Vụ tranh chấp chia thừa kế tại 61B Lò Sũ: Cần một bản án công tâm, khách quan

Thứ năm, 13/08/2020 11:00 AM - 0 Trả lời

(NB&CL) Sau 2 bản án thiếu “tâm phục, khẩu phục” của Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội đã đẩy một gia đình vào hoàn cảnh ly tán, TAND Tối cao đã ra quyết định Giám đốc thẩm, hủy Bản án dân sự sơ thẩm và phúc thẩm để xét xử lại từ đầu.

Nguồn cơn sự việc bắt đầu từ việc ông Bùi Tiến Thành - con trưởng của ông Bùi Khắc Lâm và bà Nguyễn Thị Thịnh (đã mất) kiện các em Bùi Tiến Dũng, Bùi Tiến Cường, Vũ Thu Loan cùng địa chỉ 61B, phố Lò Sũ, phường Lý Thái Tổ, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội ra tòa đòi phân chia thừa kế.

Theo đơn khởi kiện ngày 28/7/2008 của ông Thành, cha ông là Bùi Khắc Lâm (mất năm 1998), mẹ ông là cụ Thịnh (mất năm 2001) sinh được 10 người con chung và 1 người con riêng. Di sản của các cụ để lại là nhà đất tại số 61B Lò Sũ mang bằng khoán điền thổ số 638. Ngày 18/9/1992, hai cụ đã đến UBND phường Lý Thái Tổ lập di chúc cho ông Thành được hoàn toàn sở hữu ngôi nhà này. Việc lập di chúc được ông Phạm Minh Ngọc - Phó Chủ tịch UBND phường ký và xác nhận.

Thông báo của TAND TP. Hà Nội đưa vụ án ra xét xử.

Thông báo của TAND TP. Hà Nội đưa vụ án ra xét xử.

Năm 1998 cha ông mất; mẹ ông vẫn ở ngôi nhà này. Khi đó ông Thành là con trưởng đứng ra sắp xếp cho các em của ông là ông Đức, ông Cường và ông Dũng chỗ ở trong nhà này. Năm 2001, mẹ ông mất, ngôi nhà trên vẫn do gia đình các em của ông ở.

Sau khi mẹ ông mất, ông Đức giao cho ông bản di chúc ngày 18/9/1992 có nội dung cha mẹ cho ông Thành toàn quyền sở hữu ngôi nhà 61B Lò Sũ vì ông đã bỏ tiền xây dựng. Ông Thành đã thông báo cho các em trong gia đình và yêu cầu thực hiện di chúc nhưng các em ông Thành không đồng ý.

Qua 2 cấp tòa sơ thẩm và phúc thẩm của TAND TP. Hà Nội xét xử, chấp nhận yêu cầu khởi kiện của ông Thành xin chia thừa kế theo di chúc nhà số 61B Lò Sũ đối với ông Bùi Tiến Dũng, Bùi Tiến Cường, bà Vũ Thị Loan; khẳng định di chúc của ông Bùi Khắc Lâm và bà Nguyễn Thị Thịnh lập ngày 18/9/1992 là hợp pháp và buộc gia đình ông Bùi Tiến Dũng phải di chuyển toàn bộ tài sản đi nơi khác để trả lại diện tích mà gia đình đang sử dụng cho ông Thành.

Đồng thời, Tòa yêu cầu ông Cường, bà Loan và các con ông Cường, bà Loan được quyền lưu trú tại nhà 61B Lò Sũ trong thời gian 6 tháng kể từ ngày bản án có hiệu lực pháp luật. Khi hết thời gian phải trả nhà cho ông Thành.

2 Bản án thiếu tâm phục, khẩu phục trên đã vấp phải sự phản kháng quyết liệt của những bị đơn trong vụ kiện chia thừa kế và có đơn yêu cầu giám đốc thẩm. Đặc biệt, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao cũng đã có bản Kháng nghị yêu cầu hủy 2 Bản án sơ thẩm và phúc thẩm để xét xử lại từ đầu.

Tại phiên tòa Giám đốc thẩm ngày 15/2/2017, Tòa án nhân dân Tối cao nhận định: Xét về hình thức di chúc, di chúc ngày 18/9/1992 được lập thành văn bản, có chữ ký của cụ Lâm, cụ Thịnh; có xác nhận của ông Phạm Minh Ngọc - Phó Chủ tịch UBND phường Lý Thái Tổ, dán tem lệ phí của Sở Tài chính Hà Nội. Tại biên bản xác minh ngày 28/11/2011, ông Ngọc khẳng định cụ Lâm và cụ Thịnh có đến UBND phường xin xác nhận di chúc và hai cụ đã ký vào bản di chúc trước sự chứng kiến của chính quyền địa phương, sau đó ông Ngọc xác nhận chữ ký của 2 cụ.

Tuy nhiên, tại Kết quả giám định số 2015/C54-P5 ngày 12/8/2013, Viện Khoa học hình sự, Bộ Công an thì chữ ký “Lâm” trong di chúc ngày 18/9/1992 do ông Thành xuất trình với tài liệu mẫu là chữ ký “Lâm” trong Hợp đồng đổi nhà năm 1966 (do ông Thành cung cấp) và chữ ký “Lâm” trong Giấy khai sinh năm 1962 (do ông Dũng cung cấp) là không đủ cơ sở kết luận người ký; còn chữ ký “Lâm” trong di chúc với chữ ký “Lâm” trong “Đơn gửi UBXDCB thành phố Hà Nội và Sở Lao động thành phố Hà Nội” ngày 10/6/1988 và “Đơn gửi Giám đốc Công ty Kiến trúc I ĐS” ngày 14/6/1988 (do ông Dũng xuất trình) là không phải một người ký ra. Do đó, chưa đủ cơ sở kết luận về chữ ký của cụ Lâm trong di chúc của ông Thành xuất trình có đúng là chữ ký của cụ Lâm hay không.

Ông Dũng, ông Cường khai cụ Thịnh không biết chữ nên không thể ký chữ “Thịnh” như trong di chúc ngày 18/9/1992 do ông Thành xuất trình. Ngoài ra, ông Nguyễn Trọng Phát (em ruột cụ Thịnh), ông Nguyễn Văn Trường (chồng bà Sinh) cũng có lời khai về việc cụ Thịnh không biết chữ; tuy nhiên lời khai của bà Chinh lại xác nhận cụ Thịnh đã học qua lớp xóa mù chữ. Như vậy, đang có sự mâu thuẫn chưa được làm rõ. Lẽ ra, TAND 2 cấp phải thu thập tài liệu chứng cứ để làm rõ việc cụ Thịnh có biết chữ không và chữ ký của cụ Thịnh để giám định. Từ đó mới có văn cứ xác định chữ ký trong di chúc mà ông Thành xuất trình.

Thêm vào đó, TAND tối cao cũng nhận định, di chúc 18/9/1992 thay thế cho bản di chúc ngày 17/9/1992. Tuy nhiên, Tòa án cấp sơ thẩm và phúc thẩm chưa thu thập bản di chúc ngày 17/9/1992 là thiếu sót trong việc thu thập, đánh giá chứng cứ. Tòa 2 cấp cũng chưa làm rõ những vấn đề nêu trên, chỉ căn cứ vào di chúc ngày 18/9/1992 do ông Thành cung cấp để chấp nhận yêu cầu chia thừa kế theo di chúc, buộc gia đình ông Dũng, Cường, bà Loan phải di chuyển đi nơi khác là chưa đủ cơ sở...

Vì các lẽ đó, TAND tối cao chấp nhận kháng nghị của Chánh án TAND tối cao; Hủy Bản án dân sự phúc thẩm số 168/2013/DSPT ngày 12/9/2013 của Tòa phúc thẩm TAND tối cao tại Hà Nội và hủy Bản án dân sự sơ thẩm 42/2012/DSST ngày 30,31/8/2012 của TAND TP Hà Nội về vụ “Tranh chấp chia thừa kế” giữa nguyên đơn là ông Bùi Tiến Thành và bị đơn là ông Bùi Tiến Dũng, Bùi Tiến Cường và Vũ Thu Loan; 14 người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan khác; Giao cho TAND TP. Hà Nội xét xử sơ thẩm theo đúng quy định pháp luật.

Được biết, sau nhiều lần tạm hoãn, dự kiến ngày 14/8/2020 TAND TP. Hà Nội sẽ mang vụ án ra xét xử. Người dân hy vọng Thẩm phán – Chủ tọa phiên tòa là bà Nguyễn Thị Kiều Trang sẽ có những phán quyết công tâm, khách quan, làm rõ “trắng đen” sự việc.

Thành Vinh

Tin khác

Tiên Lãng (Hải Phòng): Bất cập trong việc quản lý và sử dụng SVĐ huyện sau 16 năm 'xã hội hóa'?

Tiên Lãng (Hải Phòng): Bất cập trong việc quản lý và sử dụng SVĐ huyện sau 16 năm 'xã hội hóa'?

(CLO) Ngày 31/7/2008, Ủy ban nhân dân (UBND) huyện Tiên Lãng, Thành phố Hải phòng đã ban hành Quyết định số 1214/QĐ-UBND về việc cho thuê các ki ốt khán đài sân vận động huyện... Tuy nhiên, sau 16 năm thực hiện chính sách “xã hội hóa”, vẫn còn một số bất cập cần được làm rõ và khắc phục.

Điều tra
Kon Tum: Vì sao doanh thu của Công ty TNHH MTV Lâm Kim Gia Lai 'nhảy múa' theo từng gói thầu?

Kon Tum: Vì sao doanh thu của Công ty TNHH MTV Lâm Kim Gia Lai 'nhảy múa' theo từng gói thầu?

(CLO) Ở mỗi gói thầu tham dự khác nhau, Công ty TNHH MTV Lâm Kim Gia Lai lại thể hiện một hồ sơ năng lực với doanh thu khác nhau?

Điều tra
Thu hồi quyết định cấp giấy chứng nhận thương binh

Thu hồi quyết định cấp giấy chứng nhận thương binh

(CLO) Ngay sau phản ánh của báo Nhà báo & Công luận, Bộ Tư lệnh Quân khu 4 đã ban hành quyết định thu hồi Quyết định cấp giấy chứng nhận thương binh và trợ cấp, phụ cấp hàng tháng đối với ông Nguyễn Văn Nam.

Điều tra
Doanh nghiệp 'quen mặt' và những gói thầu trúng “sát giá” tại BQLDA đầu tư xây dựng quận Bắc Từ Liêm?

Doanh nghiệp 'quen mặt' và những gói thầu trúng “sát giá” tại BQLDA đầu tư xây dựng quận Bắc Từ Liêm?

(CLO) Thời gian gần đây, ông Nguyễn Minh An - Giám đốc BQLDA đầu tư xây dựng quận Bắc Từ Liêm, TP. Hà Nội đã ký hàng loạt gói thầu có tổng trị giá lên đến hàng trăm tỉ đồng.

Điều tra
Quán bar Aplus ngang nhiên kinh doanh 'bóng cười'?

Quán bar Aplus ngang nhiên kinh doanh "bóng cười"?

(CLO) Mặc dù từng bị xử phạt do kinh doanh quá giờ quy định, thế nhưng quán bar Aplus có địa chỉ tại số 78 Yên Phụ, phường Nguyễn Trung Trực (quận Ba Đình, Hà Nội) không những không tuân thủ theo các quy định của pháp luật mà còn tiếp tục tái diễn, ngang nhiên kinh doanh “bóng cười”….

Điều tra