Vovinam được đưa vào danh sách di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Thứ ba, 14/11/2023 06:45 AM - 0 Trả lời

(CLO) Bộ trưởng Bộ VHTT&DL Nguyễn Văn Hùng vừa ký quyết định đưa Nghệ thuận trình diễn dân gian, Tri thức dân gian Vovinam - Việt Võ đạo vào danh mục Di sản văn hoá phi vật thể quốc gia. Đây là tin vui đối với môn võ Việt đang phát triển rất mạnh mẽ trên toàn thế giới này.

Quyết định cũng giao Chủ tịch UBND các cấp, nơi có di sản văn hóa phi vật thể được đưa vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia “Nghệ thuật trình diễn dân gian, Tri thức dân gian Vovinam - Việt Võ Đạo Thành phố Hồ Chí Minh”, trong phạm vi nhiệm vụ và quyền hạn của mình, thực hiện việc quản lý nhà nước theo quy định của pháp luật về di sản văn hóa. Trước đó, UBND TP.HCM đã giao Sở Văn hóa và Thể thao phối hợp Liên đoàn Vovinam Thành phố hoàn thiện lập hồ sơ khoa học di sản văn hóa phi vật thể Việt Võ Đạo.

Việt Võ Đạo là môn võ truyền thống của dân tộc Việt Nam do cố võ sư Nguyễn Lộc sáng lập vào năm 1938 tại Hà Nội. Sau này, môn võ này được gọi là Vovinam gồm 2 phần: Võ thuật Việt Nam (Việt Võ Thuật) và Võ đạo Việt Nam (Việt Võ Đạo).

vovinam duoc dua vao danh sach di san van hoa phi vat the quoc gia hinh 1

Vovinam được công nhận di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Ảnh: thanhnien

Đến năm 1960, cố võ sư Lê Sáng tiếp nhận chức Trưởng môn, tiếp tục sự nghiệp quảng bá, phát triển Vovinam. Ông cùng các võ sư tìm tòi, nghiên cứu để hệ thống lý thuyết, kỹ thuật và võ đạo ngày càng được hoàn thiện, qua đó xây dựng nền móng vững chắc cho môn võ của Việt Nam.  

Hội đồng võ sư Trưởng quản môn phái Vovinam ra đời năm 2010 đánh dấu chặng đường mới của võ Việt. Cố võ sư Chánh Trưởng quản Nguyễn Văn Chiếu cùng các võ sư đưa Vovinam lan tỏa mạnh mẽ đến bạn bè quốc tế khắp thế giới. Với hệ thống kỹ thuật mang tính dân tộc, khoa học, thực dụng, sáng tạo cùng với triết lý nhân sinh thượng võ, Vovinam - Việt Võ Đạo đã góp phần giới thiệu đất nước và con người Việt Nam với cộng đồng quốc tế. 

Việc thành lập Liên đoàn Vovinam thế giới năm 2008 tạo bước ngoặt cho sự phát triển phong trào Vovinam toàn cầu, khi Liên đoàn Vovinam các châu lục được thành lập ở châu Á, châu Âu, châu Phi… Từ đó, hệ thống thi đấu quốc tế như giải vô địch các châu lục, vô địch thế giới diễn ra thường xuyên và ngày càng nâng cao về số lượng và chất lượng. Đến nay, Vovinam đã có mặt ở hơn 70 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới, thu hơn 2,5 triệu võ sinh tham gia luyện tập.

Ông Mai Hữu Tín, Chủ tịch Liên đoàn Vovinam thế giới, Chủ tịch Liên đoàn Vovinam Việt Nam cho biết, việc Vovinam được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia là thành quả của bao thế hệ trong quá trình 85 năm hình thành và phát triển môn phái. Đây là bước đi cần thiết để tiến tới đưa Vovinam thành Di sản văn hóa phi vật thể của thế giới.

Tại Việt Nam, Liên đoàn sẽ phát triển Vovinam ở khắp 63 tỉnh, thành phố và đẩy mạnh phong trào Vovinam trong học đường cũng như nâng cao số lượng và chất lượng võ sinh. Một mục tiêu khác được Liên đoàn quyết tâm thực hiện là xây Học viện Vovinam, dự kiến đặt tại TP.HCM, hứa hẹn là nơi đào tạo Vovinam không chỉ cho Việt Nam mà cả các nước trên thế giới. 

Dự kiến từ ngày 22 - 30/11 tới, Giải vô địch Vovinam thế giới lần VII năm 2023 sẽ diễn ra tại Nhà thi đấu Phú Thọ (TP.HCM). Hiện, Giải đã có hơn 650 vận động viên, huấn luyện viên, lãnh đội và lực lượng trọng tài đến từ 35 quốc gia và vùng lãnh thổ đăng ký tham dự.

PV (t/h) 

Bình Luận

Tin khác

Giáo hội Phật giáo Việt Nam lên tiếng về người được cho là 'Sư Thích Minh Tuệ'

Giáo hội Phật giáo Việt Nam lên tiếng về người được cho là 'Sư Thích Minh Tuệ'

(CLO) Giáo hội Phật giáo Việt Nam (GHPGVN) vừa có văn bản khẳng định, người được cho là 'Sư Thích Minh Tuệ' không phải là tu sĩ Phật giáo, không tu tập và không là nhân sự của bất cứ ngôi chùa, cơ sở tự viện nào.

Đời sống văn hóa
Độc đáo lễ Tậc ka coong của đồng bào Cơ Tu ở Thừa Thiên Huế

Độc đáo lễ Tậc ka coong của đồng bào Cơ Tu ở Thừa Thiên Huế

(CLO) Đồng bào Cơ Tu ở tỉnh Thừa Thiên Huế lần đầu tiên tổ chức tái hiện lễ hội cúng thần núi Tậc ka koong với các nghi thức truyền thống.

Đời sống văn hóa
20 đoàn nghệ thuật tham gia Liên hoan Tiếng hát Làng Sen 2024

20 đoàn nghệ thuật tham gia Liên hoan Tiếng hát Làng Sen 2024

(CLO) Liên hoan tiếng hát Làng Sen 2024 là bản hòa tấu ngân vang được cất lên bằng những lời ca, điệu múa ca ngợi công ơn trời biển của Bác Hồ, những thành tựu đổi mới của quê hương, đất nước.

Đời sống văn hóa
Hình bàn chân trên đá

Hình bàn chân trên đá

(CLO) Nhân kỷ niệm 65 năm Ngày mở đường mòn Hồ Chí Minh huyền thoại dọc Trường Sơn, nhà báo, nhà thơ Nguyễn Hồng Vinh - người đã hai lần vào Trường Sơn làm nhiệm vụ phóng viên chiến trường trong những năm tháng chống Mỹ cứu nước đã đến thăm Bảo tàng Trường Sơn, xúc động viết bài thơ "Hình bàn chân trên đá". Tòa soạn trân trọng giới thiệu bài thơ này cùng bạn đọc.

Đời sống văn hóa
Đường phố Hà Nội rực rỡ cờ hoa, khẩu hiệu kỷ niệm 134 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh

Đường phố Hà Nội rực rỡ cờ hoa, khẩu hiệu kỷ niệm 134 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh

(CLO) Những ngày này, đường phố tại Thủ đô Hà Nội được trang hoàng băng rôn, áp phích, cờ đỏ sao vàng... để hướng tới kỷ niệm 134 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890-19/5/2024).

Đời sống văn hóa