Vui buồn tự quản an ninh chốn thôn quê

Thứ sáu, 03/04/2015 14:18 PM - 0 Trả lời

Vui buồn tự quản an ninh chốn thôn quê

(NB&CL) - Đã lâu không về thăm quê – một vùng chiêm trũng yên bình đồng lúa thẳng cánh cò bay- tôi giật mình vì bao nhiêu chuyện xưa nay chưa từng xảy ra. Bắt đầu từ “Đội tự quản an ninh” thôn – cái tên dễ gợi cho người ta nghĩ đến các đội tự quản đảm bảo trật tự an toàn giao thông. Ấy vậy mà khi thành lập lại trống dong cờ mở, có cả đại diện công an huyện xuống dự, cả xóm mổ lợn ăn liên hoan…
 
Báo Công luận 
 
Khi người nông dân phải… tự quản
Sẽ thật bất ngờ nếu biết rằng đến nay, toàn huyện Quỳnh Phụ (tỉnh Thi Bình) hầu như thôn nào cũng đã thành lập được đội tự quản. Việc này, được công an huyện ủng hộ với mục đích người dân tự bảo nhau gìn giữ an ninh thôn xóm, ngăn chặn, tự vệ, đề phòng kẻ xấu từ nơi khác đến ăn trộm, gây gổ, đánh lộn. Mà chính ra, theo như lời một lão niên ở xã nọ, đó cũng là nguyện vọng chính đáng của người dân hay nói cách khác lập “Đội tự quản” là nhu cầu tự phát để giải tỏa nỗi bức xúc, ấm ức bấy lâu. “Như cái xóm đầu cầu này, bao nhiêu đời nay có biết đến đánh nhau là gì đâu, mọi người sống hòa đồng với nhau, ai hoạn nạn đi qua còn được giúp đỡ. Thời kháng chiến chống Mỹ, nơi đây còn đón bà con thị thành đến ăn ở sơ tán. Vậy mà mấy năm gần đây, có tới hàng chục vụ bọn “đầu gấu” từ xã khác, thậm chí từ Hải Phòng, Quảng Ninh đi cả ô-tô đến cầm dao, kiếm, tuýp nước đánh túi bụi thanh niên, người dân ở đây, gặp ai chúng cũng đánh, bất kể người đó có mâu thuẫn với chúng hay không. Rồi bọn “cẩu tặc” nữa chứ, chúng ngang nhiên đến câu trộm chó, người dân đuổi theo bị chúng rút kiếm chém lại, chúng còn đến tận nhà để đánh trả thù mà không ai làm gì được vì chúng tới đông và quá bất ngờ. Buồn một nỗi là vụ nào cũng vậy, cứ gọi đến công an xã, công an huyện thì chỉ khi nào bọn “đầu gấu” giải tán, cao chạy xa bay rồi mới thấy họ đến. Hoặc những trường hợp từ thôn này sang thôn kia đánh nhau thì công an xã chỉ phạt hành chính rồi cho về nên chúng đâm “nhờn”, chẳng coi pháp luật ra gì…” – lão nông tri điền này thở dài.
 
Tiếng là “Đội tự quản” những cũng có những quy định rất chặt chẽ, “ngặt nghèo”: Mỗi người lớn phải sắm một chiếc gậy tre chắc chắn, khi nào có “biến” (kẻ gian, “đầu gấu”, nghiện ngập từ nơi khác đến) thì hô hoán, gõ kẻng báo để cả thôn, cả làng cầm gậy ùa đến trợ giúp. Nếu gia đình nào lần đầu nghe tiếng kẻng mà không đến thì bị phạt 300.000 đồng, lần thứ hai bị “khai trừ” đồng nghĩa với việc khi gia đình gặp phải bọn “đầu gấu”, đạo tặc thì sẽ không ai đến trợ giúp. Đội tự quản có quỹ hoạt động từ các hộ đóng góp. Một bác nông dân ở xóm Cầu, xã A.Q tỏ ra phấn khởi: Vừa rồi bọn đầu gầu ở xã bên kéo đến có cả kiếm, tuýp nước nhưng bị bà con đánh cho te tua, có thằng phải quỳ lạy xin tha mạng. Không có “Đội tự quản” thì bọn choai choai tóc xanh tóc đỏ, nghiện hút, cẩu tặc còn hoành hành. Như ở xã A.V, nghiện hút nhiều quá, không có tiền con nghiện phải đi ăn trộm vặt, trấn lột ngoài đường nên người dân phải thành lập “Đội tự quản” tuần tra ngày đêm. Ngay trên TP. Thi Bình, có những phường người ta phải viết lên tường “Cấm không cho bọn nghiện hút hoạt động ở khu vực này”… Sau những lời phấn chấn ấy, ánh mắt bác nông dân lại chứa chan một nỗi buồn. Bác đang suy tư, nhớ nhung về hàng trăm năm vùng quê bình yên, không một người nghiện, vài năm mới xảy ra một vụ trộm gà, trộm vịt, ban đêm đi ngủ thậm chí không phải khóa cửa, xe máy, xe đạp để vô tư ngoài đường, ngoài cổng không sợ mất. Ngày ấy, thanh niên xảy ra mâu thuẫn, xung đột với nhau chỉ nghe thấy bóng an ninh xã thôi là đã sợ bỏ chạy “mất cả dép”. Còn bây giờ, công an xã có khi còn sợ cả đám choai choai coi trời bằng vung. “Họ ăn lương vài đồng, dại gì mà nhảy vào chỗ đánh lộn, võ nghệ, vũ khí chẳng có, biết đâu lại bị đánh nhầm, đầu không phải lại phải tai”- bác tâm sự.
 
Cần lắm một chiến dịch “trấn áp tội phạm”
Biết tôi tìm hiểu thông tin viết phóng sự này, anh Tr, một an ninh thôn nay đã nghỉ cho biết: Nạn nghiện hút đang có chiều hướng gia tăng ở vùng quê chiêm trũng này. Toàn huyện đã có gần chục điểm nóng buôn bán lẻ “cái chết trắng” khiến người dân ngày đêm ăn ngủ không yên. Mới đây thôi, công an huyện đã bắt một đối tượng buôn bán lẻ ma túy ở xã A.A. Điều đáng nói là tụ điểm này tồn tại từ lâu nhưng vẫn không dẹp nổi. Vì thế, từ chỗ cả xã chỉ có 2-3 người nghiện nay đã lên đến hàng chục, chủ yếu là thanh niên mới lớn, chơi bời lêu lổng. Một số gia đình phải xích con ở nhà vì nếu thả ra chúng sẽ đi quậy phá, trộm cắp để lấy tiền hút chích. Điều đáng nói là chưa có gia đình nào dám dũng cảm đưa con đi cai nghiện. Có lẽ, “căn bệnh” ma túy này quá sốc đối với người nông dân, họ đang bất lực không biết làm thế nào. Mà nghĩ cho cùng, những con nghiện nơi đây cũng là nạn nhân, bị rủ rê, lừa cho hút thành nghiện rồi lại đi lừa những em khác. Nếu lực lượng chức năng không vào cuộc quyết liệt thì chưa biết chừng, vài ba năm nữa thôi, cái xã này sẽ trở thành một điểm nóng ma túy giống như thôn V.H- xã A.V.
 
Quyết định đặt chân đến “điểm nóng” ma túy V.H chúng tôi không khỏi bàng hoàng khi được một anh bạn cùng học phổ thông tiết lộ: Cả thôn có đến vài chục người nghiện. Có những cụ già hơn 70 tuổi còn bị bọn choai choai lừa cho hút thành nghiện lúc nào không hay. Học sinh cấp ba cũng nghiện. Thật buồn, tình trạng này diễn ra hơn chục năm nay nhưng vẫn chưa giải quyết nổi, ma túy vẫn là bóng ma đeo bám vùng quê này. Đến nỗi, đêm tối ít ai dám đi xe máy, xe đạp qua thôn này vì sợ bị trấn cướp. Vì ma túy mà xảy ra những câu chuyện đau lòng, tan cửa nát nhà. Có cậu choai choai không có tiền để hút, nửa đêm giá rét mưa phùn đi ra đồng hái trộm ớt lấy hai ba chục nghìn, đến xã khác ăn trộm gà bị người dân bắt được đánh cho một trận nhừ tử, bố mẹ phải đến nộp tiền “chuộc” con về. “Bây giờ, cần lắm một chiến dịch truy quét tận gốc bọn buôn bán ma túy ở vùng này. Th đoạn của chúng là lợi dụng sự kém hiểu biết của người dân để lừa bịp, dụ dỗ thành nghiện, nghiện rồi lại đi lừa người khác. Rồi thanh niên đi làm ăn xa cũng mang theo thói nghiện ngập, chơi bời về làng, kể cả dùng thuốc lắc, ma túy đá. Mới đây, công an huyện Thái Thụy còn bắt cả một giám đốc công ty chuyên dụ dỗ các nữ sinh dùng ma túy đá rồi ép quan hệ tình dục, nạn nhân trước lừa nạn nhân sau mới thật đau lòng. Nói chung là cơ quan chức năng, cả hệ thống chính quyền phải quyết tâm vào cuộc, coi đây là vấn nạn, không thể hời hợt như bấy lâu nay thì mới mong dẹp được nạn ma túy” – anh bạn tôi tâm sự…
 
Chia tay anh bạn, rời miền quê chiêm trũng mà lòng chúng tôi nặng trĩu. Thật không ngờ, mặt trái của cơ chế thị trường lại đang ngấm ngầm gặm nhấm, tàn phá quê mình đến thế. Nạn côn đồ, “đầu gấu”, choai choai tóc xanh tóc đỏ coi trời bằng vung sẵn sàng kéo cả bọn đến đánh người, nạn ma túy quả thực đã là vấn đề quá nhức nhối. Trong rất nhiều nguyên nhân, có lẽ cần phải nhắc đến việc lực lượng công an xã, công an huyện đã chưa làm tròn nhiệm vụ giữ gìn an ninh nông thôn. Sự bình yên chốn thôn quê cần lắm vào nỗ lực của họ, chứ không chỉ phụ thuộc vào những “đội tự quản an ninh”…
  • Đoàn Vĩnh Trang Thành 

Tin khác

Công trình tượng đài nữ pháo binh Ngư Thủy xuống cấp: Cần sớm được đầu tư tu sửa

Công trình tượng đài nữ pháo binh Ngư Thủy xuống cấp: Cần sớm được đầu tư tu sửa

(NB&CL) Tượng đài nữ pháo binh Ngư Thủy (xã Ngư Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình) được hoàn thành và đưa vào sử dụng năm 2008 với kinh phí khoảng 2,6 tỷ đồng, sau nhiều năm đưa vào sử dụng đã xuống cấp, khuôn viên nhếch nhác, cần sớm được đầu tư, nâng cấp.

Điều tra
Bắc Ninh: Công ty Đông Đô “khổ sở” kêu cứu vì bị… chồng lấn quy hoạch?

Bắc Ninh: Công ty Đông Đô “khổ sở” kêu cứu vì bị… chồng lấn quy hoạch?

(NB&CL) Hơn 6 ha đất đang làm Trung tâm sát hạch và dạy nghề lái xe ô tô được UBND tỉnh Bắc Ninh cho phép theo quy định pháp luật. Nhưng hiện nay, quy hoạch chi tiết 1/500 điều chỉnh Cụm công nghiệp vừa và nhỏ Lâm Bình, huyện Lương Tài đã chồng lên phần diện tích mà Công ty TNHH Kỹ Thương Đông Đô đang sử dụng, khiến doanh nghiệp “kêu cứu”.

Điều tra
Quán cà phê “mọc” giữa ruộng: Vì sao UBND xã Chư Đang Ya xin cơ chế đặc thù?

Quán cà phê “mọc” giữa ruộng: Vì sao UBND xã Chư Đang Ya xin cơ chế đặc thù?

(CLO) Lãnh đạo UBND huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai vừa cho biết: Huyện đã chỉ đạo các phòng chuyên môn xem xét, tham mưu hình thức xử lý liên quan đến quán cà phê “mọc” giữa ruộng như báo Nhà báo và Công luận đã phản ánh.

Điều tra
Yêu cầu Trường Cao đẳng Y - Dược cộng đồng báo cáo việc thành lập 'Viện Đào tạo làm đẹp'

Yêu cầu Trường Cao đẳng Y - Dược cộng đồng báo cáo việc thành lập "Viện Đào tạo làm đẹp"

(CLO) Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội) đã có công văn yêu cầu Trường Cao đẳng Y - Dược cộng đồng báo cáo về việc thành lập, hoạt động của các viện trực thuộc sau thông tin phản ánh của báo Nhà báo và Công luận.

Điều tra
Những nhà thầu 'quen mặt' tại các gói thầu của Sở GTVT Cao Bằng

Những nhà thầu "quen mặt" tại các gói thầu của Sở GTVT Cao Bằng

(CLO) Công ty Cổ phần Quản lý đường bộ Cao Bằng, Công ty Cổ phần Xây dựng giao thông Thành Long là hai nhà thầu "quen mặt" thường xuyên trúng các gói thầu tại Sở Giao thông vận tải tỉnh Cao Bằng, với tỷ lệ tiết kiệm ngân sách chỉ là "con số tượng trưng".

Điều tra