Xây dựng chuyên đề hoàn thiện hệ thống pháp luật và tổ chức thi hành pháp luật đến 2030, định hướng đến 2045

Thứ ba, 02/11/2021 20:26 PM - 0 Trả lời

(CLO) Tại tọa đàm về hoàn thiện hệ thống pháp luật và tổ chức thi hành pháp luật đến năm 2030, định hướng đến năm 2045, các chuyên gia cho rằng, cần có sự thống nhất trong các quá trình thực hiện cải cách lập pháp, cải cách thủ tục hành chính và cải cách tư pháp.

Ngày 2/11, tại Nhà Quốc hội, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Đảng đoàn Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ chủ trì tọa đàm chuyên gia một số nội dung phục vụ việc xây dựng chuyên đề ''Chiến lược xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật và tổ chức thi hành pháp luật đến năm 2030, định hướng đến năm 2045 đáp ứng yêu cầu xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam''.

Phát biểu tại tọa đàm, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho biết, Ban Chỉ đạo Trung ương về triển khai xây dựng Đề án “Chiến lược xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam đến năm 2030, định hướng đến năm 2045” đã giao Đảng đoàn Quốc hội chủ trì, phối hợp với các cơ quan, tổ chức liên quan nghiên cứu xây dựng 4 chuyên đề.

Các chuyên đề gồm: Chiến lược lược xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật và tổ chức thi hành pháp luật đến năm 2030, định hướng đến năm 2045, đáp ứng yêu cầu hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa (XHCN) Việt Nam; Hoàn thiện cơ chế phân công, phối hợp và kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện quyền tư pháp và giữa các cơ quan, tổ chức trong hoạt động tư pháp, đáp ứng yêu cầu xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN; Đổi mới tổ chức, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Quốc hội, đáp ứng yêu cầu xây dựng, hoàn thiện nhà nước pháp quyền XHCN; Hoàn thiện cơ chế bảo vệ Hiến pháp, đáp ứng yêu cầu xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam.

xay dung chuyen de hoan thien he thong phap luat va to chuc thi hanh phap luat den 2030 dinh huong den 2045 hinh 1

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu tại Tọa đàm.

Theo Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, đến nay, tiến độ thực hiện các chuyên đề của Đảng đoàn Quốc hội rất tích cực. Đảng đoàn Quốc hội đã hoàn thiện và gửi tới Ban chỉ đạo Trung ương chuyên đề “Hoàn thiện cơ chế phân công, phối hợp và kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện quyền tư pháp và giữa các cơ quan, tổ chức trong hoạt động tư pháp, đáp ứng yêu cầu xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN”. Chuyên đề “Hoàn thiện cơ chế bảo vệ Hiến pháp, đáp ứng yêu cầu xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam” đã được hoàn thiện, sẽ được Đảng đoàn Quốc hội nghiệm thu vào ngày 3/11.

Hai chuyên đề còn lại, trong đó có chuyên đề “Chiến lược xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật và tổ chức thi hành pháp luật đến năm 2030, định hướng đến năm 2045 đáp ứng yêu cầu xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam” đang được tích cực triển khai để nghiệm thu trong thời gian tới.

Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh, đây là lĩnh vực khó, rất phức tạp. Đảng đoàn Quốc hội đã ban hành Chiến lược định hướng xây dựng pháp luật trong 5 năm và trình Bộ Chính trị ban hành Kết luận về Chiến lược định hướng xây dựng pháp luật trong 5 năm. Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật hiện chỉ quy định về chương trình xây dựng pháp luật hằng năm. Chiến lược đã xác định 137 nhiệm vụ xây dựng pháp luật trong giai đoạn 5 năm tới. Nêu rõ, đây là định hướng lớn, làm căn cứ triển khai chương trình xây dựng pháp luật hằng năm mang tính chủ động, bao quát hơn, khắc phục tình trạng “đun nước sôi chờ gạo”, cái cần thì chưa có, cái có lại chưa cần thiết, Chủ tịch Quốc hội cho biết vào sáng ngày 3/11 tới, Đảng đoàn Quốc hội sẽ tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc để triển khai nội dung này.

Chủ tịch Quốc hội cho biết, “Chiến lược xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật và tổ chức thi hành pháp luật đến năm 2030, định hướng đến năm 2045 đáp ứng yêu cầu xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam” mang tính dài hơi hơn Chiến lược mà Đảng đoàn Quốc hội đã ban hành. Chủ tịch Quốc hội đề nghị các chuyên gia cho ý kiến vào 3 vấn đề: Về định hướng thống nhất nội hàm một số khái niệm; nguyên tắc yêu cầu với việc xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật và tổ chức thực thi pháp luật; mục tiêu, phương hướng, giải pháp xây dựng hệ thống pháp luật và tổ chức thực thi pháp luật đến năm 2030, định hướng đến năm 2045 đáp ứng yêu cầu xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam.

xay dung chuyen de hoan thien he thong phap luat va to chuc thi hanh phap luat den 2030 dinh huong den 2045 hinh 2

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ chủ trì Tọa đàm.

Tại tọa đàm, các đại biểu các đại biểu đã đóng góp ý kiến về nội hàm một số khái niệm, nguyên tắc trong xây dựng, hoàn thiện và tổ chức thực thi pháp luật. Mục tiêu, giải pháp xây dựng và tổ chức thực thi pháp luật đến năm 2030, định hướng đến năm 2045, đáp ứng yêu cầu xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Các đại biểu cho rằng việc xây dựng chuyên đề lần này cần có tính kế thừa và phát triển chủ trương định hướng, văn bản trước đây, nhất là Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 25/5/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020.

Các đại biểu nhấn mạnh mối quan hệ giữa xây dựng pháp luật và thi hành pháp luật. Do đó, đề nghị trong Chuyên đề này bên cạnh việc phân tích cần đưa ra được định hướng, giải pháp nhằm khắc phục tình trạng cắt khúc giữa xây dựng và thi hành pháp luật như thiếu sự kiểm soát khi ủy quyền lập pháp dẫn đến tình trạng văn bản hướng dẫn chi tiết thi hành luật lại có những nội dung khác luật, vượt quá phạm vi luật cho phép, thậm chí trái luật; cùng với đó là việc chậm trễ về tiến độ ban hành văn bản hướng dẫn chi tiết thi hành luật, dẫn đến luật chậm đi vào cuộc sống; nhiều văn bản thiếu sự thống nhất. Hay như việc xây dựng luật không dự tính được đầy đủ điều kiện bảo đảm thực thi luật, báo cáo đánh giá tác động còn hình thức, chưa trở thành căn cứ khoa học thực tiễn cho ban hành luật…

Các đại biểu cũng cho rằng, cần có sự thống nhất trong các quá trình thực hiện cải cách lập pháp, cải cách thủ tục hành chính và cải cách tư pháp. Bởi vì trong các quá trình này đều có điểm chung cùng hoàn thiện thể chế xây dựng pháp luật; cải cách các thủ tục; cải cách tổ chức bộ máy; nâng cao chất lượng nhân lực; các điều kiện đảm bảo.

Phát biểu kết thúc tọa đàm, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ ghi nhận và đánh giá cao các ý kiến phát biểu thẳng thắn, sâu sắc của các chuyên gia. Cho biết chuyên đề có nội dung khó, vì vậy, trong quá trình xây dựng, hoàn thiện chuyên đề sẽ tiếp tục tổ chức các hoạt động tọa đàm, hội nghị, hội thảo, xin ý kiến sâu rộng, Chủ tịch Quốc hội bày tỏ mong muốn các chuyên gia tiếp tục đồng hành, đóng góp, phát huy kinh nghiệm, trí tuệ để góp phần xây dựng thành công chuyên đề này, cũng như trong các hoạt động của Quốc hội nói chung.

N.H

Bình Luận

Tin khác

Phát hành bộ tem đặc biệt kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ 

Phát hành bộ tem đặc biệt kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ 

(CLO) Chiều 5/5, tại TP Điện Biên Phủ (tỉnh Điện Biên), Bộ Thông tin và Truyền thông, Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp với UBND tỉnh Điện Biên và Tổng công ty Bưu điện Việt Nam phát hành đặc biệt bộ tem “Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (1954-2024)”.

Tin tức
5 cụm 'từ khóa' phát triển vùng Đông Nam Bộ để phát huy vai trò 'Thành đồng Tổ quốc'

5 cụm "từ khóa" phát triển vùng Đông Nam Bộ để phát huy vai trò "Thành đồng Tổ quốc"

(CLO) Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh 5 cụm “từ khóa” trong tổ chức thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp điều phối phát triển vùng Đồng Nam Bộ là “tăng tốc, đột phá, tiên phong, liên kết chặt chẽ, thực chất và hiệu quả” để khu vực này tiếp tục phát huy vai trò “Thành đồng Tổ quốc”.

Tin tức
Công nhận thành phố Nam Định đạt tiêu chí đô thị loại II

Công nhận thành phố Nam Định đạt tiêu chí đô thị loại II

(CLO) Ngày 5/5, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà đã ký Quyết định 379/QĐ-TTg công nhận TP Nam Định (dự kiến mở rộng địa giới hành chính), tỉnh Nam Định đạt tiêu chí đô thị loại II.

Tin tức
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Làm sâu sắc hơn các giải pháp phát triển của Quy hoạch vùng Đông Nam Bộ

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Làm sâu sắc hơn các giải pháp phát triển của Quy hoạch vùng Đông Nam Bộ

(CLO) Thủ tướng Phạm Minh Chính lưu ý cần làm sâu sắc hơn các giải pháp phát triển của Quy hoạch vùng Đông Nam Bộ. Cần ưu tiên, lưu ý những nhóm giải pháp nào; đề xuất các giải pháp mang tính đột phá, các cơ chế, chính sách đặc thù cần sớm thí điểm triển khai; khai thông và tranh thủ các nguồn lực phục vụ phát triển vùng.

Tin tức
Thủ tướng lập Tổ công tác đôn đốc tiến độ triển khai đường sắt đô thị Hà Nội và TPHCM

Thủ tướng lập Tổ công tác đôn đốc tiến độ triển khai đường sắt đô thị Hà Nội và TPHCM

(CLO) Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành Giao thông vận tải quyết định phân công Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà làm Tổ trưởng Tổ công tác giúp việc Ban Chỉ đạo để chỉ đạo tiến độ triển khai các công trình, dự án đường sắt đô thị thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.

Tin tức