Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung: Vẫn chưa khởi sắc

Thứ hai, 07/05/2018 13:48 PM - 0 Trả lời

(CLO) Với 4 khu kinh tế và hàng loạt khu, cụm công nghiệp phân bố đều khắp, lại nằm trên trục hành lang kinh tế Đông Tây, Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung có nhiều lợi thế cạnh tranh về thu hút đầu tư, nhưng đến nay, các khu kinh tế này vẫn đang phát triển "ì ạch".

Tuy nhiên các địa phương lại chưa nghĩ đến lợi ích chung cho toàn vùng. Cần có cơ chế đặc thù và tăng cường liên kết các địa phương là vấn đề trọng tâm đặt ra để phát triển vùng kinh tế trọng điểm miền Trung thời gian tới. 

Vùng kinh tế trọng điểm (KTTĐ) miền Trung được thành lập từ năm 2008 gồm 5 tỉnh, thành phố: Thừa Thiên-Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi và Bình Định, với diện tích tự nhiên 27.881,7km2, chiếm 8,45% diện tích cả nước, dân số 6,5 triệu người, chiếm trên 7,0% dân số cả nước. 

Chất lượng và tốc độ phát triển các khu kinh tế (KKT), khu công nghiệp (KCN) của vùng không cao. Các KKT, KCN lại thu hút đầu tư theo hướng cạnh tranh tràn lan trên tất cả các lĩnh vực đã làm triệt tiêu lợi thế lẫn nhau và làm lệch lạc hướng đi trong khai thác tiềm năng sẵn có vào phát triển kinh tế - xã hội tại các địa phương trong vùng. 

Vùng có điều kiện thuận lợi hình thành hành lang kinh tế, thương mại quan trọng kết nối Bắc-Nam và là cửa ngõ ra biển của tuyến hành lang kinh tế Đông-Tây, nối Myanmar, Lào, Campuchia với đường hàng hải quốc tế qua biển Đông và Thái Bình Dương. 

Báo Công luận
Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung có nhiều lợi thế cạnh tranh về thu hút đầu tư, nhưng đến nay, các khu kinh tế này vẫn đang phát triển "ì ạch". Ảnh: Vĩnh Tân

Đến nay, sau 10 năm thành lập, vùng KTTĐ miền Trung đã có 4 khu kinh tế ven biển, gồm Chân Mây-Lăng Cô (Thừa Thiên- Huế), Chu Lai (Quảng Nam), Dung Quất (Quảng Ngãi) và Nhơn Hội (Bình Định). 

Số liệu thống kế gần đây cho thấy, các KKT và KCN trong vùng đã thu hút hơn 1.280 dự án với tổng vốn đầu tư đăng ký hơn 500.000 tỷ đồng; vốn đầu tư thực hiện hơn 210.000 tỷ đồng; thu ngân sách khoảng 36.000-40.000 tỷ đồng. 

Trong đó, đầu tư vào các KKT có 420 dự án (chiếm 32,8%) với vốn đầu tư đăng ký hơn 380.000 tỷ đồng (chiếm 76%); thu ngân sách khoảng 30.000 tỷ đồng (chiếm 70 -75%). Ngoài ra, còn có 19 KCN được Thủ tướng cho phép thành lập, chiếm 5,8% số KCN được cấp phép cả nước và khoảng 45,2% số KCN của 14 tỉnh thành miền Trung. 

Với mục đích đề xuất một mô hình liên kết có tính sáng tạo, tiên tiến và bền vững giữa các khu kinh tế, KCN, khắc phục tình trạng không gian kinh tế bị chia cắt bởi địa giới hành chính, giúp vùng KTTĐ miền Trung thực sự phát huy được tiềm năng, thế mạnh, tại hội nghị, bên cạnh việc đánh giá thực trạng phát triển vùng KTTĐ miền Trung, rất nhiều những khó khăn, hạn chế và đề xuất các kiến nghị để điều chỉnh các cơ chế, chính sách liên quan đối với các khu kinh tế và KCN cần được đưa ra. 

TS. Dương Đình Giám cũng chỉ ra thực trạng hạn chế của các khu kinh tế và KCN tại vùng KTTĐ miền Trung, đó là hiện số lượng các KCN ở miền Trung đi vào vận hành chưa nhiều, quy mô vốn đầu tư hạn chế; ngành nghề thu hút đầu tư vào các khu kinh tế, KCN còn trùng lặp, chính sách thu hút không đồng bộ, thiếu gắn kết; hàm lượng KHCN trong các dự án đầu tư còn thấp và tình trạng thiếu lao động trong các KCN đang là nghịch lý của chính sách thu hút đầu tư phát triển các KCN trong vùng. 

Nguyên nhân dẫn đến các hạn chế kể trên là do các chính sách thu hút đầu tư của các tỉnh thành chưa có gì vượt trội, công tác quản lý khu kinh tế, KCN gặp nhiều khó khăn, hệ thống kết cấu hạ tầng thiếu đồng bộ, thiếu sự gắn kết và hợp tác lẫn nhau giữa các doanh nghiệp trong vùng. Bên cạnh đó là tình trạng tranh giành tài nguyên, đùn đẩy trong xử lý ô nhiễm môi trường. 

Dẫn chứng như Đà Nẵng có số dự án FDI cao nhất với 384 dự án, Bình Định 224 dự án, thấp nhất là Thừa Thiên-Huế với 85 dự án. Sự chênh lệch này dẫn đến chênh lệch số vốn đầu tư, thu hút lao động, phát triển cơ sở hạ tầng và đóng góp vào tăng trưởng kinh tế cho các địa phương. 

Ngày 5/5, Hội đồng Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung tổ chức Hội nghị chủ đề “Liên kết phát triển các Khu kinh tế và Khu công nghiệp trong Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung” tại TP. Huế đã thu hút hơn 200 đại biểu đại diện các bộ ngành, các tỉnh, thành phố trong vùng; các viện nghiên cứu và các chuyên gia kinh tế tham dự và đưa ra nhiều giải pháp để kinh tế khu vực này phát triển hơn. 

Các khu kinh tế vùng KTTĐ miền Trung đến năm 2025 là phát triển chọn lọc các khu kinh tế trong vùng, kiến nghị Trung ương tập trung kinh phí đầu tư hoàn thiện các hạng mục hạ tầng kỹ thuật quan trọng, thiết yếu để nhanh chóng đưa các khu kinh tế được lựa chọn vào hoạt động hiệu quả. 

Đồng thời đưa ra các giải pháp đột phá tăng cường liên kết, nâng cao hiệu quả của hệ thống các khu kinh tế, KCN trong vùng như rà soát quy hoạch phát triển các KCN dựa trên sự hợp tác và liên kết; liên kết phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn; lựa chọn phát triển các ngành, lĩnh vực công nghiệp cụ thể tránh trùng lặp; xây dựng đồng bộ hạ tầng kỹ thuật, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; nâng cao chất lượng công tác thu hút và xúc tiến đầu tư. Bên cạnh đó cần xây dựng bộ máy quản lý các khu kinh tế, KCN năng động, hiệu quả và kiểm soát chặt chẽ vấn đề môi trường… 

Đồng chí Ngô Quang Hải, Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Kinh tế Trung ương khẳng định: Các khu kinh tế, KCN khu vực miền Trung có tiềm năng lợi thế tương đối giống nhau nhưng chưa có những phân tích sâu nhằm đưa ra cơ chế phân công thu hút, phát triển hợp lý, tạo nên lợi thế tổng thể của toàn vùng. 

Vì thế, trên cơ sở ý kiến tham gia tại hội nghị, Hội đồng vùng KTTĐ miền Trung cần cùng nhau đánh giá lại hoạt động trong 10 năm qua để hoàn chỉnh báo cáo đề xuất điều chỉnh cơ chế, chính sách phát triển các khu kinh tế, KCN thuộc vùng, để trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định./.

Bảo Anh

 


Tin khác

Thủ tướng yêu cầu hoàn thành thanh tra, kiểm tra thị trường vàng trong tháng 5/2024

Thủ tướng yêu cầu hoàn thành thanh tra, kiểm tra thị trường vàng trong tháng 5/2024

(CLO) Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu Ngân hàng Nhà nước và cơ quan liên quan khẩn trương thực hiện ngay công tác thanh tra, kiểm tra thị trường vàng theo đúng ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo Chính phủ tại các văn bản có liên quan, hoàn thành trong tháng 5 năm 2024.

Thị trường - Doanh nghiệp
Nga có thể đặt đường ống dẫn dầu mới tới Trung Quốc

Nga có thể đặt đường ống dẫn dầu mới tới Trung Quốc

(CLO) Theo Tổng thống Nga Vladimir Putin, dự án đường ống khổng lồ vận chuyển khí đốt tự nhiên từ Nga sang Trung Quốc có thể bao gồm một đường ống dẫn bổ sung cho dầu thô.

Thị trường - Doanh nghiệp
Tỷ trọng đồng rúp trong thương mại Nga - châu Âu đạt kỷ lục mới

Tỷ trọng đồng rúp trong thương mại Nga - châu Âu đạt kỷ lục mới

(CLO) Theo số liệu từ ngân hàng trung ương Nga, tỷ trọng giao dịch bằng đồng rúp trong thương mại nước ngoài của Nga, đặc biệt là với phần còn lại của châu Âu, đã tăng đều đặn, đạt mức cao kỷ lục trong tháng 3.

Thị trường - Doanh nghiệp
Tòa án Nga tịch thu tài sản trị giá 700 triệu Euro từ các ngân hàng phương Tây

Tòa án Nga tịch thu tài sản trị giá 700 triệu Euro từ các ngân hàng phương Tây

(CLO) Một tòa án ở St Petersburg (Nga) đã tịch thu tài sản trị giá hơn 700 triệu Euro thuộc về ba ngân hàng phương Tây (UniCredit, Deutsche Bank và Commerzbank), theo Financial Times.

Thị trường - Doanh nghiệp
Nâng tầm quan hệ hợp tác giữa Hải quan Việt Nam và Hoa Kỳ

Nâng tầm quan hệ hợp tác giữa Hải quan Việt Nam và Hoa Kỳ

(CLO) Chuyến thăm và làm việc diễn ra từ ngày 11-19/5/2024 của Tổng cục Hải quan Việt Nam và Hải quan Mỹ đã mở ra một giai đoạn mới trong quan hệ của hải quan hai nước.

Thị trường - Doanh nghiệp