Thực hiện dự án Nhà máy điện gió Ammaccao:

Xã ký xác nhận giao đất cho dân, huyện nói chưa có cơ sở để đền bù?

Chủ nhật, 26/09/2021 07:39 AM - 0 Trả lời

(CLO) Năm 2007, người dân thôn Ta Ri II và chính quyền xã Húc, huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị ký biên bản xác nhận giao đất cho 25 hộ dân, khai hoang canh tác để trồng cây cà phê nhưng hiện nay dự án Nhà máy điện gió Ammaccao, lấy đất của dân nhưng không đền bù.

Như báo Nhà báo và Công luận đã thông tin, năm 2007 thực hiện chủ trương phát triển kinh tế tại vùng sâu, vùng xa theo nguyện vọng của toàn dân vùng rừng núi thôn Ta Ri II, xã Húc, huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị cho bà con ở vùng đồng bằng nhập khẩu vào trong thôn làm ăn sinh sống, trao đổi kinh nghiệm và phát triển kinh tế.

Theo đó, ngày 19/6/2007, thôn Ta Ri II, xã Húc tổ chức cuộc họp về việc giao đất cho 25 hộ kinh tế mới. Tại cuộc họp, tất cả bà con, nhân dân thuộc thôn Ta Ri II đều đồng ý giao đất cho 25 hộ dân (ở xã Triệu Độ và xã Triệu Đại, huyện Triệu Phong) từ ranh giới xã Hướng Lộc (Đồi 500) vào đến đường đi bản Hơ Le.

Ngày 12/7/2007, UBND xã Húc, thôn Ta Ri II và 25 hộ kinh tế mới đã tổ chức cuộc họp, thông qua việc giao đất với diện tích 450.000m2 (45 ha) cho 25 hộ dân kinh tế mới.

xa ky xac nhan giao dat cho dan huyen noi chua co co so de den bu hinh 1

Thực hiện dự án Nhà máy điện gió Ammaccao, lấy đất của dân nhưng không đền bù

UBND tỉnh Quảng Trị chỉ đạo việc rà soát việc Nhà máy điện gió Ammaccao lấy đất của dân nhưng không đền bù

Sau đó bà con tiến hành xây dựng nhà, lán trại để ở và khai hoang đất để trồng cây cà phê, cây tràm, cây mít,… trên diện tích đã được giao đồng thời sử dụng ổn định, không có tranh chấp từ năm 2007 cho đến nay.

Đến tháng 1/2021 dự án Nhà máy điện gió Ammaccao (do Cty CP Điện gió Khe Sanh làm chủ đầu tư) khởi công, một phần diện tích của các hộ dân nói trên đã bị san ủi, chặt phá cây cối, tài sản trên đất với diện tích khoảng 15ha nhưng 25 hộ dân nêu trên không được đền bù?.

Ngày 30/8 báo Nhà báo và Công luận có đăng bài phản ánh: “Thực hiện dự án Nhà máy điện gió Ammaccao, lấy đất của dân nhưng không đền bù”. Sau khi báo đăng ông Hà Sỹ Đồng, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Quảng Trị đã chỉ đạo huyện Hướng Hóa rà soát giải quyết dứt điểm vụ việc.

xa ky xac nhan giao dat cho dan huyen noi chua co co so de den bu hinh 2

Biên bản giao đất cho 25 hộ dân năm 2007 có chữ ký của Già làng, Trưởng thôn, Bí thư, Chủ tịch HĐND Chủ tịch UBMTTQVN, Chủ tịch UBND xã Húc. (Ảnh: Cái Văn Long).

Theo đó, ngày 7/9/2021, ông Lê Quang Thuận, Phó Chủ tịch UBND huyện Hướng Hóa đã có báo cáo số 467/UBND-TNMT kết quả kiểm tra rà soát nội dung mà báo Nhà báo và Công luận phản ánh, gửi đến UBND tỉnh Quảng Trị.

UBND huyện Hướng Hóa cho rằng: 25 hộ dân nêu trên, vào năm 2007 tự phát đến liên hệ với xã Húc để giao khoảng 45 ha tại vùng đồi 500 (vùng tiếp giáp giữa xã Húc và xã Hướng Lộc để canh tác) và bỏ hoang từ năm 2014 cho đến nay.

Trong báo cáo nói rõ, sau khi được chính quyền xã Húc ký xác nhận 25 hộ dân nêu trên tiến hành khai hoang canh tác trồng cây cà phê. Trong tổng 45 ha này có khoảng 30 ha nằm trong địa giới hành chính xã Hướng Lộc.

Đến khoảng năm 2014, do giá cà phê xuống thấp các cá nhân này không tiếp tục canh tác và để hoang hóa. Qua kiểm tra hiện trạng một số hộ dân thôn Cheng, xã Tân Liên và khối 6, thị trấn Khe Sanh, huyện Hướng Hóa đang canh tác để trồng cây sắn, tràm, chuối và một số cay tạp khác,… và đã được Công ty CP Điện gió Khe Sanh kiểm đếm đền bù cây cối hoa màu cho các hộ dân đang canh tác là đúng theo quy định của pháp luật.

Mặc khác, toàn bộ diện tích đã được UBND xã Húc ký xác nhận giao đất cho 25 hộ dân nói trên, năm 2013 đã được UBND tỉnh Quảng Trị ký giao cho Cho ty CP Cao su Khe Sanh thuê để trồng cây cao su. (trong văn bản báo cáo của huyện Hướng Hóa).

xa ky xac nhan giao dat cho dan huyen noi chua co co so de den bu hinh 3

Dự án Nhà máy điện gió Ammaccao khởi công trên phần đất của 25 hộ dân nhưng không được đền bù. (Ảnh: Cái Văn Long).

Về hướng giải quyết vụ việc, UBND huyện Hướng Hóa cho rằng, thứ nhất, năm 2007 chính quyền xã Húc và nhân dân thôn Ta Ri II ký vào biên bản giao đất cho 25 hộ dân là không đúng thẩm quyền; Thứ 2, 25 hộ dân được UBND xã Húc ký xác nhận giao đất để trồng cây cà phê và một số cây trồng khác thì không có cơ sở để đền bù; Thứ 3, UBND huyện Hướng Hóa cho rằng đến khoảng năm 2014, do giá cà phê xuống thấp 25 hộ dân này không tiếp tục canh tác bỏ về lại quê.

Bức xúc trước sự giải quyết của chính quyền huyện Hướng Hóa, ông Nguyễn Văn Thịnh đại diện 25 hộ dân nói: Một số hộ dân thôn Cheng, xã Tân Liên và khối 6, thị trấn Khe Sanh, huyện Hướng Hóa lấn chiếm đất của 25 hộ dân để trồng cây sắn, tràm, chuối và một số cay tạp khác,… và đã được Công ty CP Điện gió Khe Sanh kiểm đếm đền bù. UBND huyện Hướng Hóa cho rằng đền bù như vậy là đúng theo quy định của pháp luật?. Còn 25 hộ dân chúng tôi, năm 2007 được chính quyền xã Húc ký vào biên bản giao đất, chúng tôi cực khổ khai hoang canh tác và trồng cây cà phê thì UBND huyện Hướng Hóa nói chưa đủ cơ sở để đền bù?.

Ông Thịnh nói thêm, năm 2013 toàn bộ diện tích đất của 25 hộ dân chúng tôi, đã được UBND tỉnh Quảng Trị ký giao cho Công ty CP Cao su Khe Sanh thuê để trồng cây cao su?. Trong giấy xác nhận tài sản trên đất để Công ty CP Cao su Khe Sanh thuê là đất hoang hóa lau lách không có cây trồng. Trong khi trên thửa đất đó chúng tôi đã trồng cây cà phê. Vậy, chính quyền huyện Hướng Hóa có phải đã khai man trong hồ sơ để tỉnh Quảng Trị lấy đất của chúng tôi, cho Công ty CP Cao su Khe Sanh thuê hay không?.

Theo tìm hiểu của PV, UBND tỉnh Quảng Trị ký cho Công ty CP Cao su Khe Sanh thuê từ năm 2013 đến nay nhưng Công ty cũng không trồng cây cao su nào. 

xa ky xac nhan giao dat cho dan huyen noi chua co co so de den bu hinh 4

Cây trồng của 25 hộ dân từ năm 2007 hiện nay bị thu hồi nhưng không được đền bù? (Ảnh: Cái Văn Long).

Ông Hoàng Minh Thuận, trong nhóm 25 hộ dân cho rằng: “Nếu năm 2007 bà con nhân dân thôn Ta Ri II và chính quyền xã Húc không ký vào biên bản giao đất, thì chúng tôi không việc gì phải bán trâu, bán bò dưới quê để lên vùng rừng núi hoang vu khai hoang canh tác. Trong quá trình trồng cây cà phê từ năm 2007 đến năm 2015 mang lại hiệu quả kinh tế khá tốt. Bước qua năm 2016 giá cà phê liên tục rớt bà con thua lỗ, nên không có tiền để tái canh cây cà phê, một số hộ chuyển sang trồng cây sắn và một số hộ chuyển sang trồng cây keo, tràm. Phát hiện một số hộ dân thôn Cheng, xã Tân Liên và khối 6, thị trấn Khe Sanh lấn chiếm đất của chúng tôi để trồng cây, ngày 10/2/2020 chúng tôi đã viết đơn khiếu nại gửi đến UBND xã Húc. Còn việc năm 2013 UBND tỉnh Quảng Trị cho Công ty CP cao su Khe Sanh thuê chồng trên diện tích của 25 hộ dân đang canh tác thì chúng tôi không hề hay biết và thấy quá vô lý” - ông Thuận nói.

Ông Hồ Văn Ka Rai, Chủ tịch UBND xã Húc khẳng định: Phần đất khoảng 45 ha trước đây người dân thôn Ta Ri II và UBND xã đã ký giao đất cho 25 hộ dân và sau này đến đời con, đời cháu cũng không được đòi lại. Còn việc UBND tỉnh Quảng Trị cho Công ty CP cao su Khe Sanh thuê trên diện tích của 25 hộ dân thì chúng tôi không hề hay biết và hồ sơ địa chính lưu ở xã vẫn không có tên của Công ty CP cao su Khe Sanh.

Tương tự, ông Hồ Văn Pầng, Chủ tịch xã Hướng Lộc cho biết: Phần đất đó trước đây là của 25 hộ dân ở xã Triệu Độ và xã Triệu Đại, huyện Triệu Phong lên khai hoang canh tác. Hiện nay Công ty CP Điện gió Khe Sanh lấy đất của dân mà không đền bù, hỗ trợ là vô lý. Còn thông tin năm 2013 Tỉnh cho Công ty CP Cao su Khe Sanh thuê thì chúng tôi không biết và hồ sơ lưu trữ ở xã cũng không có tên.

Báo Nhà báo và Công luận tiếp tục thông tin.

Cái Văn Long

Tin khác

Tiên Lãng (Hải Phòng): Bất cập trong việc quản lý và sử dụng SVĐ huyện sau 16 năm 'xã hội hóa'?

Tiên Lãng (Hải Phòng): Bất cập trong việc quản lý và sử dụng SVĐ huyện sau 16 năm 'xã hội hóa'?

(CLO) Ngày 31/7/2008, Ủy ban nhân dân (UBND) huyện Tiên Lãng, Thành phố Hải phòng đã ban hành Quyết định số 1214/QĐ-UBND về việc cho thuê các ki ốt khán đài sân vận động huyện... Tuy nhiên, sau 16 năm thực hiện chính sách “xã hội hóa”, vẫn còn một số bất cập cần được làm rõ và khắc phục.

Điều tra
Kon Tum: Vì sao doanh thu của Công ty TNHH MTV Lâm Kim Gia Lai 'nhảy múa' theo từng gói thầu?

Kon Tum: Vì sao doanh thu của Công ty TNHH MTV Lâm Kim Gia Lai 'nhảy múa' theo từng gói thầu?

(CLO) Ở mỗi gói thầu tham dự khác nhau, Công ty TNHH MTV Lâm Kim Gia Lai lại thể hiện một hồ sơ năng lực với doanh thu khác nhau?

Điều tra
Thu hồi quyết định cấp giấy chứng nhận thương binh

Thu hồi quyết định cấp giấy chứng nhận thương binh

(CLO) Ngay sau phản ánh của báo Nhà báo & Công luận, Bộ Tư lệnh Quân khu 4 đã ban hành quyết định thu hồi Quyết định cấp giấy chứng nhận thương binh và trợ cấp, phụ cấp hàng tháng đối với ông Nguyễn Văn Nam.

Điều tra
Doanh nghiệp 'quen mặt' và những gói thầu trúng “sát giá” tại BQLDA đầu tư xây dựng quận Bắc Từ Liêm?

Doanh nghiệp 'quen mặt' và những gói thầu trúng “sát giá” tại BQLDA đầu tư xây dựng quận Bắc Từ Liêm?

(CLO) Thời gian gần đây, ông Nguyễn Minh An - Giám đốc BQLDA đầu tư xây dựng quận Bắc Từ Liêm, TP. Hà Nội đã ký hàng loạt gói thầu có tổng trị giá lên đến hàng trăm tỉ đồng.

Điều tra
Quán bar Aplus ngang nhiên kinh doanh 'bóng cười'?

Quán bar Aplus ngang nhiên kinh doanh "bóng cười"?

(CLO) Mặc dù từng bị xử phạt do kinh doanh quá giờ quy định, thế nhưng quán bar Aplus có địa chỉ tại số 78 Yên Phụ, phường Nguyễn Trung Trực (quận Ba Đình, Hà Nội) không những không tuân thủ theo các quy định của pháp luật mà còn tiếp tục tái diễn, ngang nhiên kinh doanh “bóng cười”….

Điều tra