Xây dựng Bộ Chỉ số văn hóa là tất yếu để thúc đẩy, bảo tồn và phát triển văn hóa

Chủ nhật, 30/04/2023 08:00 AM - 0 Trả lời

(NB&CL) Bộ Chỉ số Văn hóa/2030 của UNESCO tại Việt Nam là dự án quan trọng. Đây là bước đầu để Việt Nam hội nhập với thế giới trong việc đo lường và giám sát tiến độ đóng góp của văn hóa đối với xã hội.

Tại Hội thảo khoa học cấp Quốc gia 80 năm Đề cương Văn hóa Việt Nam (1943 – 2023) với chủ đề “Khởi nguồn và động lực phát triển” diễn ra hồi tháng 2, Bộ trưởng Bộ VH-TT&DL đã đưa ra một số đề xuất để phát huy giá trị của bản Đề cương, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững của đất nước, trong đó nhấn mạnh sự cần thiết phải xây dựng bộ chỉ số quốc gia về phát triển văn hóa và triển khai ứng dụng định kỳ để đo lường, đánh giá, giám sát sự đóng góp và tăng trưởng của lĩnh vực văn hóa trong tổng thể phát triển quốc gia.

Từ việc thí điểm bộ Chỉ số Văn hóa/2030…

Cách đây gần 2 năm, Việt Nam trở thành một trong 12 quốc gia cam kết đồng thuận tham gia thí điểm bộ chỉ số văn hóa theo chủ đề trong Chương trình Nghị sự 2030 của UNESCO, hay còn gọi là bộ Chỉ số Văn hóa/2030 của UNESCO. Mục tiêu của bộ Chỉ số Văn hóa/2030 là đo lường những đóng góp của văn hóa trong việc triển khai 17 mục tiêu phát triển bền vững được đưa ra trong Chương trình Nghị sự 2030 của Liên hợp quốc.

Việc triển khai bộ Chỉ số sẽ làm nổi bật giá trị văn hóa, xây dựng các thông điệp, xác lập nền tảng cho các chính sách và hành động cấp quốc gia và địa phương cũng như giám sát tiến độ toàn cầu của văn hóa…

Vào tháng 10/2021, Việt Nam bắt đầu triển khai bộ Chỉ số Văn hóa/2030, với thành phố Huế được lựa chọn là nơi thí điểm và Viện Văn hóa Nghệ thuật Quốc gia Việt Nam là đối tác chính để thực hiện dự án ở cấp quốc gia.

xay dung bo chi so van hoa la tat yeu de thuc day bao ton va phat trien van hoa hinh 1

Một tiết mục trong Gala “Chào Huế”! - Bữa tiệc âm nhạc khép lại tuần lễ trọng điểm Festival Huế 2022. Ảnh: Festivalhue

Sau 8 tháng tích cực triển khai dự án, diện mạo của văn hóa cơ bản được phác thảo sau khi các dữ liệu định lượng và định tính cần thiết cho 22 chỉ số được thu thập, bao gồm: Đầu tư cho di sản; Quản lý di sản bền vững; Thích nghi và ứng phó với biến đổi khí hậu; Thiết chế văn hóa; Đóng góp của văn hóa vào GDP; Việc làm trong lĩnh vực văn hóa và các doanh nghiệp văn hóa; Chi tiêu của hộ gia đình cho văn hóa; Kinh doanh hàng hóa và dịch vụ văn hóa; Đầu tư công cho văn hóa; Quản trị văn hóa; Giáo dục văn hóa - nghệ thuật; Đào tạo văn hóa; Văn hóa vì sự gắn kết xã hội…

Nổi bật trong số nhiều phát hiện có được từ quá trình thu thập dữ liệu là thống kê về: số người làm việc trong các ngành văn hóa (thống kê năm 2019 có hơn 3,8 triệu người, tính cả lĩnh vực du lịch và thể thao, chiếm 7,1% tổng số người có việc làm), số doanh nghiệp đang hoạt động trong khu vực văn hóa (tính đến năm 2019 là 69.166 doanh nghiệp, chiếm 10,3% tổng số doanh nghiệp Việt Nam), chi tiêu trung bình của hộ gia đình ở Việt Nam cho hàng hóa và dịch vụ văn hóa (chỉ chiếm 0,3% tổng chi tiêu hằng năm của hộ gia đình), hay giá trị văn hóa của Việt Nam được xuất khẩu ra thế giới (dữ liệu năm 2020 là 2,9 tỷ USD).

Nhóm dự án kết luận, di sản văn hóa đã và đang là một trong những trọng tâm của chính sách văn hóa ở Việt Nam. Vai trò giám sát, hoạch định chiến lược phát triển cho toàn bộ lĩnh vực di sản trở nên năng động, tích cực. Nhiều nghiên cứu về mối quan hệ giữa biến đổi khí hậu và bảo tồn di sản được các nhà khoa học, những người quản lý và thực hành di sản ở Việt Nam triển khai, thực hiện dù phần lớn các nghiên cứu này chỉ dừng lại ở cấp độ sơ khai.

Đồng thời, kết quả của dự án cho thấy, ngân sách nhà nước được phân bổ cho Bộ VH-TT&DL và các cơ quan khác có liên quan đến lĩnh vực văn hóa đã tăng lên hàng năm. Có điều, so với các lĩnh vực khác, đầu tư cho văn hóa ở Việt Nam còn hạn chế. Theo Nghị quyết phân bổ ngân sách Trung ương năm 2022, tổng số tiền được phân bổ cho Bộ VH-TT&DL là 3.755,88 tỷ đồng, trong đó 73% được dành cho chi thường xuyên, chi đầu tư chỉ chiếm 27%.

Tại Hội thảo “Báo cáo kết quả dự án triển khai thí điểm bộ Chỉ số Văn hóa/2030 của UNESCO tại Việt Nam và thành phố Huế” diễn ra ở Hà Nội vào ngày 19/9/2022, các chuyên gia đánh giá, bộ Chỉ số Văn hóa/2030 của UNESCO tại Việt Nam là dự án quan trọng. Đây là bước đầu để Việt Nam hội nhập với thế giới trong việc đo lường và giám sát tiến độ đóng góp của văn hóa đối với xã hội.

xay dung bo chi so van hoa la tat yeu de thuc day bao ton va phat trien van hoa hinh 2

Màn pháo hoa rực rỡ tại lễ bế mạc Festival Huế 2022. Trước đó, Huế là đơn vị đầu tiên triển khai thí điểm bộ Chỉ số Văn hóa/2030 - Ảnh: Festivalhue

Đến sự cần thiết của bộ Chỉ số văn hóa Việt Nam

Từ những con số cụ thể, nhóm nghiên cứu dự án chỉ rõ, với nguồn lực tài chính hạn chế, ngành văn hóa ở Việt Nam thiếu các nguồn lực cần thiết để thực thi vai trò quan trọng của mình. Cách tiếp cận của các nhà tài trợ công và các nhà hoạch định chính sách vẫn mang tính chất từ trên xuống. Khu vực văn hóa chưa được coi là một ưu tiên chính trong các chiến lược và chương trình phát triển.

Để văn hóa thực sự đóng góp vào sự tăng trưởng và phát triển về kinh tế, chính văn hóa cần phải đảm bảo được sự bền vững của mình. Trên thực tế, các vấn đề như điều kiện làm việc, quan hệ lao động và an sinh việc làm của người lao động trong lĩnh vực văn hóa còn chưa được chú trọng trong các văn bản chính sách. Đồng thời, các tổ chức văn hóa hiện đang đối diện với những khó khăn xuất phát từ việc cắt giảm ngân sách cũng như các mô hình gây quỹ không phù hợp.

Thực trạng hiện nay cho thấy sự cần thiết phải có tiếp cận liên ngành giữa giáo dục và văn hóa nhằm tháo gỡ khó khăn do thiếu cơ chế đối thoại bên cạnh những rào cản từ các thủ tục hành chính phức tạp. Các tổ chức văn hóa như: bảo tàng, triển lãm nghệ thuật, thư viện… có nguồn lực văn hóa dồi dào và là địa điểm quan trọng cho các hoạt động giáo dục. Song, nhiều tổ chức chưa thực sự cởi mở và tạo điều kiện cho các trường học và cơ sở đào tạo tiếp cận các nguồn lực này.

Mặc dù đã có những cải thiện đáng kể, nhưng hệ thống chính sách, đặc biệt là các chính sách liên quan đến công nghiệp văn hóa chưa theo kịp tốc độ phát triển của khu vực này. Việc thực thi các quy định chưa toàn diện, tỷ lệ vi phạm bản quyền còn cao. Vì thế, cần có sự nhất quán, minh bạch trong hệ thống chính sách ở cả cấp quốc gia và địa phương. Ngoài ra, việc thiếu vắng hệ thống thống kê và các nghiên cứu chuyên sâu ở cấp quốc gia là một trong những thách thức lớn đối với việc xây dựng và triển khai các chính sách mang tính thực tiễn và đáng tin cậy.

xay dung bo chi so van hoa la tat yeu de thuc day bao ton va phat trien van hoa hinh 3

TS. Nguyễn Thị Thanh Hoa - Phó trưởng ban Nghiên cứu Văn hóa, Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam. Ảnh: Trung Nguyễn

Từ thực tế nghiên cứu, kết quả dự án gợi ý, để văn hóa phát huy hết tiềm năng cho sự phát triển bền vững của quốc gia, Việt Nam cần đưa ra và thực hiện một số giải pháp dựa trên việc sử dụng công cụ thống kê của bộ Chỉ số Văn hóa/2030. Tức là, đã đến lúc xây dựng các chỉ số ở cấp quốc gia – Bộ Chỉ số Văn hóa của Việt Nam. Việc quan trọng nhất để làm việc này là thiết lập một hệ thống báo cáo đồng bộ tại Bộ VH-TT&DL. Mọi thông tin và dữ liệu phải được cập nhật, báo cáo cụ thể, tuân theo một cấu trúc chỉ số mang tính chuẩn hóa, đồng thời cần xây dựng cơ chế hợp tác liên bộ, liên ngành với trọng tâm là chia sẻ minh bạch thông tin.

“Trong nhiều năm chúng ta xây dựng các công cụ chính sách mà thiếu những công cụ bằng chứng, nên nhiều khi có những chính sách ra đời mà không triển khai được trên thực tế, hay không hiệu quả do thiếu bằng chứng thực chứng để đánh giá thực trạng. Vì thế, chúng tôi rất mừng khi tiếp cận công cụ này. Bộ Chỉ số Văn hóa/2030 giúp các chuyên gia của Bộ VH-TT&DL nhìn thấy một bức tranh tổng quát, hiện trạng của khu vực văn hóa hiện nay”, TS. Nguyễn Thị Thanh Hoa - Phó trưởng ban Nghiên cứu Văn hóa, Viện Văn hóa Nghệ thuật Quốc gia Việt Nam chia sẻ.

Theo TS. Nguyễn Thị Thanh Hoa, Bộ VH-TT&DL đang lên kế hoạch xây dựng bộ Chỉ số văn hóa Việt Nam và dự kiến áp dụng ở cấp tỉnh, sớm nhất vào cuối năm 2024. Các báo cáo chỉ số được thực hiện theo cơ chế định kỳ (2-3 năm/lần), để có bức tranh tổng thể về hiện trạng phát triển văn hóa trong tiến trình phát triển bền vững của Việt Nam.

“Khi áp dụng, các tỉnh, các đơn vị chủ thể sẽ biết mình đang ở đâu khi áp vào bộ chỉ số. Còn nhớ trước đây khi đưa ra chỉ số cạnh tranh cấp tỉnh, các tỉnh ban đầu rất do dự, bởi họ lo các nhà đầu tư không tìm đến nếu điểm kém. Sau dần họ biết đó là công cụ giúp cho bản thân cải thiện môi trường. Bộ chỉ số này cũng vậy, việc áp dụng bộ chỉ số là xu hướng của thế giới, chúng ta không thể đứng ngoài”, TS. Nguyễn Thị Thanh Hoa nhấn mạnh.

Hoài Đức

Bình Luận

Tin khác

Đức Tăng Thống Myanmar đến thăm Việt Nam mùa Phật đản

Đức Tăng Thống Myanmar đến thăm Việt Nam mùa Phật đản

(CLO) Mới đây, tại Trụ sở Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Ngài Tăng thống - Tiến sĩ Sayadaw Sandimar Bhivamsa - Bậc Đại Thiện Trí Cao Thượng, Bậc Đại Xiển Dương Chánh Pháp Cao Thượng; cùng Tăng đoàn Myanmar đã đến thăm và chúc mừng Giáo hội Phật giáo Việt Nam nhân dịp Phật đản.

Đời sống văn hóa
Nghệ sĩ góp tiếng nói để phát triển sân khấu dành cho thiếu niên, nhi đồng

Nghệ sĩ góp tiếng nói để phát triển sân khấu dành cho thiếu niên, nhi đồng

(CLO) Chiều 20/5, tại TP Hải Phòng, Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam phối hợp với Sở Văn hoá Thể thao Hải Phòng tổ chức Toạ đàm “Liên hoan nghệ thuật Sân khấu toàn quốc dành cho thiếu niên, nhi đồng lần thứ nhất năm 2024.

Đời sống văn hóa
Trai tráng đóng khố vật cầu bùn tại Bắc Giang

Trai tráng đóng khố vật cầu bùn tại Bắc Giang

(CLO) Cứ bốn năm tổ chức một lần (từ 12 đến 14 tháng tháng Tư âm lịch), lễ hội vật cầu nước thôn Yên Viên, xã Vân Hà, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang lại diễn ra với nhiều hoạt động đặc sắc, thú vị. Tại sân đình làng, 16 trai tráng cởi trần, đóng khố đua nhau đưa quả cầu gỗ 20 kg vào hố của đội bạn.

Đời sống văn hóa
Tôn vinh nhiều tác phẩm âm nhạc 'Bài ca Điện Biên'

Tôn vinh nhiều tác phẩm âm nhạc 'Bài ca Điện Biên'

(CLO) Tối 19/5, tại thành phố Điện Biên Phủ, Hội Nhạc sĩ Việt Nam, Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam phối hợp với UBND tỉnh Điện Biên tổ chức Lễ tổng kết, trao giải thưởng tháng âm nhạc “Bài ca Điện Biên”.

Đời sống văn hóa
Bế mạc Lễ hội Sen Đồng Tháp lần thứ II năm 2024

Bế mạc Lễ hội Sen Đồng Tháp lần thứ II năm 2024

(CLO) Sau 4 ngày tổ chức từ ngày 16/5 đến ngày 19/5/2024, tối 19/5, Lễ hội Sen Đồng Tháp lần thứ II năm 2024 đã chính thức khép lại bằng chương trình bế mạc đầy ấn tượng, thú vị và trở thành dư âm không thể nào quên trong lòng người dân cũng như du khách trong nước và quốc tế.

Đời sống văn hóa