Xuất khẩu nông sản- nhìn từ chuyện lá tía tô xuất sang Nhật

Thứ năm, 06/07/2017 14:30 PM - 0 Trả lời

Những ngày qua, giới kinh doanh nông sản đang xôn xao trước câu chuyện lô hàng tía tô đầu tiên của Việt Nam được xuất khẩu sang Nhật Bản. Theo đó, mỗi lá tia tô cung cấp cho nhà hàng Nhật với giá từ 500 – 700 đồng. Nếu áp dụng đúng quy trình sản xuất, 1ha trồng tía tô sẽ thu về 17-18 triệu lá, tương đương doanh thu 2,5 tỷ đồng.

(NB&CL) Những ngày qua, giới kinh doanh nông sản đang xôn xao trước câu chuyện lô hàng tía tô đầu tiên của Việt Nam được xuất khẩu sang Nhật Bản. Theo đó, mỗi lá tia tô cung cấp cho nhà hàng Nhật với giá từ 500 – 700 đồng. Nếu áp dụng đúng quy trình sản xuất, 1ha trồng tía tô sẽ thu về 17-18 triệu lá, tương đương doanh thu 2,5 tỷ đồng. Theo công ty trồng và xuất khẩu lô hàng tía tô xuất sang Nhật này, giá bán mỗi chiếc lá tía tô vào nhà hàng Nhật Bản có giá lên tới 500-700 đồng. Đây là loại lá tía tô giống của Nhật Bản, lá màu xanh, không phải loại lá tím thường thấy ở Việt Nam. Công ty này cho biết, để đủ điều kiện xuất khẩu, công ty đã khảo sát địa điểm, nguồn nước, chất đất, xây nhà kính và áp dụng quy trình gieo trồng, sản xuất nghiêm ngặt theo kỹ thuật, công nghệ và chuyên gia Nhật Bản. Bên cạnh yêu cầu khắt khe về kỹ thuật khi trồng, các lá tía tô còn phải được thu hoạch đúng ngày tuổi và có kích cỡ đều tăm tắp, không được rách, nát. Với những lá để quá lứa phải hái bỏ. Vì thế, công ty ở Bắc Ninh này thậm chí còn đặt riêng một chỗ trên máy bay với các hãng hàng không để đảm bảo ngày nào cũng có lá tía tô được xuất sang Nhật Bản và đảm bộ độ tươi xanh rất nghiêm ngặt từ đối tác. Hiện nay, mỗi ngày công ty xuất khẩu sang Nhật số lượng tới vài chục nghìn lá tía tô và phản hồi của khách hàng về lá tía tô của Việt Nam rất tốt. Dự kiến, nhu cầu lá tía tô của Nhật Bản có thể giúp công ty này thu về trên 5 tỷ đồng/năm. Báo Công luận
Tuy nhiên, để thu về 500-700 đồng một lá tía tô và khoản doanh thu đáng mơ ước 2,5 tỷ đồng/1 ha tía tô, doanh nghiệp đã phải trải qua nhiều quy trình không hề dễ dàng. Ngoài một quy trình sản xuất nghiêm ngặt, thì trước đó còn là sự nhạy cảm đáng nể từ những người điều hành doanh nghiệp này khi sớm nhận diện được một phân khúc thị trường mà gần như rất ít người biết tới. Lá tía tô là thứ quá đỗi bình dị với mỗi người Việt Nam. Nhưng tại đất nước mặt trời mọc, những chiếc lá tía tô màu xanh lại là một thứ gia vị quan trọng trong nền ẩm thực. Trong các món ăn truyền thống Sushi và Sashimi, lá tía tô được sử dụng như thứ gia vị ăn kèm, giúp làm giảm bớt mùi tanh của hải sản tươi sống. Người sành ăn Sushi nhận xét ăn món này mà chưa ăn cùng lá tía tô thì coi như chưa biết đến Sushi là gì. Còn với y học Nhật Bản, lá tía tô được coi là loại thảo dược. Vì thế trong các bữa ăn, lá tía tô thường xuyên được lưu tâm sử dụng như một loại gia vị rất tốt cho sức khỏe. Doanh nghiệp đã là người tiên phong trong việc tìm trúng phân khúc thị trường đang giàu tiềm năng nhất và họ đã là người giành chiến thắng. Theo số liệu từ Bộ NN&PT NT, kim ngạch xuất khẩu nửa đầu 2016 của ngành nông sản đạt khoảng 17,1 tỷ USD, tăng 13% so với cùng kỳ. Những mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu tăng mạnh là cà phê, điều, rau quả… Nghĩa là tỷ lệ gia tăng không mạnh và vẫn chỉ loanh quanh ở một số mặt hàng “truyền thống”. Trong khi đó, nhiều năm qua, không năm nào nông sản Việt không ca lên bài ca quen thuộc “được giá mất mùa”, cũng ráo riết câu chuyện “giải cứu nông sản Việt”. Nhưng giải cứu hay bàn bạc mãi, cuối cùng kết quả vẫn là một xứ nhiệt đới với nhiều loại nông sản thơm ngon nức tiếng nhưng cũng chỉ quẩn quanh ở thị trường trong nước, cùng lắm “mon men” đến vài thị trường láng giềng, lượng sản phẩm tiêu thụ cũng như giá trị xuất khẩu không cao. Vậy để thoát ra những bài ca quá cũ, nông sản Việt cần phải làm gì để có thể chinh phục thị trường thế giới? Bài học kinh nghiệm nào có thể rút từ “câu chuyện của những chiếc lá tía tô xanh xuất Nhật”? Đó phải chăng là bài học về sự nhạy cảm thị trường, là câu chuyện chuẩn hóa công nghệ quy trình sản xuất nông sản…?

Nguyễn Hà 

Tin khác

G7 thừa nhận vẫn khó thu giữ tài sản của Nga

G7 thừa nhận vẫn khó thu giữ tài sản của Nga

(CLO) Các quan chức của nhóm G7 gồm các quốc gia công nghiệp phát triển nhất thế giới đang thừa nhận một cách riêng tư rằng việc tịch thu toàn bộ tài sản bị đóng băng của Nga không còn được bàn đến nữa, tờ Financial Times đưa tin hôm 3/5.

Thị trường - Doanh nghiệp
Gã khổng lồ khí đốt Nga báo lỗ lần đầu tiên sau hơn 20 năm

Gã khổng lồ khí đốt Nga báo lỗ lần đầu tiên sau hơn 20 năm

(CLO) Tập đoàn năng lượng Gazprom của Nga đã báo cáo khoản lỗ hàng năm đầu tiên kể từ năm 1999, trong bối cảnh xuất khẩu khí đốt sụt giảm do áp lực trừng phạt của phương Tây.

Thị trường - Doanh nghiệp
OCB bổ nhiệm ông Phạm Hồng Hải đảm nhận các quyền hạn, nhiệm vụ trong vai trò Tổng Giám đốc

OCB bổ nhiệm ông Phạm Hồng Hải đảm nhận các quyền hạn, nhiệm vụ trong vai trò Tổng Giám đốc

(CLO) Ngân hàng Phương Đông (OCB) vừa công bố thông tin liên quan đến việc bổ nhiệm ông Phạm Hồng Hải đảm nhận các quyền hạn, nhiệm vụ trong vai trò Tổng Giám đốc từ ngày 06/5/2024.

Tài chính - Bảo hiểm
Công ty Nhiệt điện Mông Dương: Góp phần đảm bảo nguồn cung điện trong cao điểm nắng nóng năm 2024

Công ty Nhiệt điện Mông Dương: Góp phần đảm bảo nguồn cung điện trong cao điểm nắng nóng năm 2024

(CLO) Thời tiết năm 2024 được dự báo nắng nóng sẽ đến sớm và kéo dài, nhiệt độ trung bình cao hơn nhiều năm trước, kéo theo đó là nhu cầu sử dụng điện tăng cao. Để đảm bảo nguồn cung điện cho hệ thống, Công ty Nhiệt điện Mông Dương đã đề ra nhiều giải pháp sản xuất điện trong mùa khô tới.

Thị trường - Doanh nghiệp
Dự án nguồn điện chậm tiến độ, Bộ Công Thương đưa ra một số đề xuất xử lý

Dự án nguồn điện chậm tiến độ, Bộ Công Thương đưa ra một số đề xuất xử lý

(CLO) Việc các dự án nguồn điện chậm tiến độ được coi là tình trạng thường xuyên trong lĩnh vực điện lực, vì vậy, Bộ Công Thương đã đưa ra một số đề xuất xử lý.

Thị trường - Doanh nghiệp