Xét xử trực tuyến đòi hỏi quy định về bảo mật thông tin

Thứ năm, 04/11/2021 06:25 AM - 0 Trả lời

(CLO) Tiến sĩ luật Đặng Văn Cường cho rằng, phiên tòa trực tuyến được đưa lên mạng internet nên đòi hỏi quy định về bảo mật thông tin, tránh trường hợp phát trực tiếp trên mạng xã hội làm lộ lọt bí mật đời tư, bí mật nhà nước, ảnh hưởng đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của công dân.

Xu hướng tất yếu, tương thích với Chính phủ điện tử

Tại đợt 1 của Kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XV, Chánh án TAND Tối cao Nguyễn Hòa Bình đã trình Quốc hội tờ trình dự thảo Nghị quyết về tổ chức phiên tòa trực tuyến.

Trình bày Báo cáo thẩm tra Tờ trình của TAND Tối cao đề nghị Quốc hội ban hành Nghị quyết về tổ chức phiên tòa trực tuyến, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga cũng đánh giá, tổ chức phiên tòa trực tuyến là một bước cụ thể hóa việc ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác xét xử, hướng tới xây dựng tòa án điện tử ở nước ta.

Trao đổi với phóng viên báo Nhà báo và Công luận, Tiến sĩ, luật sư Đặng Văn Cường cho biết, ông đồng tình với quan điểm trên. Vị chuyên gia pháp lý phân tích: “Cùng với sự phát triển của khoa học kĩ thuật trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư (4.0), xu hướng chuyển đổi số mạnh mẽ như thời gian gần đây, thêm vào đó là ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 cho thấy xét xử trực tuyến không còn là xu hướng, mà còn là nhu cầu của xã hội để đảm bảo hoạt động tố tụng được diễn ra trong mọi điều kiện xã hội và tăng cường ứng dụng khoa học, công nghệ vào hoạt động tư pháp”.

Cũng theo vị Tiến sĩ luật thì “xét xử trực tuyến” là khái niệm mới, đa dạng hóa hoạt động xét xử của tòa án trong các lĩnh vực hình sự, dân sự, lao động, hành chính, kinh doanh thương mại.

Theo quan niệm truyền thống về tư pháp thì một trong những nguyên tắc cơ bản của xét xử là “xét xử trực tiếp”, tại phòng xét xử, các đương sự, người làm chứng, bị cáo, những người tham gia tố tụng khác và những người tiến hành tố tụng phải có mặt tại phiên tòa. Xét xử trực tiếp đòi hỏi phải có hội trường xét xử đủ chỗ ngồi cho những người tiến hành tố tụng và những người tham gia tố tụng, phải có sự gặp mặt, có sự tham gia trực tiếp của các đương sự và những người tiến hành tố tụng, những người tham gia tố tụng. Hoạt động xét xử trực tiếp sẽ sử dụng các chứng cứ vật chất có thể nhìn thấy, sờ thấy tại phiên tòa. Đó là cách xét xử truyền thống hàng ngàn năm nay. Với cách sử truyền thống như vậy thì việc tổ chức một phiên tòa đòi hỏi rất nhiều yếu tố, nhiều điều kiện và thủ tục rất phức tạp.

Tuy nhiên, trong thời điểm dịch bệnh, thiên tai, đi lại khó khăn, để tổ chức một phiên tòa không dễ dàng chút nào. Nhiều khi chỉ thiếu một đương sự là vụ án có thể bị hoãn... Trong bối cảnh dịch bệnh đang diễn biến phức tạp như thời gian hiện nay thì rất nhiều phiên tòa không thể tổ chức được. Với các quy định của Bộ luật Tố tụng Dân sự, Bộ luật Tố tụng Hình sự, Luật Tố tụng Hành chính như hiện nay thì chưa đủ căn cứ pháp lý để tổ chức các phiên tòa trực tuyến, bởi vậy, việc ban hành các quy định của pháp luật để bổ sung hình thức “xét xử trực tuyến” là cần thiết.

xet xu truc tuyen doi hoi quy dinh ve bao mat thong tin hinh 1

Tiến sĩ, luật sư Đặng Văn Cường.

Chuyên gia pháp lý Đặng Văn Cường cho biết: Với đặc thù của xét xử trực tuyến là xét xử bằng cách sử dụng các phương tiện điện tử, có kết nối internet, người tiến hành tố tụng và những người tham gia tố tụng không trực tiếp gặp mặt nhau, sử dụng tối đa tính năng của các phương tiện điện tử, trong đó có các dữ liệu điện tử, chứng cứ điện tử...

Xét xử trực tuyến sẽ là một hình thức xét xử mới mà bất cứ quốc gia nào cũng đều có thể thực hiện và sẽ phải thực hiện trong tương lai để tương thích với Chính phủ điện tử, chuyển đổi số, kinh tế số trong thời đại của cách mạng công nghiệp lần thứ tư.

Xét xử trực tuyến sẽ tiết kiệm được thời gian, công sức, chi phí, tiện dụng cho các bên đương sự và thuận lợi cho cơ quan tiến hành tố tụng, phù hợp với xu hướng phát triển của xã hội. Với xu hướng xây dựng, phát triển xã hội bởi nền kinh tế phi tiếp xúc, sự chuyển đổi số mạnh mẽ và ảnh hưởng của dịch bệnh toàn cầu thì cần xúc tiến các điều kiện để tổ chức thực hiện xét xử trực tuyến như: hoàn thiện cơ chế chính sách, xây dựng pháp luật, đảm bảo các điều kiện về cơ sở vật chất, về con người cho các phiên tòa trực tuyến.

Phải hoàn thiện chính sách pháp luật, chính sách xét xử

Tiến sĩ, luật sư Đặng Văn Cường cho rằng, để xét xử trực tuyến thì đầu tiên phải hoàn thiện chính sách pháp luật, chính sách xét xử, trong đó có các quan điểm, tư tưởng, định hướng cho hoạt động xét xử có ứng dụng khoa học công nghệ.

Khi đã hoàn thiện chính sách pháp luật có liên quan đến hoạt động xét xử có vận dụng các phương tiện kĩ thuật, sử dụng chứng cứ điện tử, tổ chức phiên tòa trực tuyến thì sẽ chuyển hóa thành pháp luật, có thể là sửa đổi các Bộ luật Tố tụng Hình sự, Bộ luật Tố tụng Dân sự, Luật Tố tụng Hành chính hoặc trước mắt có thể ban hành nghị quyết của Quốc Hội để bổ sung một số quy định về mặt thủ tục tố tụng trong các lĩnh vực này.

“Đối với nghị quyết của Quốc Hội về xét xử trực tuyến thì cần làm rõ là xét xử trực tuyến sẽ được áp dụng trong các lĩnh vực nào? Tôi cho rằng, việc xét xử trực tuyến có thể tổ chức đối với tất cả các lĩnh vực hình sự, dân sự, hành chính”, Tiến sĩ Đặng Văn Cường nói.

xet xu truc tuyen doi hoi quy dinh ve bao mat thong tin hinh 2

Ảnh minh họa.

Vị chuyên gia pháp lý nhấn mạnh: Xét xử trực tuyến đòi hỏi phải có phương tiện kĩ thuật, điều kiện về người sử dụng phương tiện kĩ thuật, trình tự thủ tục và phụ thuộc vào hoạt động kết nối của mạng internet. Đây là hình thức xét xử mới, chưa có tổng kết thực tiễn nên cần vận dụng theo lộ trình, đối với từng loại vụ án cụ thể, tránh việc hạn chế về phạm vi dẫn đến khó áp dụng trên thực tế. Ví dụ, trong lĩnh vực hình sự thì chỉ xét xử trực tuyến đối với những vụ án ít nghiêm trọng và vụ án nghiêm trọng có chứng cứ rõ ràng, không liên quan đến bí mật nhà nước, bí mật quân sự... Đối với các vụ án dân sự, hành chính cũng vậy, những vụ án nào có tính chất phức tạp, liên quan đến bí mật nhà nước hoặc có thể ảnh hưởng xấu đến an ninh trật tự, an toàn xã hội thì tạm thời chưa xét xử trực tuyến.

Đối với phiên tòa trực tuyến thì cũng cần bổ sung quyền và nghĩa vụ của các đương sự, những người tiến hành tố tụng và những người tham gia tố tụng. Cần phải lường trước các tình huống như hỏng thiết bị, mất đường truyền, đương sự gặp sự cố về sức khỏe... Để xét xử trực tuyến được thì đòi hỏi người tham gia tố tụng và những người tiến hành tố tụng phải sử dụng thành thạo các thiết bị điện tử, có khả năng xử lý các tình huống, sự cố phát sinh trong quá trình diễn biến phiên tòa.

Tiến sĩ Đặng Văn Cường lưu ý: “Các thông tin của phiên tòa trực tuyến được đưa lên mạng internet nên cũng đòi hỏi quy định về bảo mật thông tin, tránh trường hợp diễn biến phiên tòa được phát trực tiếp trên mạng xã hội hoặc có những hình thức truyền tin khác, làm lộ lọt bí mật đời tư cá nhân, bí mật nhà nước, ảnh hưởng đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của công dân”.

Bởi vậy, theo Tiến sĩ Đặng Văn Cường, cần nghiên cứu rất kỹ lưỡng hình thức tổ chức phiên tòa trực tuyến, những điều kiện đảm bảo để phiên tòa trực tuyến có thể diễn ra trong tương lai. Nếu không bắt đầu từ việc hoàn thiện chính sách, xây dựng pháp luật có tính chất khoa học, khả thi thì việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật mới sẽ thiếu tính khoa học, logic, thiếu tính khả thi và nhanh bị thay đổi.

Nguyễn Hường

Bình Luận

Tin khác

Chính phủ đề xuất giảm 2% thuế VAT đến hết năm 2024

Chính phủ đề xuất giảm 2% thuế VAT đến hết năm 2024

(CLO) Chính phủ đề xuất Quốc hội tiếp tục giảm thuế VAT trong 6 tháng cuối năm 2024. Nếu được thông qua, dự kiến cả năm 2024 giảm thu khoảng 47.488 tỉ đồng.

Tin tức
Xử lý trách nhiệm người đứng đầu thờ ơ, vô cảm trong xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo

Xử lý trách nhiệm người đứng đầu thờ ơ, vô cảm trong xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo

(CLO) Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến yêu cầu tăng cường kiểm tra, giám sát, thanh tra xử lý trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy, thủ trưởng các cơ quan, đơn vị thiếu trách nhiệm, buông lỏng, thờ ơ, vô cảm trong xử lý đơn thư, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của người dân.

Tin tức
Phân công ông Trần Thanh Mẫn điều hành hoạt động của Quốc hội

Phân công ông Trần Thanh Mẫn điều hành hoạt động của Quốc hội

(CLO) Ủy ban Thường vụ Quốc hội phân công ông Trần Thanh Mẫn, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội điều hành hoạt động của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Quốc hội.

Tin tức
Miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch Quốc hội đối với ông Vương Đình Huệ

Miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch Quốc hội đối với ông Vương Đình Huệ

(CLO) Tại Kỳ họp bất thường thứ 7, Quốc hội khóa XV đã miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch Quốc hội nhiệm kỳ 2021-2026, phê chuẩn miễn nhiệm chức vụ Ủy viên Hội đồng quốc phòng và an ninh đối với ông Vương Đình Huệ.

Tin tức
Tăng cường trách nhiệm người đứng đầu trong công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại tố cáo

Tăng cường trách nhiệm người đứng đầu trong công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại tố cáo

CLO) Sáng 2/5, tại Hội nghị lần thứ 17, Ban Chấp hành Đảng bộ Thành phố (khóa XVII), Trưởng ban Nội chính Thành ủy Nguyễn Quang Đức đã trình bày Dự thảo tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TW ngày 26/5/2014 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo.

Tin tức