Xe cút kít làm từ gỗ bàn thờ ra trận phục vụ Chiến dịch Điện Biên Phủ

Chủ nhật, 05/05/2024 17:35 PM - 0 Trả lời

(CLO) Với khẩu hiệu “tất cả cho tiền tuyến, tất cả để chiến thắng”, hàng nghìn người nông dân Việt Nam từ các làng quê nô nức lên đường tham gia chiến dịch, hăng hái đi dân công vận chuyển lương thực thực phẩm cho chiến dịch Điện Biên Phủ, trong số đó có ông Trịnh Đình Bầm.

Để làm nên một Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu,” không chỉ có công của những người lính thanh xuân đốt cháy mình bằng lời thề non nước. Đằng sau đó còn là cả một hậu phương sẵn sàng chi viện cho tiền tuyến bằng mọi giá.

xe cut kit lam tu go ban tho ra tran phuc vu chien dich dien bien phu hinh 1

Chiếc xe cút kít của ông Trịnh Đình Bầm được đóng bằng một phần bàn thờ của gia đình mình

Đáp ứng yêu cầu của chiến dịch Điện Biên Phủ, với khẩu hiệu “tất cả cho tiền tuyến, tất cả để chiến thắng”, hàng nghìn người nông dân Việt Nam từ các làng quê nô nức lên đường tham gia chiến dịch, hăng hái đi dân công vận chuyển lương thực thực phẩm cho chiến dịch Điện Biên Phủ.

Lúc bấy giờ, người đàn ông trẻ tuổi Trịnh Đình Bầm (1928-1994) cũng như bao thanh niên trai tráng khác sẵn sàng lên đường phục vụ cho chiến trường. Ông Bầm sinh ra và lớn lên trong một gia đình nông dân nghèo ở xóm Phú, xã Định Liên, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa. Nhà nghèo không có ruộng canh tác, ông Bầm phải đi ở cho địa chủ.

xe cut kit lam tu go ban tho ra tran phuc vu chien dich dien bien phu hinh 2

Đoàn dân công xe đạp thồ Thanh Hoá vận chuyển lương thực tiếp vận Chiến dịch Điện Biên Phủ. Trong chiến dịch Điện Biên Phủ hậu phương Thanh Hóa có vai trò rất lớn trong chi viện sức người, sức của. Trong số 261.000 dân công phục vụ chiến dịch thì riêng tỉnh Thanh Hóa có tới 179.000 dân công. Cùng với đó là hàng chục nghìn thanh niên xung phong và phương tiện

Cuối năm 1953, Đảng ta chủ trương thực hiện cải cách ruộng đất, chia ruộng cho dân cày nghèo. Gia đình ông Bầm cũng như hàng triệu người nông dân Việt Nam khác được chia ruộng đất, giải phóng khỏi ách thống trị của chế độ phong kiến, thực dân. Ông Trịnh Đình Bầm đã hăng hái lao động sản xuất, góp gạo nuôi quân, đi dân công phục vụ chiến dịch Điện Biên Phủ.

Gia đình ông nghèo không có phương tiện đi lại, vận chuyển lương thực. Nhưng với tinh thần hết lòng cho tiền tuyến, để có phượng tiện vận chuyển hữu ích tiện dụng lại đạt hiệu quả cao, ông Bầm đã tự tay đóng xe cút kít hình chữ A.

Xe có chiều dài 206cm, càng xe làm bằng gỗ, có hai chân chống bằng tre. Bánh xe có đường kính 75cm, được gép bởi ba mảnh gỗ khác nhau trong đó có một mảnh được sơn son thếp vàng có những đường hoa văn đỏ, vàng xen lẫn nhau rất đẹp. Đó chính là mảnh gỗ được lấy từ bàn thờ cúng tổ tiên của gia đình.

xe cut kit lam tu go ban tho ra tran phuc vu chien dich dien bien phu hinh 3

Mảnh gỗ được lấy từ bàn thờ cúng tổ tiên của gia đình ông Bầm

Theo tín ngưỡng của người dân Việt Nam thì bàn thờ gia tiên là nơi quan trọng, thiêng liêng, là nơi “bất khả xâm phạm”. Con cháu trong gia đình, thông qua bàn thờ gia đình để biết ơn, tưởng nhớ đến những người đã khuất như ông bà, cha mẹ, người có công sinh thành dưỡng dục con cháu lớn khôn. Đồng thời tỏ rõ được đạo hiếu uống nước nhớ nguồn của người dân Việt Nam.

Ông Trịnh Đình Bầm là một người nông dân nhưng sớm giác ngộ cách mạng, có những tư tưởng tiến bộ, ông đã vượt qua được lễ giáo gia phong, hy sinh cái tôi cá nhân, góp một phần sức lực nhỏ bé của mình cho đất nước. Để có gỗ chắc làm xe vận chuyển lương thực, ông lấy bàn thờ gia đình dùng làm bánh xe.

xe cut kit lam tu go ban tho ra tran phuc vu chien dich dien bien phu hinh 4

Xe cút kít của ông Trịnh Đình Bầm chế tạo có thể chở 280kg/chuyến phục vụ chiến dịch Điện Biên Phủ

Vì gỗ từ bàn thờ là gỗ tốt, bền, khả năng chịu lực cao. Với bản tính cần cù, chịu khó ông Trịnh Đình Bầm sử dụng đôi bàn tay khéo léo, óc sáng tạo để đã cải tiến xe cút kít của mình, nâng mức trọng tải của xe từ 100kg lên 280 kg.

Với chiếc xe này, ông Trịnh Đình Bầm đã chở lương thực trên đoạn đường từ kho lương Sánh - Lược đi lên phố Cống - Trạm Luồng huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hóa. Đây chính là khâu trung chuyển lương thực ở hậu phương, lương thực được nhân dân đóng góp vào kho lương chung của xã sau đó đưa đến kho lương của tỉnh. Từ kho lương của tỉnh Thanh Hóa, lương thực mới vận chuyển cho chiến dịch Điện Biên Phủ.

xe cut kit lam tu go ban tho ra tran phuc vu chien dich dien bien phu hinh 5

Dân công Thanh Hoá tiếp vận Chiến dịch Điện Biên Phủ 1954

Suốt thời gian vận chuyển, không quản ngại khó khăn đường xa, dốc cao, vực sâu suốt 4 tháng cứ 3 ngày 1 chuyến với quãng đường dài hơn 20 km ông Trịnh Đình Bầm đã vận chuyển được gần 12.000 kg lương thực phục vụ chiến dịch Điện Biên Phủ. Với thành tích trên ông đã được Hội đồng Cung cấp Liên khu 4 tặng bằng khen, được tuyên dương toàn tỉnh Thanh Hóa.

Chiến dịch Điện Biên Phủ là đỉnh cao của cuộc kháng chiến chống Pháp về huy động, thu hút lực lượng dân công ra mặt trận. Từ khắp nơi, Liên khu 3, Liên khu 4… những người nông dân Việt Nam với các phương tiện thô sơ đã náo nức hướng về Điện Biên.

xe cut kit lam tu go ban tho ra tran phuc vu chien dich dien bien phu hinh 6

Ông Trịnh Đình Tân ngày nào cũng thắp hương cho bố

Nhớ như in những kỷ niệm về người cha bình dị, ông Trịnh Đình Tân (con trai ông Bầm) chia sẻ: "Khi đó bố tôi mạnh dạn xin ông bà nội được tháo bàn thờ để làm xe phục vụ kháng chiến, mọi người trong gia đình cũng băn khoăn. Lời xin của ông khiến cả nhà phải suy nghĩ. Sau đó, với tâm niệm tất cả phục vụ kháng chiến, cả nhà đã đồng ý. Bố tôi thắp thương cầu xin gia tiên phù hộ, rồi gỡ bàn thờ xuống để đóng vào phần thiếu của chiếc xe".

“Chúng tôi rất tự hào vì có người cha đã đóng góp công sức cho nhà nước lớn như vậy, dám hy sinh cả đồ đạc tâm linh nhất để phục vụ cho tuyền tuyến", ông Tân nói trong đầy tự hào.

Hiện nay, xe cút kít của ông Trịnh Đình Bầm được trưng bày tại Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ cùng với những phương tiện vận chuyển khác trong bảo tàng để giới thiệu đến đông đảo du khách gần xa biết thêm về tinh thần, nghị lực của người nông dân Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Pháp.

Hà Anh

Bình Luận

Tin khác

Ra mắt Dự án Phát triển Công nghệ Tiêu dùng Heaven

Ra mắt Dự án Phát triển Công nghệ Tiêu dùng Heaven

(CLO) Chào mừng Ngày Khoa học và Công nghệ Việt Nam năm 2024 và Kỷ niệm 65 năm Ngày thành lập Bộ Khoa học và Công nghệ, Viện Công nghệ và Sức khỏe tổ chức chương trình Tọa đàm Kỷ niệm Ngày khoa học và Công nghệ Việt Nam (18/5) và ra mắt Ban Quản lý Dự án Phát triển Công nghệ Tiêu dùng Heaven.

Đời sống
Hoạt động cấp nước một số nơi tại TP HCM sẽ bị ảnh hưởng trong cuối tuần này

Hoạt động cấp nước một số nơi tại TP HCM sẽ bị ảnh hưởng trong cuối tuần này

(CLO) Theo Sawaco, việc cấp nước trên địa bàn TP HCM sẽ bị chậm hơn do hoạt động ngưng cấp nước một phần để sửa chữa sự cố.

Đời sống
Dự báo thời tiết 18/5/2024: Cả nước trời nắng nóng

Dự báo thời tiết 18/5/2024: Cả nước trời nắng nóng

(CLO) Theo Trung tâm dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia: Dự báo thời tiết 18/5/2024, Nam Bộ, Trung Bộ, Tây Nguyên, Nam Bộ nắng nóng, có nơi nắng nóng trên 35 độ C.

Đời sống
Huyện Thanh Trì (Hà Nội): Xuất hiện dự án xây dựng có dấu hiệu trái phép trên đất nông nghiệp

Huyện Thanh Trì (Hà Nội): Xuất hiện dự án xây dựng có dấu hiệu trái phép trên đất nông nghiệp

(CLO) Mặc dù chưa được cấp phép, tuy nhiên ông Chử Mạnh Hoàng tại thôn Tranh Khúc, xã Duyên Hà, huyện Thanh Trì vẫn ngang nhiên tự ý chuyển đổi mục đích đất nông nghiệp do UBND xã Duyên Hà quản lý sang đất phi nông nghiệp khiến dư luận bức xúc.

Đời sống
35 phóng viên, biên tập viên tham gia khoá bồi dưỡng “Kỹ năng đưa tin về nhóm dễ bị tổn thương”

35 phóng viên, biên tập viên tham gia khoá bồi dưỡng “Kỹ năng đưa tin về nhóm dễ bị tổn thương”

(CLO) Ngày 17/5, tại Hà Hội, Trung tâm Bồi dưỡng nghiệp vụ báo chí, Hội Nhà báo Việt Nam phối hợp với Chương trình phát triển của Liên Hợp Quốc (UNDP) tại Việt Nam tổ chức khóa bồi dưỡng "Kỹ năng đưa tin về nhóm dễ bị tổn thương" cho 35 học viên là phóng viên, biên tập viên của các cơ quan báo chí.

Đời sống