Vụ việc đình 300 tuổi bị bê tông hóa: Hà Nội quá “chậm chạp và quan liêu”

Thứ năm, 02/08/2018 08:29 AM - 0 Trả lời

(CLO) Trước sự việc phá bỏ ngôi đình Lương Xá 300 năm tuổi để xây dựng một ngôi đình mới bằng bê tông cốt thép, PGS.TS Nguyễn Văn Huy - Nguyên Giám đốc Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam đã có ý kiến từ góc độ một chuyên gia trong lĩnh vực văn hóa và bảo tồn các di tích lịch sử.

Báo Công luận
PGS.TS  Nguyễn Văn Huy - Nguyên Giám đốc Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam. Ảnh: Q.T

Xã hội hóa bằng cách “bổ đầu dân”

Phóng viên (PV): Hiện nay, việc người dân đóng góp tu bổ di tích theo hướng xã hội hóa đang phổ biến ở nước ta. Ông nghĩ thế nào về vấn đề này?

PGS.TS Nguyễn Văn Huy: Việc xã hội hóa nguồn vốn trùng tu, sửa chữa, bảo tồn các di tích là rất cần thiết nhưng phải được tổ chức bài bản. Ở các nước, khi những nhà tài trợ hay người dân có nhu cầu đóng góp để tu bổ, sữa chữa di tích, thông thường họ sẽ đóng góp số tiền đó vào trong một quỹ bảo tồn di tích lịch sử, văn hóa. Quỹ ấy tổ chức quản lý, sử dụng số tiền tài trợ cho các di tích theo đúng tôn chỉ, mục đích của quỹ đó. Nhà tài trợ hoàn toàn không can thiệp vào công tác chuyên môn.

Chúng ta thì đang đi theo một xu thế khác với thế giới, nhà tài trợ sẽ đóng góp trực tiếp cho công trình, rất ít khi thông qua các quỹ văn hóa.

Hiện nay, nhà tài trợ đóng góp trực tiếp ở địa phương nên thấy rõ nhiều ngôi đình, chùa bị sự chi phối của những nhà tài trợ, thậm chí hoành phi, câu đối là được làm theo ý nhà tài trợ.

Về mặt nguyên tắc, “mạnh thường quân” không được phép tác động, làm ảnh hưởng đến công tác trùng tu di tích. Việc của “mạnh thường quân” là ủng hộ tiền, còn việc xây dựng trùng tu lại là lĩnh vực cần có chuyên môn.

Báo Công luận
 Ngổn ngang vật liệu bê tông dùng để xây đình mới. Ảnh: Q.T.

PV: Để tu bổ, xây dựng Đình Lương Xá mỗi người trong thôn phải đóng góp 800.000 đồng. Ông đánh giá như thế nào về việc này?

PGS.TS Nguyễn Văn Huy: Thời xưa chúng ta có đóng góp cũng chỉ theo suất đinh, tức là đàn ông thôi, không có tình trạng mỗi người dân đều phải đóng. Theo tôi đóng góp tự nguyện là tốt nhất. Khi trùng tu Ban quản lý cũng cần tính toán đến khả năng kinh tế của mỗi người, xây dựng theo từng giai đoạn, trải dài nhiều năm để bớt đi khó khăn của người dân bởi mỗi gia đình có một hoàn cảnh kinh tế khác nhau.

Báo Công luận
PGS.TS  Nguyễn Văn Huy: Cần đơn giản hóa các thủ tục cấp phép công nhận di tích. Ảnh: Q.T

Hà Nội quá chậm và quan liêu

PV: Ông đánh giá như thế nào về việc cấp phép công nhận các công trình lịch sử, văn hóa hiện nay?

PGS.TS Nguyễn Văn Huy: Từ sự việc ở đình Lương Xá, chúng ta có thể thấy 2 vấn đề. Thứ nhất, Hà Nội rất chậm trong việc công nhận các di tích lịch sử văn hóa ở các cấp độ khác nhau.

Theo tôi các thủ tục hiện nay làm quá chậm, bao cấp và quan liêu. Một ngôi đình 300 tuổi, vì lẽ gì mà chúng ta không công nhận là di tích lịch sử văn hóa cấp Thành phố? Hiện nay, chúng ta cần công nhận để bảo tồn di tích để giữ gìn, bảo tồn, không nên làm quá nhiều thủ tục mà cần đơn giản hóa.

Mới đây, Thủ tướng Chính phủ đã yêu cầu cắt giảm thủ tục cho các doanh nghiệp đi 50% nhưng ở lĩnh vực văn hóa không ai nói đến câu chuyện đó. Văn hóa cũng nên đi theo xu hướng chung, bớt thủ tục rườm rà.

Vấn đề thứ 2 là nhận thức của người dân. Đình là của dân, dân muốn giữ thì giữ, muốn sửa thì sửa. Do vậy, chúng ta phải có cách để mọi người dân, lãnh đạo địa phương hiểu và nhận thức được quy định pháp luật và cái gì là vốn quý phải giữ.

Chúng ta cần giúp người dân hiểu và nhận thức được di sản văn hóa đã được công nhận hay chưa được công nhận đều là tài sản của xã hội, là niềm tự hào của cộng đồng.

Báo Công luận
Những cột gỗ hàng trăm năm tuổi nằm lăn lóc như củi mục. Ảnh: Q.T

PV: Đình Lương Xá bị hạ giải, phá dỡ trong khi UBND huyện Ứng Hòa, UBND xã Liên Bạt ở cách di tích không xa. Ông đánh giá như thế công tác quản lý của chính quyền địa phương?

PGS.TS Nguyễn Văn Huy: Theo tôi, công tác quản lý của chính quyền địa phương rất kém. Sự yếu kém này mang tính hệ thống từ cấp phòng văn hóa tới cấp thành phố. Công tác bảo tồn, trùng tu di sản có lỗ hổng khi xử lý thông tin rất lớn.

Vụ việc Đình Lương Xá, báo chí vào cuộc thì chính quyền các cấp mới “giật mình”. Nhưng kể cả khi báo chí vào cuộc rồi thì cái đình mới cũng đã làm gần xong, đưa câu chuyện vào thế “sự đã rồi”, rất khó giải quyết.

Tử Hưng – Quang Tấn

Tin khác

Vẻ đẹp của hoa bằng lăng tím tại Ninh Bình

Vẻ đẹp của hoa bằng lăng tím tại Ninh Bình

(CLO) Tại TP Ninh Bình, nhiều hàng cây bằng lăng tán rộng đang vào mùa nở hoa, rực rỡ một màu tím tạo nên khung cảnh thơ mộng.

Đời sống văn hóa
Ninh Bình chuẩn bị chu đáo cho Tuần Du lịch năm 2024

Ninh Bình chuẩn bị chu đáo cho Tuần Du lịch năm 2024

(CLO) Tuần Du lịch Ninh Bình năm 2024 với chủ đề "Sắc vàng Tam Cốc - Tràng An" dự kiến được tổ chức trong 8 ngày, từ ngày 1/6 - 8/6/2024 theo quy mô cấp tỉnh. Hiện công tác chuẩn bị, phục vụ cho sự kiện đang được các sở, ban, ngành, địa phương tích cực triển khai.

Đời sống văn hóa
Bế mạc Liên hoan nghệ thuật Sân khấu toàn quốc dành cho thiếu niên, nhi đồng lần thứ I – 2024

Bế mạc Liên hoan nghệ thuật Sân khấu toàn quốc dành cho thiếu niên, nhi đồng lần thứ I – 2024

(CLO) Tối 20/5, tại TP Hải Phòng, Hội nghệ sĩ sân khấu Việt Nam phối hợp với UBND TP Hải Phòng tổ chức Lễ bế mạc Liên hoan nghệ thuật Sân khấu toàn quốc dành cho thiếu niên, nhi đồng lần thứ nhất năm 2024.

Đời sống văn hóa
Hưng Yên: Đình Đại Hạnh được xếp hạng di tích quốc gia

Hưng Yên: Đình Đại Hạnh được xếp hạng di tích quốc gia

(CLO) Bộ VHTT&DL vừa có quyết định xếp hạng di tích quốc gia Di tích kiến trúc nghệ thuật Đình Đại Hạnh, xã Hoàn Long, huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên.

Đời sống văn hóa
Lần đầu tiên khai mạc Tuần lễ Festival Huế tại điện Kiến Trung

Lần đầu tiên khai mạc Tuần lễ Festival Huế tại điện Kiến Trung

(CLO) Chương trình khai mạc Tuần lễ Festival nghệ thuật Quốc tế Huế 2024 được dàn dựng công phu, mới lạ, kết hợp hiệu ứng âm thanh, công nghệ chiếu sáng tiên tiến và pháo hoa nghệ thuật.

Đời sống văn hóa