Xây dựng hệ sinh thái phát triển doanh nghiệp nhà nước: Cần tháo gỡ “nút thắt” thể chế

Thứ bảy, 26/03/2022 13:30 PM - 0 Trả lời

(CLO) Chuyên gia kinh tế cho rằng, việc xây dựng hệ sinh thái phát triển doanh nghiệp nhà nước thời gian qua đã bị lãng quên, nguyên nhân lớn là do sự “ràng buộc” vào các cơ chế, chính sách. Do đó, phải tháo gỡ các nút thắt về thể chế để doanh nghiệp chủ động, đổi mới, “dám nghĩ, dám làm”.

Chung tay xây dựng hệ sinh thái phát triển doanh nghiệp

Thời gian qua, “hệ sinh thái doanh nghiệp” được coi là xu thế phát triển trên thế giới. Trong đó, các doanh nghiệp phát triển hệ sinh thái đa ngành thường đi theo hình thức khép kín, từ nguyên liệu sản xuất tới đầu ra. Điều này giúp doanh nghiệp dễ dàng kiểm soát chất lượng và tiêu chuẩn sản phẩm phù hợp với chuyển biến của thị trường.

Đặc biệt, trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19, thì việc xây dựng hệ sinh thái doanh nghiệp sẽ mang lại cơ hội tăng trưởng bền vững. Cùng với đó, sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ, mô hình kinh doanh hệ sinh thái trở nên đơn giản, giúp doanh nghiệp phân tích và trao đổi lượng lớn dữ liệu và tăng giá trị cho các bên tham gia trong hệ sinh thái.  

xay dung he sinh thai phat trien doanh nghiep nha nuoc can thao go nut that the che hinh 1

Nhà nước phải tạo hệ sinh thái doanh nghiệp phù hợp với kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, phù hợp với hoàn cảnh đất nước. Ảnh minh họa

Tại Việt Nam, đã có nhiều doanh nghiệp tư nhân phát triển hệ sinh thái rất tốt, tạo động lực tăng trưởng mạnh mẽ như FPT hay Vingroup... Tuy nhiên, ở khối doanh nghiệp nhà nước, việc phát triển hệ sinh thái còn chậm, chưa đáp ứng nhu cầu phát triển.

Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc với doanh nghiệp nhà nước ngày 24/3/2022, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã nêu rõ: “Nhà nước phải tạo môi trường, tạo không gian, hệ sinh thái doanh nghiệp phù hợp với kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, phù hợp với hoàn cảnh đất nước”.

Thủ tướng yêu cầu, chung tay xây dựng hệ sinh thái phát triển doanh nghiệp, môi trường lành mạnh, cạnh tranh, bình đẳng, trách nhiệm, nghĩa tình, nhân văn và không tham nhũng, phù hợp với định hướng kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa, nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc. Thủ tướng nhấn mạnh, "nhiệm vụ này cả Chính phủ, doanh nghiệp, bộ, ngành, địa phương và từng cá nhân cần phải chung tay". 

Cần tháo gỡ “nút thắt” về thể chế

Trao đổi với phóng viên Nhà báo và Công luận, chuyên gia kinh tế, PGS.TS Ngô Trí Long -  nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu thị trường giá cả (Bộ Tài chính) cho biết, mỗi hoạt động đều có hệ sinh thái, trong đó, hệ sinh thái của hoạt động doanh nghiệp là vấn đề về mô hình quản trị ra làm sao? Hay vấn đề sử dụng hạ tầng cơ sở như trong bối cảnh hiện nay là việc sử dụng kinh tế số, chuyển đổi số như thế nào?

xay dung he sinh thai phat trien doanh nghiep nha nuoc can thao go nut that the che hinh 2

Chuyên gia kinh tế, PGS.TS Ngô Trí Long -  nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu thị trường giá cả (Bộ Tài chính).

Theo PGS. TS Ngô Trí Long, nguyên nhân dẫn đến hệ sinh thái doanh nghiệp nhà nước chưa phát triển là do áp lực của doanh nghiệp tư nhân với sự cạnh tranh lớn. Cụ thể, doanh nghiệp tư nhân có sự chủ động. Còn đối với doanh nghiệp nhà nước muốn phát triển hệ sinh thái phải phụ thuộc vào cơ chế, chính sách. Nhưng tất nhiên việc này cũng phụ thuộc vào từng doanh nghiệp một.

“Trong bối cảnh hiện nay, tại sao việc phát triển hệ sinh thái doanh nghiệp đối với khu vực doanh nghiệp nhà nước đang bị lãng quên mà chưa được chú trọng như doanh nghiệp tư nhân bởi tư nhân họ có quyền tự chủ, có khả quyết định toàn bộ trong đó có chiến lược phát triển. Nhưng doanh nghiệp nhà nước muốn làm thì phải thông qua cơ cấu bộ máy, tổ chức, từng nguyên tắc phiền hà cho nên chưa chủ động xây dựng được”, ông Long nói.

Cũng theo ông Ngô Trí Long, bản thân doanh nghiệp tư nhân họ năng động hơn, thích ứng hơn bởi cơ chế không ràng buộc chặt chẽ như doanh nghiệp nhà nước. Đó là lý do hệ sinh thái của doanh nghiệp nhà nước phát triển chậm, không nhạy bén.

“Chính vì vậy, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã nói, doanh nghiệp nhà nước còn vướng mắc vấn đề về thể chế thì báo cáo Thủ tướng, những cái gì vượt phạm vi của Thủ tướng thì Thủ tướng trình các cơ quan có thẩm quyền”, chuyên gia kinh tế Ngô Trí Long cho biết.

xay dung he sinh thai phat trien doanh nghiep nha nuoc can thao go nut that the che hinh 3

Doanh nghiệp nhà nước có thể hợp tác với doanh nghiệp tư nhân để xây dựng hệ sinh thái. Ảnh minh họa

Để phát triển hệ sinh thái doanh nghiệp nhà nước, PGS. TS Ngô Trí Long cho rằng, các bộ ngành liên quan, cơ quan có chức năng, thẩm quyền phải vào cuộc, đồng hành cùng doanh nghiệp. Tiếp đó là phải có nguồn lực về tài chính để phát triển hệ sinh thái.

“Trong xây dựng hệ sinh thái có rủi ro của nó. Phải quy định, chính sách, cơ chế rõ ràng để doanh nghiệp nhà nước họ không e ngại. Trong quá trình xây dựng nếu thất bại do yếu tố khách quan thì xem xét, nếu thất bại do vụ lợi thì phải có biện pháp xử lý quyết liệt”, ông Long nêu rõ.

Cùng với đó, vị chuyên gia kinh tế này cũng cho rằng, doanh nghiệp nhà nước phải thấy rõ mình là người làm, người trong cuộc cần phải năng động, đổi mới, dám nghĩ dám làm; Chủ động xin ý kiến cơ quan có thẩm quyền, báo cáo Thủ tướng Chính phủ để được xem xét kịp thời.

“Môi trường hoạt động nào cũng phải có hệ sinh thái. Trong môi trường kinh doanh hiện nay của doanh nghiệp nhà nước là cạnh tranh bình đẳng với tư nhân. Khi tư nhân làm tốt mà doanh nghiệp nhà nước không làm thì thua, thất bại”, ông Long nói.

Chuyên gia kinh tế Ngô Trí Long cũng cho biết, trong quá trình phát triển hệ sinh thái, doanh nghiệp nhà nước cần học tập kinh nghiệm của các doanh nghiệp tư nhân họ đã xây dựng thành công. Nếu nguồn lực hạn chế thì phải có cơ chế phối hợp với doanh nghiệp tư nhân trong nước hay doanh nghiệp nước ngoài bởi họ sẵn sàng liên kết, hợp tác để phát triển. “Tuy nhiên, muốn có được điều đó thì cơ chế của Nhà nước phải cho phép họ thực hiện”, ông Long nhấn mạnh.

Quốc Trần

Bình Luận

Tin khác

Đồng chí Lương Cường được phân công giữ chức Thường trực Ban Bí thư

Đồng chí Lương Cường được phân công giữ chức Thường trực Ban Bí thư

(CLO) Ngày 16/5, tại Hội nghị lần thứ chín Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII, Trung ương cho ý kiến về công tác nhân sự và xem xét, kỷ luật cán bộ.

Tin tức
Phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khai mạc Hội nghị lần thứ chín Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

Phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khai mạc Hội nghị lần thứ chín Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

(CLO) Báo Nhà báo và Công luận trân trọng giới thiệu toàn văn Phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khai mạc Hội nghị lần thứ chín Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII.

Tin tức
Hà Nội điều chỉnh quy hoạch để cải tạo, nâng cấp trạm cấp nước Sài Đồng

Hà Nội điều chỉnh quy hoạch để cải tạo, nâng cấp trạm cấp nước Sài Đồng

(CLO) Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Dương Đức Tuấn vừa ký ban hành quyết định về việc phê duyệt điều chỉnh cục bộ quy hoạch ô đất ký hiệu CX2 và đường giao thông quanh ô đất trong Quy hoạch chi tiết Khu đô thị mới Sài Đồng, tỷ lệ 1/500, để thực hiện dự án xây dựng trạm bơm tăng áp cấp nước Sài Đồng.

Tin tức
Khai mạc Hội nghị lần thứ chín Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

Khai mạc Hội nghị lần thứ chín Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

(CLO) Sáng 16/5, Hội nghị lần thứ chín Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã khai mạc trọng thể tại Thủ đô Hà Nội.

Tin tức
Hà Nội sẽ tổ chức hội thảo khoa học cấp quốc gia kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

Hà Nội sẽ tổ chức hội thảo khoa học cấp quốc gia kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

(CLO) Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh ký ban hành Kế hoạch tổ chức hội thảo khoa học cấp quốc gia kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024).

Tin tức