại buổi giao lưu nghiệp vụ, các phóng viên, biên tập viên tham dự đã nêu ra những kinh nghiệm, kỹ năng trong quá trình tác nghiệp mùa nước nổi tại ĐBSCL gắn với biến đổi khí hậu; trong đó tập trung xoay quanh vấn đề nên gọi mùa nước nổi hay mùa lũ; quan điểm người làm báo về thực tiễn trong cuộc sống về mùa nước nổi; liên kết để đảm bảo sản xuất nông nghiệp; vấn đề khai thác lợi thế mùa nước nổi và góc nhìn của nhà báo; mùa nước lớn người dân mừng hay lo và đảm bảo sản xuất lúa vụ 3…

Báo Công luận
 Quang cảnh buổi trao đổi nghiệp vụ

Ông Nguyễn Văn Lên, Giám đốc Đài Phát thanh Truyền hình tỉnh An Giang cho rằng: Giữa hai đơn vị có mối quan hệ truyền thống lâu dài, gắn kết với chặt chẽ với nhau trong nhiều sự kiện quan trọng; hoạt động trao đổi nghiệp vụ sẽ giúp cho hai đơn sẽ tiếp tục gắn bó mật thiết hơn nữa. 

Chủ đề tuyên truyền mùa nước nổi gắn với thích ứng biến đổi khí hậu đang là vấn đề nóng của ĐBSCL và được người dân trong khu vực đặc biệt quan tâm. Mùa nước nổi đẹp nhưng cũng có nhiều vấn đề đặt ra và trách nhiệm của các phóng viên, biên tập viên cần nhìn nhận và tuyên truyền sao cho phù hợp về mùa nước nổi. 

Ông Lên chia sẻ: “Nhìn nhận về mùa nước nổi ở ĐBSCL có rất nhiều quan điểm khác nhau, đây là vấn đề tiếp tục cần nhìn nhận cho rõ và có một quan điểm tuyên truyền sâu sắc hơn nữa, đây là vấn đề người dân hết sức quan tâm. Chúng ta cùng chia sẻ, cùng thảo luận qua đó có định hướng tuyên truyền cho đúng mức ở ĐBSCL”.

Nhà báo Lê Quốc Hưng, Giám đốc Cơ quan thường trú Đài Tiếng nói Việt Nam khu vực ĐBSCL cho biết: Đây là dịp để những người làm báo học hỏi, trao đổi kinh nghiệm với nhau trong quá trình thực hiện đề tài về mùa nước nổi. Thông qua những chia sẻ sẽ giúp cho các phóng viên, biên tập viên có thêm những kỹ năng, kiến thức trong quá trình tác nghiệp, tìm tòi, phát hiện ra các đề tài mới để phục vụ tốt cho công tác tuyên truyền. 

Ông Hưng nói: “Chúng ta phải chấp nhận cuộc sống và phải chung sống và cái điều này tôi nghĩ đó là chuyện muôn thuở của ĐBSCL. Chúng ta làm công tác tuyên truyền phải làm sao đúng định hướng nhưng lại phải hấp dẫn, phải hay và phải thiết thực với cuộc sống của nhân dân.

Mùa nước nổi ở ĐBSCL thường bắt đầu từ tháng 8 đến tháng 9 âm lịch, nước từ đầu nguồn sông Mê Kông đổ về và hai tỉnh An Giang và Đồng Tháp là những nơi đón nước lũ, và khi nước lũ về mang theo biết bao sản vật thiên nhiên, trong đó phải kể đến như cá linh, tôm, cua, ốc, rắn, bông súng và bông điên điển… đã giúp cho nhiều người dân có thêm thu nhập từ đánh bắt và nuôi trồng thủy sản mùa lũ. Không chỉ những sản vật thiên nhiên, mà lũ về còn giúp thau rửa đồng ruộng, mang theo phù sa, người dân sẽ giảm được chi phí sản xuất vụ lúa Đông Xuân tới.

Cuộc trao đổi nghiệp vụ giữa Chi hội Nhà báo Đài Tiếng nói Việt Nam, thường trú khu vực ĐBSCL và Đài Phát thanh Truyền hình tỉnh An Giang đã giúp cho các phóng viên, biên tập viên nâng cao được kỹ năng, kiến thức về tuyên truyền mùa nước nổi và thích ứng với Biến đổi khí hậu tại ĐBSCL.

 Nhật Trường

Tin khác

Báo Phụ nữ TP HCM công bố Cuộc thi viết “Vẻ đẹp của nước”

Báo Phụ nữ TP HCM công bố Cuộc thi viết “Vẻ đẹp của nước”

(CLO) Ngày 2/5, Báo Phụ nữ TP HCM phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức họp báo công bố Cuộc thi viết với chủ đề “Vẻ đẹp của nước”.

Nghề báo
Toạ đàm về xu hướng truyền thông mới: Biến khó khăn thách thức thành cơ hội phát triển

Toạ đàm về xu hướng truyền thông mới: Biến khó khăn thách thức thành cơ hội phát triển

(CLO) Nhằm đẩy mạnh hơn nữa các hoạt động Đoàn gắn với công tác chuyên môn nghiệp vụ, chiều 2/5, Ban chấp hành Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Đài Truyền hình Việt Nam phối hợp với các đơn vị tổ chức chương trình tọa đàm “Xu hướng truyền thông mới – Cơ hội và thách thức”.

Nghề báo
Bổ nhiệm ông Trần Văn Biên làm Tổng biên tập Tạp chí Nghiên cứu lập pháp

Bổ nhiệm ông Trần Văn Biên làm Tổng biên tập Tạp chí Nghiên cứu lập pháp

(CLO) Sáng 2/5, tại trụ sở Văn phòng Quốc hội, Viện Nghiên cứu Lập pháp thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức Lễ công bố và trao quyết định bổ nhiệm Tổng biên tập Tạp chí Nghiên cứu lập pháp.

Nghề báo
“Điện Biên Phủ - Nhìn từ nước Pháp”: Góc nhìn mới về chiến dịch

“Điện Biên Phủ - Nhìn từ nước Pháp”: Góc nhìn mới về chiến dịch

(CLO) Nói về tác phẩm “Điện Biên Phủ - Nhìn từ nước Pháp” nhà báo Trần Thu Hà cho biết: “Bộ phim chỉ 50 phút, nhưng chúng tôi cố gắng chuyển tải được giá trị từ khối lượng thông tin đồ sộ, thành những câu chuyện dễ hiểu, mới mẻ và thu hút được khán giả, nhưng vẫn phải đảm bảo tính chính xác của thông tin”.

Nghề báo
Khai mạc Cuộc đua xe đạp “Về Điện Biên Phủ - 2024, Cúp Báo Quân đội nhân dân”

Khai mạc Cuộc đua xe đạp “Về Điện Biên Phủ - 2024, Cúp Báo Quân đội nhân dân”

(CLO) Chiều 1/5, tại khu vực hồ Hoàn Kiếm (Hà Nội), Báo Quân đội nhân dân (QĐND) phối hợp với Liên đoàn Xe đạp - Mô tô thể thao Việt Nam và một số đơn vị tổ chức Lễ khai mạc Cuộc đua xe đạp “Về Điện Biên Phủ - 2024, Cúp Báo Quân đội nhân dân”.

Nghề báo