Ý nghĩa của bút Văn Xương trong phong thủy

Thứ hai, 10/04/2023 20:45 PM - 0 Trả lời

Bút Văn Xương là một trong những vật phẩm phong thủy hữu ích, có giá trị giúp cho việc học được suôn sẻ, may mắn hơn, thi cử đỗ đạt, thành công viên mãn.

1. Bút Văn Xương là gì?

Bút Văn Xương là loại bút được làm từ gỗ đào, khắc hình đốt tre, lấy tên Văn Xương Đế Quân hay Văn Xương Tinh - vị thần được dân gian lẫn Đạo giáo tôn sùng, là thần chủ quản công danh phúc lộc của sĩ nhân.

y nghia cua but van xuong trong phong thuy hinh 1

2. Ý nghĩa phong thủy của bút Văn Xương

Bút Văn Xương biểu tượng của trí tuệ rất lợi cho học sinh học hành đỗ đạt, tiến lên trong con đường công danh sự nghiệp.

Bút Văn Xương khắc hình thân tre, từng đốt tượng trưng cho việc học hành thăng tiến. Trên thân khắc 4 chữ danh xưng VĂN XƯƠNG ĐẾ TINH là biểu tượng của Sao Văn Xương. Bên trong được nạp cốt và chú Văn Xương với mong cầu việc học hành được thuận lợi, hanh thông, quý nhân trợ giúp.

Phần đuôi bút khắc hình vân mây tứ pháp, trên dây treo có đá mã não đỏ với câu thần chú Um Ma Ni Pad Me Hum, mang ý nghĩa may mắn và bình an.

Với hình tượng cây bút lông, thân tựa tre thể hiện sự phát triển mạnh mẽ như cây cây tre, những người đi học tiến bộ hằng ngày, công chức từng bước thăng tiến, thành công trên con đường quan lộ .

Tuy chỉ được bày mà không đem ra sử dụng, nó cũng rất hữu dụng cho những ai sắp trải qua những kỳ thi cử quan trọng hoặc những người muốn tăng tiến về trí tuệ và công danh. Nên bày 1 hoặc 4 chiếc tuỳ theo vị trí cần sử dụng.

3. Cách sử dụng bút Văn Xương 

- Sử dụng bút Văn Xương kích hoạt vị trí Văn Xương tại nơi làm việc hay góc học tập là cách để mang lại vận may cho chủ sở hữu trong học tập cũng như sự nghiệp.

- Có thể sử dụng bút Văn Xương như một vật phẩm phong thủy làm móc treo chìa khóa, móc treo điện thoại, hoặc đặt trong túi xách ba lô, mang đi làm hoặc đi học.

y nghia cua but van xuong trong phong thuy hinh 2

- Ngoài ra, để bút có thể phát huy tác dụng tốt nhất, một số vị trí đặt trên bàn làm việc hoặc bàn học phù hợp với từng tuổi:

Tuổi Đinh Dậu, Đinh Hợi, Đinh Sửu, Đinh Mão, Đinh Tỵ, Đinh Mùi, Kỷ Tỵ, Kỷ Mùi, Kỷ Dậu, Kỷ Sửu, Kỷ Mão, Kỷ Hợi: Vị trí Văn Xương ở hướng Tây.

Tuổi Canh Tý, Canh Thân, Canh Dần, Canh Ngọ, Canh Thìn, Canh Tuất: Nên đặt ở hướng Tây-Bắc.

Tuổi Tân Sửu, Tân Mão, Tân Tỵ, Tân Mùi, Tân Dậu, Tân Hợi: Nơi đặt nên chọn hướng Bắc.

Tuổi Nhâm Tý, Nhâm Dần, Nhâm Thìn, Nhâm Ngọ, Nhâm Thân, Nhâm Tuất: Vị trí Văn Xương ở hướng Đông-Bắc.

Tuổi Quý Sửu, Quý Mão, Quý Tỵ, Quý Mùi, Quý Dậu, Quý Hợi: Vị trí Văn Xương ở hướng Đông.

Tuổi Giáp Tý, Giáp Dần, Giáp Thìn, Giáp Ngọ, Giáp Thân, Giáp Tuất: Vị trí Văn Xương ở hướng Đông-Nam.

Tuổi Ất Sửu, Ất Mão, Ất Tỵ, Ất Mùi, Ất Dậu, Ất Hợi: Vị trí Văn Xương ở hướng Nam.

Tuổi Mậu Tý, Mậu Dần, Mậu Thìn, Mậu Ngọ, Mậu Thân, Mậu Tuất, Bính Tý, Bính Dần, Bính Thìn, Bính Ngọ, Bính Thân, Bính Tuất: Đặt Văn Xương ở hướng Tây-Nam.

*Thông tin trong bài viết mang tính chiêm nghiệm tham khảo

Bình Luận

Tin khác