Xây dựng pháp luật từ sớm, từ xa: Đảm bảo cho các dự án luật “đầu xuôi, đuôi lọt”

Thứ tư, 20/10/2021 06:33 AM - 0 Trả lời

(CLO) Ngay sau kỳ họp cuối của Quốc hội Khóa XIV, Đảng đoàn Quốc hội đã triển khai xây dựng chiến lược lập pháp cho cả nhiệm kỳ Khóa XV, đây là hướng đi đúng đắn. Việc xây dựng pháp luật từ sớm, từ xa sẽ đảm bảo cho các dự án luật “đầu xuôi, đuôi lọt”, tránh tình trạng luật có tuổi thọ ngắn.

Hôm nay (20/10/2021), Kỳ họp thứ Hai, Quốc hội khóa XV sẽ chính thức khai mạc; dự kiến Quốc hội sẽ làm việc trong khoảng 17 ngày với hai hình thức họp vừa trực tiếp, vừa trực tuyến. Một trong những nội dung đặc biệt quan trọng tại kỳ họp này của Quốc hội là công tác xây dựng pháp luật.

xay dung phap luat tu som tu xa dam bao cho cac du an luat dau xuoi duoi lot hinh 1

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ chủ trì cuộc làm việc về 7 dự án luật trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ Hai, Quốc hội khóa XV.

Theo đó, Quốc hội sẽ cho ý kiến 5 dự án luật, gồm: Luật Cảnh sát cơ động, Luật Điện ảnh (sửa đổi), Luật Kinh doanh bảo hiểm (sửa đổi), Luật Thi đua, khen thưởng (sửa đổi) và dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ. 

Quốc hội sẽ xem xét để thông qua 2 dự án luật gồm: Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thống kê; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Tố tụng hình sự. Trong đó, việc sửa đổi, bổ sung Bộ luật Tố tụng hình sự để bảo đảm thực hiện các cam kết trong Hiệp định CPTPP và giải quyết những vấn đề cấp bách phát sinh trong thực tiễn do thiên tai, dịch bệnh gây ra. 

Các dự án luật nêu trên sẽ “mở hàng” cho việc thực hiện chức năng lập pháp của Quốc hội khóa XV tại Kỳ họp thứ Hai. Qua nhiều cuộc họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, các cuộc họp lấy ý kiến về các dự án luật tại Đoàn đại biểu Quốc hội các địa phương; có thể nói, đây là sự chuẩn bị kĩ lưỡng của Quốc hội trên tinh thần ưu tiên cao nhất cho chất lượng các dự án luật, đảm bảo tính đồng thuận cao khi trình Quốc hội.

Trước đó, tại buổi làm việc với Thường trực của một số Uỷ ban của Quốc hội về việc triển khai thẩm tra 7 dự án Luật sẽ được trình Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ Hai, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã có những chỉ đạo quan trọng liên quan đến công tác xây dựng pháp luật.

Chủ tịch Quốc hội cho biết, việc Chủ tịch và Phó Chủ tịch Quốc hội nghe các Ủy ban của Quốc hội báo cáo quá trình chuẩn bị, sự phối hợp giữa các bên liên quan và các định hướng lớn nhằm chuẩn bị kỹ hơn cho công tác xây dựng pháp luật, tránh tình trạng luật có tuổi thọ ngắn, phải sửa đổi liên tục và bảo đảm kỷ cương gắn với trách nhiệm người đứng đầu trong thực hiện Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội.

xay dung phap luat tu som tu xa dam bao cho cac du an luat dau xuoi duoi lot hinh 2

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nêu rõ công tác xây dựng pháp luật phải chuẩn bị từ sớm, từ xa, nhiều vòng cho ý kiến.

Chủ tịch Quốc hội cũng nêu rõ: “Phải chuẩn bị từ sớm, từ xa, nhiều vòng cho ý kiến, để làm căn cứ xem xét có tổ chức Hội nghị đại biểu Quốc hội chuyên trách cho ý kiến xây dựng pháp luật sắp tới không, để nâng cao chất lượng làm việc tại các phiên họp của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội và việc Quốc hội thảo luận tại Hội trường”.

Cùng với đó, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cũng cho biết trong chương trình vận động bầu cử, các đại biểu Quốc hội đều đã hứa trước cử tri về nỗ lực đóng góp cho công tác xây dựng pháp luật nên đây sẽ là các “sản phẩm đầu tay” của Quốc hội khoá mới, cần tập trung trí tuệ, tích cực hơn nữa để đảm bảo “đầu xuôi, đuôi lọt”.

Khẳng định thể chế là đột phá của đột phá, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ yêu cầu các cơ quan trình và cơ quan thẩm tra phải tăng cường hơn nữa vai trò, trách nhiệm trong công tác xây dựng pháp luật. Cương quyết không chấp nhận bất cứ dự án luật nào của các cơ quan trình nếu không nằm trong Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh và không được chuẩn bị kỹ lưỡng. Cần xem đây là một trong những nguyên tắc cơ bản trong công tác lập pháp thời gian tới để khắc phục được cơ bản những tồn tại, hạn chế đã được Quốc hội Khóa XIV chỉ ra.

Qua những chỉ đạo của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, đến nay, các dự án luật nêu trên đã sẵn sàng trình ra trước Quốc hội để xin ý kiến và thông qua.

Trao đổi với báo chí, đại biểu Quốc hội Lê Thanh Vân, Ủy viên Thường trực Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội cho rằng, để đổi mới tổ chức, hoạt động của Quốc hội nói chung, trong đó có công tác lập pháp cần xuất phát từ nền tảng tư duy linh hoạt, ứng biến phù hợp với sự vận động, thay đổi liên tục của đời sống xã hội.

xay dung phap luat tu som tu xa dam bao cho cac du an luat dau xuoi duoi lot hinh 3

Đại biểu Quốc hội Lê Thanh Vân, Ủy viên Thường trực Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội.

Đánh giá việc từ sau kỳ họp cuối của Quốc hội Khóa XIV, Đảng đoàn Quốc hội đã triển khai xây dựng chiến lược lập pháp cho cả nhiệm kỳ Khóa XV, đại biểu Quốc hội Lê Thanh Vân cho rằng đây là hướng đi đúng đắn, xác định tầm nhìn xa trong cả nhiệm kỳ và xa hơn nữa, phù hợp với Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng về phát triển đất nước trong giai đoạn tới.

Theo ông Lê Thanh Vân, chiến lược lập pháp cần thể hiện tầm nhìn trong xây dựng luật, pháp lệnh trong tối thiểu 5 năm là một nhiệm kỳ của Quốc hội; thể hiện được những nội dung căn cốt trong hoạt động lập pháp, đó là: Xác định rõ khuôn khổ, định hướng của nhiệm vụ lập pháp; xác định nhiệm vụ trọng tâm, thứ tự ưu tiên và phân công rành mạch các cá nhân, cơ quan, tổ chức có nhiệm vụ tham gia quá trình làm luật.

Chiến lược lập pháp cũng cần đề cao kỷ luật lập pháp. Bên cạnh đó, chiến lược lập pháp cũng phải đáp ứng đòi hỏi của cuộc sống. Pháp luật không thể đi trước quá xa cũng không thể đi sau các quan hệ xã hội vì nếu đi trước quá xa thì vô hình trung sẽ trở thành "cái áo" quá rộng, đi sau thì lại quá chật. Luật pháp phải luôn song hành với thực tiễn cuộc sống.

Từ chỉ đạo của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ trong công tác xây dựng pháp luật phải chuẩn bị từ sớm, từ xa, nhiều vòng cho ý kiến; Tổng Thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường cho biết, lắng nghe ý kiến nhiều chiều, nhiều góc độ thì rõ ràng là khi xây dựng pháp luật sẽ không bị vướng mắc và trong quá trình thực hiện thực thi cũng vậy. Hay quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước có nhiều góc thông tin khác nhau thì rõ ràng những quyết định sẽ chính xác hơn. “Cho nên chuẩn bị từ sớm, từ xa góp phần rất quan trọng nâng cao hiệu lực, hiệu quả những quyết định của Quốc hội cũng như trong quá trình xây dựng thể chế để góp phần hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa”, ông Cường nhấn mạnh.

Quốc Trần

Tin khác

Đại tướng Phan Văn Giang tri ân các đồng chí nguyên lãnh đạo Quân đội

Đại tướng Phan Văn Giang tri ân các đồng chí nguyên lãnh đạo Quân đội

(CLO) Đại tướng Phan Văn Giang mong muốn các đồng chí nguyên lãnh đạo Bộ Quốc phòng, Bộ Tổng Tham mưu tiếp tục quan tâm, theo dõi, có nhiều ý kiến đóng góp quý báu, tâm huyết để xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam ngày càng vững mạnh.

Tin tức
Khánh thành Bia truyền thống lực lượng vũ trang Sài Gòn - Gia Định

Khánh thành Bia truyền thống lực lượng vũ trang Sài Gòn - Gia Định

(CLO) Công trình hoàn thành không chỉ là niềm vui, phấn khởi của cán bộ, chiến sỹ lực lượng vũ trang Thành phố Hồ Chí Minh vì đã hoàn thành tâm niệm, sự ấp ủ của các thế hệ đi trước mà còn là nơi để cán bộ, chiến sỹ lực lượng vũ trang Thành phố tự hào về quá khứ đấu tranh hào hùng.

Tin tức
Đền thờ Anh hùng liệt sĩ tuyến Đường 1C: Biểu trưng để giáo dục truyền thống yêu nước, chủ nghĩa anh hùng cách mạng

Đền thờ Anh hùng liệt sĩ tuyến Đường 1C: Biểu trưng để giáo dục truyền thống yêu nước, chủ nghĩa anh hùng cách mạng

(CLO) Phó Thủ tướng Lê Minh Khái tin tưởng rằng tỉnh Kiên Giang sẽ làm tốt trách nhiệm quản lý, bảo quản, giữ gìn và phát huy giá trị của Đền thờ Anh hùng liệt sĩ tuyến Đường 1C, xem như đây là biểu trưng để giáo dục truyền thống yêu nước, chủ nghĩa anh hùng cách mạng cho các thế hệ hôm nay và mai sau.

Tin tức
Kiên Giang thực hiện 'sáu đẩy mạnh' để phát triển Phú Quốc

Kiên Giang thực hiện "sáu đẩy mạnh" để phát triển Phú Quốc

(CLO) Thủ tướng Chính phủ cũng yêu cầu tỉnh Kiên Giang thực hiện "sáu đẩy mạnh" để phát triển Phú Quốc nhằm xây dựng thành phố Phú Quốc phát triển nhanh, bền vững, trở thành trung tâm dịch vụ, du lịch sinh thái chất lượng cao, du lịch biển đảo tầm cỡ quốc gia và quốc tế.

Tin tức
Chủ tịch UBND cấp tỉnh phải chịu trách nhiệm trước Thủ tướng nếu để xảy ra cháy rừng diện rộng

Chủ tịch UBND cấp tỉnh phải chịu trách nhiệm trước Thủ tướng nếu để xảy ra cháy rừng diện rộng

(CLO) Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ nếu để xảy ra cháy rừng trên diện rộng và gây thiệt hại lớn về rừng trên địa bàn thuộc phạm vi quản lý.

Tin tức