Xứng danh người lính Cụ Hồ

Thứ sáu, 03/04/2015 13:17 PM - 0 Trả lời

Xứng danh người lính Cụ Hồ

(congluan.vn) - Được thành lập vào tháng 4 năm 2012, công ty Thương binh 27/7 Chiến Thắng đã giải quyết việc làm cho hàng trăm lao động địa phương. Giám đốc công ty - ông Nguyễn Văn Chiến (xã Quảng Cư, thị xã Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa) gần 1 thập kỷ cầm súng ra chiến trường, trở về với một phần máu thịt gửi lại chiến trường, mang theo những kỷ niệm của thời chiến và bắt tay vào cống hiến trí tuệ, sức lực còn lại cho xã hội.
 
Vượt khó
 
Theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc, năm 1973, chàng thanh niên 19 tuổi - anh Nguyễn Văn Chiến cùng với 11 người bạn của mình hăng hái lên đường vào Nam chiến đấu. Anh tham gia mặt trận Miền Đông Nam bộ. Sự khốc liệt của chiến tranh chống Mỹ đã cướp đi 7 người đồng chí của anh. Anh là 1 trong 4 người còn “sót” lại từ cuộc chiến. Nhưng cũng như bao chiến sỹ khác, anh đã để lại một phần máu thịt của mình nơi chiến trường ác liệt ấy.
 
Gần 10 năm cầm súng ra mặt trận, chàng thanh niên ngày nào đã trở thành Sỹ quan của Quân đội nhân dân Việt Nam. Người chiến sỹ trở về quê hương với tỷ lệ thương tật 36%, và là Thương binh hạng ¾. Nhưng không vì thế mà anh nhụt chí. Người lính cụ Hồ tự hứa phải sống xứng đáng với sự hy sinh của đồng đội, sống cả phần cuộc đời của những người đã ngã xuống vì độc lập, tự do của Tổ quốc. Anh nhanh chóng bắt tay vào công việc, từ năm 1982 – 2000 anh làm việc tại Hợp tác xã Vận tải Minh Thành. Khi những làng nghề truyền thống của Sầm Sơn dần mai một, anh góp sức lực của mình vào khôi phục làng nghề ấy. 10 năm, với bao tâm huyết, bao khó khăn, cực nhọc, cuối cùng làng nghề được khôi phục.
 
Khi bước sang tuổi lục tuần, ông Chiến lại có mong ước lớn lao hơn. Lúc bấy giờ trong ông có nhiều ý nghĩ táo bạo. Ông chia sẻ: “Xuất phát từ việc con em địa phương, đặc biệt là con em của đồng đội tôi chưa có việc làm, thêm vào đó, tôi nhận thấy nhu cầu của khách du lịch sử dụng xe điện thân thiện với môi trường ngày càng lớn nên tôi đã cùng một số đồng chí của mình thành lập công ty Thương binh 27/7 Chiến Thắng, kinh doanh về dịch vụ xe điện du lịch”.
 
Ông kể cho chúng tôi những kỷ niệm của ngày đầu thành lập công ty. Không thể nói hết những khó khăn bởi đây là mô hình tương đối mới mẻ tại thị xã du lịch biển Sầm Sơn. Tuy nhiên, bằng sự quyết tâm của ông cùng sự đồng lòng, hỗ trợ, động viên của gia đình, đồng đội... khó khăn ban đầu dần bị đẩy lùi. Công ty có vốn đầu tư ban đầu là 20 tỷ đồng, số tiền ấy là của ông và những người bằng hữu. Năm 2012, số xe điện chỉ có 50 chiếc, nay đã tăng lên 100 chiếc. Tháng 10/2013 công ty kinh doanh thêm loại hình mới là dịch vụ taxi. Thực hiện nội quy của thị ủy, tất cả các xe của công ty đều có bảng niêm yết giá và có số điện thoại đường dây nóng của thị xã. Các lái xe trong công ty đều là những người được đào tạo bài bản về lái xe.
 
 
 
 Báo Công luận
 
 
Ông Nguyễn Văn Chiến (bên phải) cùng với đồng đội của mình luôn đồng hành
cùng các thành viên trong công ty Thương binh 27/7 Chiến Thắng.
 
Chia sẻ với chúng tôi về hoạt động của công ty, ông Chiến cho biết: “Công ty cho mỗi công nhân tự quản một chiếc xe, giá trị của chiếc xe là 200 triệu đồng, công ty hỗ trợ vốn cho công nhân từ 100 đến 150 triệu đồng. Số tiền còn lại, công nhân sẽ trả dần cho công ty không lãi suất. Đồng thời, công ty vẫn trả lương cho công nhân hàng tháng”. Chính mô hình hoạt động này đã tạo ra kế sinh nhai cho nhiều con em địa phương, và giúp họ cải thiện cuộc sống.
 
Nỗi niềm người lính
 
Công ty được thành lập nhờ tâm huyết của người lính mang quân hàm xanh. Ông xây dựng hình ảnh công ty với màu xanh chủ đạo, nguồn nhân lực của công ty hầu hết là những người lính và con em họ. Tổng số lao động của công ty tính đến thời điểm hiện tại là 146 người. Trong đó, con em gia đình có công với cách mạng, gia đình chính sách chiếm 70%, 20% là bộ đội hoàn thành nghĩa vụ quân sự, số còn lại là gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.
 
Chị Vinh, phường Trường Sơn, thị xã Sầm Sơn là một trong những người may mắn được công ty tạo việc làm. Chị nuôi 3 con nhỏ, chồng bị bệnh hiểm nghèo trong nhiều năm nay. Mỗi tháng chị mang về 3 - 5 triệu đồng để mua thuốc cho chồng và chăm lo cuộc sống cho các con. Đó cũng là số tiền mà những người lái xe, những công nhân làm việc trong công ty Thương binh 27/7 Chiến Thắng nhận được mỗi tháng.
 
Ông Chiến không chỉ quan tâm đến hoạt động của công ty mà hằng năm công ty ông còn tham gia tích cực các hoạt động xã hội. Những món quà ý nghĩa vào dịp 27/7, hay Tết Nguyên đán đều được công ty trao tận tay những gia đình có công với cách mạng hay trường hợp kém may mắn trong cuộc sống. Số tiền phục vụ cho công tác xã hội hàng năm lên đến hàng trăm triệu đồng.
 
Bên cạnh đó, công ty chú trọng đến việc đào tạo chất lượng nguồn nhân lực. Những người lính cụ Hồ luôn hăng hái tham gia học hỏi vì thế mà những lớp học bồi dưỡng về kiến thức du lịch, văn hóa kinh doanh luôn được mở và được các thành viên trong công ty theo học. Kết quả là tất cả các nhân viên trong công ty Thương binh 27/7 Chiến Thắng đều có chứng chỉ Bồi dưỡng đào tạo phục vụ khách du lịch. Vì vậy, xe điện, xe taxi mang thương hiệu Công ty Thương binh 27/7 Chiến Thắng được khách du lịch tin yêu, sử dụng ngày một đông. Ông Chiến cùng các cộng sự đang góp phần làm đẹp thêm hình ảnh thị xã du lịch biển trong mắt mỗi người khách du lịch khi đến nơi đây.
 
Trao đổi với chúng tôi ông Chiến cho biết: “Hai năm qua, lãnh đạo thị xã Sầm Sơn quyết tâm lập lại kỷ cương trong hoạt động du lịch của thị xã. Các hoạt động làm xấu đi hình ảnh của Sầm Sơn như ăn xin, bán hàng rong... dần bị dẹp bỏ. Bên cạnh cái được rất lớn cho ngành du lịch địa phương, cũng không tránh khỏi ảnh hưởng đến đời sống của một bộ phận dân cư. Vì vậy, Công ty có nguyện vọng thành lập trung tâm bảo trợ cho những trường hợp khó khăn, neo đơn trên địa bàn thị xã Sầm Sơn. Đối với những trường hợp các cháu cơ nhỡ làm việc đánh giày công ty muốn mở các ki ốt đánh giày và phục vụ bán hàng. Đồng thời, công ty tập hợp các đối tượng ăn xin, tạo việc làm cho họ”. Tuy nhiên, khó khăn lớn nhất của công ty là chưa có mặt bằng để xây dựng trụ sở, nơi tập kết, sửa chữa, tu bổ xe…
 
Dù cuộc sống phía trước còn khó khăn, vất vả… nhưng lúc nào trong ông Chiến vẫn đau đáu một lòng được cống hiến cho xã hội. Ông luôn tự nhủ với lòng mình phải sống sao cho xứng đáng với danh hiệu: Người lính cụ Hồ.
 
  • Phương Thảo - Hồng Hạnh

Tin khác

Bộ Y tế nhất quán cấm nhập khẩu, kinh doanh thuốc lá điện tử, Bộ Công Thương nói gì?

Bộ Y tế nhất quán cấm nhập khẩu, kinh doanh thuốc lá điện tử, Bộ Công Thương nói gì?

(CLO) Trường hợp các sản phẩm thuốc lá điện tử thế hệ mới tới mức phải cấm lưu hành và sử dụng thì Bộ Công Thương ủng hộ quan điểm này của Bộ Y tế trên cơ sở bảo vệ sức khỏe toàn dân.

Thị trường - Doanh nghiệp
Sân chơi English Beat 2024 mùa 2 của MobiFone tiếp tục gặt hái thành công

Sân chơi English Beat 2024 mùa 2 của MobiFone tiếp tục gặt hái thành công

(CLO) Sau hơn 2 tháng tổ chức, English Beat 2024 mùa 2 do mobiEdu phối hợp cùng các Sở Giáo dục tổ chức đã chính thức thành công tốt đẹp tại 6 tỉnh trải dài trên toàn quốc.

Thị trường - Doanh nghiệp
Tăng trưởng bền vững: Khai phá cơ hội từ Chuyển đổi Số và Xanh

Tăng trưởng bền vững: Khai phá cơ hội từ Chuyển đổi Số và Xanh

(CLO) Trên con đường đến một tương lai bền vững, việc khai phá cơ hội từ chuyển đổi số và xanh đang trở thành một yếu tố then chốt trong nỗ lực xây dựng một nền kinh tế và một môi trường sống lành mạnh.

Thị trường - Doanh nghiệp
Ngành thép Trung Quốc có nguy cơ 'rơi khỏi vách đá'

Ngành thép Trung Quốc có nguy cơ 'rơi khỏi vách đá'

(CLO) Quá trình chuyển đổi quan trọng trong ngành thép của Trung Quốc, vốn đang làm trầm trọng thêm mối lo ngại về dư thừa công suất, khiến nhiều người lo lắng có thể khiến ngành “rơi khỏi vách đá” và làm tổn hại đến chỗ đứng lâu dài của quốc gia trong thương mại toàn cầu.

Thị trường - Doanh nghiệp
G7 đạt thỏa thuận chấm dứt sử dụng than vào năm 2035

G7 đạt thỏa thuận chấm dứt sử dụng than vào năm 2035

(CLO) Nhóm G7 bao gồm Mỹ, Anh, Italy, Pháp, Nhật Bản, Đức và Canada đã đạt được thỏa thuận chấm dứt việc sử dụng than để sản xuất điện vào năm 2035. Tuy nhiên, nhiều người vẫn tỏ ra quan ngại về vấn đề này.

Thị trường - Doanh nghiệp