Xây dựng chính phủ điện tử tại VN

Thứ sáu, 03/04/2015 23:08 PM - 0 Trả lời

Xây dựng chính phủ điện tử tại VN



- Thưa thứ trưởng, chúng ta đang nhắc tới khái niệm “Chính phủ điện tử”. Qua các phương tiện truyền thông thì khan giả có thể bắt gặp khá nhiều các định nghĩa ít nhiều không giống nhau về “Chính phủ điện tử”. Vậy xin ông cho biết chính xác “Chính phủ điện tử” là gì?


- Thứ trưởng Nguyễn Minh Hồng: Có khá nhiều cách hiểu khác nhau về khái niệm Chính phủ điện tử.  Chính phủ điện tử là ứng dụng công nghệ thông tin vào nền hành chính công, là phương thức điều hành tạo điều kiện thuận lợi để người dân phát huy quyền làm chủ tối đa của mình.

Như vậy, Chính phủ điện tử gồm: Giao dịch giữa Chính phủ – Cơ quan nhà nước, với người dân, doang nghiệp, tổ chức xã hội: Cung cấp thông tin cho doanh nghiệp, thực hiện hành chính công giữa Nhà nước và người dân.

Giao dịch trong nội bộ các cơ quan trong chính phủ, trong nhà nước.. : Trao  đổi thông tin tài liệu, chỉ đạo điều hành của chính phủ tới các cấp, đồng thời thực hiện các giao dịch của chính phủ với chính phủ các nước trên thế giới.

Giao dịch với người dân: Phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật tới người dân đồng thời qua đó lấy ý kiến của người dân.

Nếu hiểu theo cách đó, Chính phủ không phải là một thực thể mà Chính phủ hoạt động hiệu quả hơn, minh bạch hơn. Chính phủ trong khái niệm này thì nó rộng hơn trong cách hiểu thông thường.

- Những cơ quan, ban, ngành nào được coi là “buộc” phải ứng dụng công nghệ thông tin để phục vụ cho dự án Chính phủ điện tử?

- Thứ trưởng Nguyễn Minh Hồng: Tất cả các cơ quan ban ngành, tổ chức xã hội thuộc nhóm Chính phủ điện tử như tôi đã nêu ở câu trả lời ban đầu. Thực tế việc sử dụng Chính phủ điện tử xuất phát từ nhu cầu tự thân của các đơn vị, đặc biệt cơ quan nhà nước ở các cấp độ có giao tiếp với người dân thì sẽ phải thực hiện chính phủ điện tử sớm hơn.

Khán giả Bùi Việt Nga ở Bắc Giang: Qua những thông tin sơ bộ về chính phủ điện tử, tôi hình dung tới một hệ thống quản lý chặt chẽ bằng máy móc và phương tiện công nghệ thông tin. Nhưng theo tôi thấy thì ở các cơ quan quản lý nhà nước, có thể ở cấp cao hơn thì đỡ hơn, nhưng từ cấp huyện trở xuống thì trình độ CNTT của người dân còn yếu kém lắm, việc một cán bộ hành chính không biết cách lập một địa chỉ email cho riêng mình hoặc được lập cho rồi thì vẫn lóng ngóng không biết khai thác hết các công cụ của hộp thư điện tử là quá phổ biến. Nên tôi không biết mục tiêu chính phủ điện tử của chúng ta sẽ được thực hiện như thế nào? Bao giờ mới thành? Hay là chỉ cần triển khai ở cấp trên, cấp rất cao thôi?

Thứ trưởng Nguyễn Minh Hồng: Vâng, tôi có thể trả lời thẳng, về mục tiêu như tôi đã nói ở trên,tuy nhiên theo từng giai đoạn chúng ta sẽ căn cứ theo quá trình triển khai thực tế để đề xuất một bước đi, một giải pháp phù hợp để làm sao tối ưu hóa tiến trình tiến tới CPĐT như mong muốn.

Thứ 2 là việc bao giờ hoàn thành, tôi có thể là trả lời là không biết bao giờ có thể hoàn thành, cũng như cải cách hành chính, đây là việc làm liên tục và lâu dài, chừng nào chúng ta còn, xã hội còn thì việc hoàn thiện các quy trình hành chính của nhà nước còn tiếp tục.

Lộ trình như tôi nói thì bên cạnh việc cung cấp các dịch vụ trực tuyến cho người dân ở mức độ thấp trong thời gian tới,song song với việc triển khai thì chúng ta tăng cường ứng dụng CNTT trong nội tạng, nội bộ các cơ quan nhà nước như bạn Nga có đề cập tới là các công chức, còn các cấp nào được triển khai thì tất cả các cấp đều triển khai, đặc biệt cấp nào gần dân nhiều nhất thì càng phải triển khai sớm.

- Khán giả ở địa chỉ email hoangthaibinh0707@gmail.com: Tôi hiểu với một cơ quan quản lý hành chính nhà nước thì trang web của cơ quan đó chính là một phương tiện để thực hiện thông tin ra bên ngoài, là cách để người dân có thể theo dõi và nắm bắt tình hình hoạt động của cơ quan đó. Thế nhưng nhiều cơ quan hiện nay lập ra website rồi lại bỏ bẵng không chăm sóc, không cập nhật thường xuyên, điều đó nghiễm nhiên gây khó khăn cho người dân có nhu cầu thông tin. Đâu là lý do của thực trạng này? Liệu có thể nào là một sự né tránh thông tin? Và liệu sẽ phải khắc phục thế nào để hướng tới một chính phủ điện tử mà các nhà quản lý đang rất hào hứng nói tới?

Thứ trưởng Nguyễn Minh Hồng: Lý do mà các trang tin điện tử của các cơ quan Nhà nước không cập nhật thường xuyên theo tôi là một thực trạng mà do những nguyên nhân sau:

Nhiều lãnh đạo cơ quan chưa quan tâm đúng mức, chưa thấy rằng việc cập nhật thông tin lên website của cơ quan mình là thật sự cần thiết và quan trọng.

Thứ 2 là khó khăn về nhân lực, tài chính. Nhưng tôi không nghĩ là có sự né tránh thông tin ở đây. Thực tế là tháng 7 vừa qua Bộ TTTT đã ban hành Thông tư  yêu cầu cơ quan Nhà nước thuộc Bộ phải cung cấp những văn bản pháp luật liên quan đến cơ quan mình, cung cấp dịch vụ hành chính của nền hành chính công thuộc cơ quan mình để người dân có thể hiểu, nắm   rõ. Bộ cũng đang có dự dịnh sẽ ra một Nghị định quy định rõ trách nhiệm phải cung cấp thông tin tới người dân.

Ngoài ra, Bộ TTTT cũng có một giải pháp cụ thể: 1 năm 2 lần tổ chức đánh giá xếp hạng các trang tin điện tử của các cơ quan trong Bộ để các cơ quan thấy mình còn thiếu thông tin gì từ đó có giải pháp khắc phục. Hi vọng rằng các địa phương  sẽ có đóng góp để các cơ quan tự điều chỉnh và cũng hi vọng rằng người dân cũng có ý kiến đóng góp, xây dựng kể cả những ý kiến về việc đưa tin sai, tin cũ…

(Còn nữa)

(Theo ICTNews)

Tin khác

Phải quy định rõ trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị để xảy ra nợ đọng bảo hiểm xã hội

Phải quy định rõ trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị để xảy ra nợ đọng bảo hiểm xã hội

(NB&CL) Dự án Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) dự kiến sẽ được Quốc hội khóa XV xem xét, thông qua tại Kỳ họp thứ 7 sắp tới. Đây là dự án luật lớn, đóng vai trò quan trọng trong hệ thống an sinh xã hội, tác động đến đông đảo người dân.

Góc nhìn
Liên tiếp các vụ ngộ độc thực phẩm quy mô lớn: Ngăn chặn hiệu quả bằng cách nào?

Liên tiếp các vụ ngộ độc thực phẩm quy mô lớn: Ngăn chặn hiệu quả bằng cách nào?

(NB&CL) Việc chỉ trong một thời gian ngắn, liên tiếp xảy ra các vụ ngộ độc thực phẩm với hàng trăm người nhập viện, tiếp tục gióng lên hồi chuông về thực trạng mất an toàn thực phẩm hiện nay…

Góc nhìn
Tinh thần dân tộc và lòng yêu nước sẽ được thắp sáng trong tim mỗi người

Tinh thần dân tộc và lòng yêu nước sẽ được thắp sáng trong tim mỗi người

(NB&CL) Trong những ngày qua, cả nước hướng về Điện Biên với hàng loạt hoạt động, sự kiện kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 – 7/5/2024). Điểm nhấn của sự kiện trọng đại này là sáng 7/5, tại TP. Điện Biên Phủ (tỉnh Điện Biên), Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và tỉnh Điện Biên tổ chức trọng thể Lễ Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.

Góc nhìn
Tận tâm, tận lực, viết tiếp kỳ tích Điện Biên Phủ!

Tận tâm, tận lực, viết tiếp kỳ tích Điện Biên Phủ!

(NB&CL) Theo dõi dòng người đua vai nhau tới xem lễ diễu binh diễu hành mừng kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ sáng 7/5 hay qua những vẻ mặt háo hức, chăm chú lắng nghe, dõi theo màn ảnh nhỏ chương trình truyền hình trực tiếp đại lễ, dễ nhận thấy sự tự hào, hân hoan, xúc động dâng trào trong trái tim hàng triệu người dân Việt, đủ mọi lứa tuổi.

Góc nhìn
Nhớ về quá khứ để trân quý hơn giá trị của hoà bình!

Nhớ về quá khứ để trân quý hơn giá trị của hoà bình!

(CLO) Hôm nay, vùng đất Điện Biên, Tây Bắc chiến trường năm xưa, rực rỡ cờ hoa, hân hoan trong không khí tưng bừng của đại lễ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ. Trước đó, trên khắp dải đất hình chữ S, tinh thần Điện Biên Phủ đã thấm đẫm, lan toả trong mỗi người dân Việt. Nhắc nhớ lại bản anh hùng ca bất hủ của thế kỷ, là để mỗi người trong chúng ta, thêm trân quý hơn giá trị vô giá của hoà bình.

Góc nhìn