Xin chữ đầu năm - Nét đẹp văn hóa truyền thống của người Việt

Thứ ba, 24/01/2023 08:25 AM - 0 Trả lời

(CLO) Xin chữ đầu năm là một nét đẹp văn hóa truyền thống lâu đời, thể hiện truyền thống hiếu học, tôn sư trọng đạo của người Việt.

Bên cạnh tục lì xì, tục xông đất hay tục khai bút đầu năm, người Việt còn có tục xin chữ vào những ngày đầu tiên của Tết nguyên đán truyền thống.

Người xưa có câu "mùng 1 Tết cha, mùng 2 Tết mẹ, mùng 3 Tết thầy". Thường vào ngày mùng 3, mùng 4 Tết là thời điểm thích hợp để giới trẻ đi xin chữ về treo.

xin chu dau nam  net dep van hoa truyen thong cua nguoi viet hinh 1

Nhiều bậc phụ huynh đưa con em đến xin chữ với mong ước con cái học hành thành đạt. Ảnh: HNM

Theo nhà thư pháp Cung Khắc Lược, tục xin chữ đầu năm mới bắt nguồn từ tinh thần hiếu học, trọng chữ nghĩa - một truyền thống tốt đẹp của người Việt.

Chữ xin được thể hiện lời chúc của người viết hoặc mong muốn của người xin, thường là sự an lành, may mắn, thành công, đỗ đạt… Ngoài ra, việc xin chữ còn thể hiện lòng mong muốn được xin cái thanh tao, tài giỏi, đức độ từ người thầy.

Còn theo nhà nghiên cứu văn hoá TS Nguyễn Ánh Hồng (Học viện Báo chí và Tuyên truyền), người cho chữ cũng phải trang nghiêm, tôn kính đạo học. Việc xin chữ, cho chữ luôn cẩn trọng, người cho chữ không cho phường “thích làm sang”, chỉ cho người trọng chữ.

Khi đã xin được chữ thì người cho chữ giảng giải ý nghĩa của từng nét chữ để người xin hiểu hết được những ý nghĩa sâu sắc trong đó. Sau khi xin được chữ vừa ý, người xin sẽ đem về nhà treo vào nơi trang trọng nhất, linh ứng nhất, dễ ngắm nhìn, để mong cầu sự thành công cho cuộc sống, cho học hành thi cử…

Ngày trước, để xin chữ đầu năm, người ta sẽ chuẩn bị một lễ nhỏ, gồm chè thuốc, cau, trầu mang đến nhà thầy đồ. Tùy vào nguyện vọng, mong muốn của người xin, thầy đồ sẽ viết chữ thích hợp. Người cho chữ phải là những người giỏi giang trong vùng, là nho sĩ hoặc đỗ tú tài trong các cuộc thi do nhà vua tổ chức.

Thời nay, tục xin chữ ngày đầu xuân không còn quá cầu kỳ như trước. Chỉ cần dạo quanh các khu phố ông đồ ngày Xuân, mỗi người có thể dễ dàng chọn cho mình một vài chữ như ý. Ngoài việc xin chữ Hán, người xin có thể xin chữ quốc ngữ viết kiểu thư pháp.

xin chu dau nam  net dep van hoa truyen thong cua nguoi viet hinh 2

Xin chữ, cho chữ là nét văn hóa đẹp, thể hiện truyền thống hiếu học của dân tộc Việt. Ảnh: PNVN

Một số gợi ý về việc xin chữ trong ngày Xuân:

Từ nhiều năm nay, người lớn thường thích xin các chữ “Phúc”, “Lộc”, “Thọ”, “An Khang”, “Cát Tường” nhằm cầu mong sự bình yên cho gia đình. Người đi học thường xin chữ “Trí”, “Thành”, “Đăng Khoa”. Người buôn bán, kinh doanh xin chữ “Hưng”, “Thịnh”, “Phát Tài” mong cho cộng việc kinh doanh được thuận buồm xuôi gió. Người thành đạt xin chữ “Nhẫn” để cầu tỉnh táo. Thanh niên nam nữ xin chữ: “Danh”, chữ “Duyên”…

Xin chữ Phúc cầu may mắn:

Chữ Phúc có ý nghĩa hạnh phúc, thể hiện mong ước có cuộc sống no ấm, đủ đầy cho gia đình.

Xin chữ Lộc cầu tài lộc

Chữ Lộc thể hiện mong muốn sự thịnh vượng, giàu sang, phát lộc, phát tài.

Xin chữ Thọ cầu sống lâu

Chữ Thọ thường được nhiều người xin về để tặng ông bà, cha mẹ, thể hiện mong muốn người được tặng mạnh khỏe, sống lâu.

Xin chữ Tâm cầu thanh tịnh

Mọi người xin chữ Tâm với mong muốn tâm hồn được thanh tịnh, xóa hết dục vọng, ích kỷ, hận thù, để có một cuộc sống yên bình, thanh thản.

Xin chữ Đức cầu đạo đức

Chữ Đức là biểu trưng cho nét đẹp và đạo đức của con người. Người xin chữ đức để răn dạy chính bản thân mình phải sống tốt, làm những điều tốt đẹp để tâm hồn được thanh thản.

Xin chữ Tài cầu tài năng

Người xin chữ Tài để mong muốn sự tài năng, công thành danh toại.

Xin chữ An cầu bình an

Chữ An thể hiện sự an lành, mong cầu một cuộc sống bình an.

Xin chữ Nhẫn cầu nhẫn nhịn

Chữ Nhẫn có nghĩa là độ lượng, khoan dung và bản lĩnh của con người trước mọi hoàn cảnh.

Xin chữ Hiếu cầu biết ơn

Chữ Hiếu để thể hiện sự biết ơn về công ơn sinh thành, nuôi dưỡng khó nhọc của ông bà, cha mẹ.

Xin chữ Tín cầu tin cậy

Chữ Tín có ý nghĩa là sự giữ lời, tạo được sự tin tưởng

xin chu dau nam  net dep van hoa truyen thong cua nguoi viet hinh 3

Một bạn trẻ xin chữ “Đăng Khoa” với ước mong đỗ đạt. Ảnh: PNVN

xin chu dau nam  net dep van hoa truyen thong cua nguoi viet hinh 4

Các em nhỏ thích thú với trải nghiệm việc xin chữ, cho chữ. Ảnh: TL

xin chu dau nam  net dep van hoa truyen thong cua nguoi viet hinh 5

Ông đồ "Tây” Jean Sebastien Grill (nghệ danh Trường Giang) với trang phục áo the, khăn xếp cho chữ tại Hội chữ Xuân Quý Mão 2023 ở Văn Miếu - Quốc Tử Giám Hà Nội

xin chu dau nam  net dep van hoa truyen thong cua nguoi viet hinh 6

Hoạt động xin chữ, cho chữ tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám Hà Nội ngày 23/1. Ảnh: HNM

xin chu dau nam  net dep van hoa truyen thong cua nguoi viet hinh 7

Các bạn trẻ chia sẻ về một chữ xin được ưng ý. Ảnh: HNM

Xin chữ Đăng Khoa cầu đỗ đạt

Chữ Đăng Khoa thể hiện mong muốn và quyết tâm thi cử với kết quả cao, xuất sắc.

Xin chữ Học cầu học vấn

Chữ Học thể hiện sự ham học, học rộng tài cao, mong muốn đường học rộng mở, thuận lợi.

Xin chữ Thành mong sự thành công

Chữ Thành để thể hiện ý chí quyết tâm theo đuổi mục tiêu, đạt thành công cho bằng được, không chấp nhận chùn bước trước bất cứ khó khăn nào.

Xin chữ Đắc cầu sự được

Chữ Đắc thể hiện đạt được tâm nguyện một cách viên mãn.

Xin chữ Duyên mong tình yêu

Chữ Duyên biểu tượng cho tình yêu, duyên phận. Các bạn trẻ thường xin chữ Duyên đầu năm để cầu mong sự may mắn trong tình yêu, sớm tìm được “nửa kia” của mình.

Thế Vũ

Bình Luận

Tin khác

Bế mạc Liên hoan nghệ thuật Sân khấu toàn quốc dành cho thiếu niên, nhi đồng lần thứ I – 2024

Bế mạc Liên hoan nghệ thuật Sân khấu toàn quốc dành cho thiếu niên, nhi đồng lần thứ I – 2024

(CLO) Tối 20/5, tại TP Hải Phòng, Hội nghệ sĩ sân khấu Việt Nam phối hợp với UBND TP Hải Phòng tổ chức Lễ bế mạc Liên hoan nghệ thuật Sân khấu toàn quốc dành cho thiếu niên, nhi đồng lần thứ nhất năm 2024.

Đời sống văn hóa
Hưng Yên: Đình Đại Hạnh được xếp hạng di tích quốc gia

Hưng Yên: Đình Đại Hạnh được xếp hạng di tích quốc gia

(CLO) Bộ VHTT&DL vừa có quyết định xếp hạng di tích quốc gia Di tích kiến trúc nghệ thuật Đình Đại Hạnh, xã Hoàn Long, huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên.

Đời sống văn hóa
Lần đầu tiên khai mạc Tuần lễ Festival Huế tại điện Kiến Trung

Lần đầu tiên khai mạc Tuần lễ Festival Huế tại điện Kiến Trung

(CLO) Chương trình khai mạc Tuần lễ Festival nghệ thuật Quốc tế Huế 2024 được dàn dựng công phu, mới lạ, kết hợp hiệu ứng âm thanh, công nghệ chiếu sáng tiên tiến và pháo hoa nghệ thuật.

Đời sống văn hóa
Đức Tăng Thống Myanmar đến thăm Việt Nam mùa Phật đản

Đức Tăng Thống Myanmar đến thăm Việt Nam mùa Phật đản

(CLO) Mới đây, tại Trụ sở Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Ngài Tăng thống - Tiến sĩ Sayadaw Sandimar Bhivamsa - Bậc Đại Thiện Trí Cao Thượng, Bậc Đại Xiển Dương Chánh Pháp Cao Thượng; cùng Tăng đoàn Myanmar đã đến thăm và chúc mừng Giáo hội Phật giáo Việt Nam nhân dịp Phật đản.

Đời sống văn hóa
Nghệ sĩ góp tiếng nói để phát triển sân khấu dành cho thiếu niên, nhi đồng

Nghệ sĩ góp tiếng nói để phát triển sân khấu dành cho thiếu niên, nhi đồng

(CLO) Chiều 20/5, tại TP Hải Phòng, Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam phối hợp với Sở Văn hoá Thể thao Hải Phòng tổ chức Toạ đàm “Liên hoan nghệ thuật Sân khấu toàn quốc dành cho thiếu niên, nhi đồng lần thứ nhất năm 2024.

Đời sống văn hóa