Ý nghĩa của Tam đa Phúc - Lộc - Thọ và cách sắp xếp đúng phong thủy

Thứ hai, 21/11/2022 16:47 PM - 0 Trả lời

Ba ông Tam đa Phúc Lộc Thọ được thờ cúng chung với nhau, không tách rời. Vậy ý nghĩa của Tam đa Phúc - Lộc - Thọ là gì và sắp xếp như thế nào cho đúng phong thủy?

1. Ý nghĩa của tượng Tam Đa Phúc - Lộc - Thọ

Ba ông Tam đa Phúc - Lộc - Thọ trong phong thủy được xem là tiêu biểu cho 3 điều hạnh phúc lớn nhất của đời người, hạnh phúc, tài lộc và sức khỏe. Theo đó, ông Phúc - Lộc - Thọ được thờ cúng như một tín ngưỡng để cầu mong sự an ổn và tiền tài cho cả gia đình.

y nghia cua tam da phuc  loc  tho va cach sap xep dung phong thuy hinh 1

- Ông Phúc: Trong bộ Tam đa, ông Phúc tượng trưng cho may mắn, hạnh phúc, tốt lành, con hiền cháu thảo, gia đình sung túc… Tương truyền, ông Phúc là một quan thanh liêm có thật trong lịch sử Trung Hoa và đứng đầu triều đình xưa, tên là Quách Tử Nghi. Ông có rất nhiều con cháu, tất cả đều hiếu thảo và tài giỏi hơn người.

Vì vậy, tượng ông Phúc thường bế một đứa bé trên tay. Phúc cũng là điều mong ước đầu tiên của mỗi người. Trưng bày tượng ông Phúc sẽ đem đến cho gia chủ nhiều phúc phần, con cháu ngoan hiền, hiếu thảo và thành đạt.

- Ông Lộc: Trong bộ Tam đa, ông Lộc còn được gọi là ông Thần Tài, tượng trưng cho sự giàu có, thịnh vượng và tài lộc sung túc.

Truyền thuyết nói rằng ông Lộc là quan lớn của triều đình, có tài ăn nói khéo léo nên được ban nhiều bổng lộc vô kể.

Hình tượng ông Lộc có phần đầu đội mũ quan, tay cầm ngọc như ý tượng trưng cho sự thăng tiến về công danh sự nghiệp, vạn sự được như ý, tài lộc tấn tới. Trong bộ Tam đa, ông Lộc đứng ở giữa.

Bên cạnh đó, Gậy như ý phong thủy là một vật phẩm phong thủy giúp gia tăng quyền lực, kích tài chiêu lộc, cầu cát giải hung mà bạn không nên bỏ lỡ.

- Ông Thọ: Trong bộ Tam đa, ông Thọ được khắc họa với hình tượng ông tiên già, râu tóc bạc trắng, trán cao với nụ cười hiền hậu. Tay trái ông Thọ ôm một trái đào tiên, tay chống gậy có buộc quả hồ lô chứa tiên đơn. Ông Thọ sẽ phù hộ cho gia chủ luôn có sức khỏe và sự trường thọ để được hưởng phúc.

2. Cách sử dụng Tam đa Phúc - Lộc - Thọ chuẩn phong thủy

Về thứ tự: Tượng ông Phúc phải được đặt ở bên phải, tiếp đến là tượng ông Lộc (chính giữa) và cuối cùng là tượng ông Thọ (bên trái). Đặt đúng theo thứ tự này, gia chủ sẽ được phù trợ về nhiều mặt trong cuộc sống. Trong công việc kinh doanh hoặc làm ăn buôn bán ngày càng thuận lợi, con cháu trong nhà ngoan ngoãn và hiếu thảo, tiền bạc cũng như của cải trong nhà ngày càng tăng,…

Về vị trí: Nên đặt tượng Tam đa Phúc - Lộc - Thọ trong phòng khách, phòng thờ, phòng làm việc và nên đặt ở nơi trang nghiêm, sạch sẽ để khai thác cát khí và năng lượng may mắn. 

Về vị trí đặt trong phòng: Đặt phía sau vị trí ngồi của bạn để đạt được sự hỗ trợ rất quan trọng, đón nhận may mắn, giữ tài sản tốt và hoàn thành các ước muốn của bạn. 

y nghia cua tam da phuc  loc  tho va cach sap xep dung phong thuy hinh 2

Cách sử dụng Tam đa Phúc - Lộc - Thọ đúng chuẩn. Mỗi vị trí khác nhau mang ý nghĩa, tác dụng khác nhau như:

Quầy thu ngân: Tiền vô như nước, buôn may bán đắt.

Phòng làm việc: Sẽ đem đến rất nhiều vận may và cơ hội cho gia chủ. Giúp con đường công danh sự nghiệp của gia chủ rộng mở, còn chuyện kinh doanh thì phất lên như diều gặp gió.

Phòng khách: Giúp gia chủ ngăn chặn khí xấu (tà khí) tồn tại trong nhà. Làm cho tiền bạc vào như nước, cuộc sống sung túc hơn.

3. Một số lưu ý khi trưng bày tượng Tam đa Phúc - Lộc - Thọ

Khi trưng tượng nên để nơi sáng sủa và không để bám bụi.

Tuyệt đối không đặt tượng gần hoặc trong nhà tắm, nhà vệ sinh, phòng ngủ và trên bàn thờ.

Nên trưng bộ 3 tượng liền kề nhau, không được tách ra và không được thiếu tượng nào.

Không đặt tượng ở vị trí quá thấp dưới 0.8m so với mặt đất, vị trí tối thiểu theo các chuyên gia phong thuỷ thống nhất là mặt của tượng phải ngang tầm ngực trở lên. 

Không nên để tượng nhìn thẳng ra cửa chính sẽ làm thất thoát tài lộc.

Nếu tượng được khai quang thì phải thờ cúng đầy đủ và đặt ở những vị trí hợp phong thủy

Nếu tượng để trưng như vật phẩm trang trí thì nên dùng bút lông gạch hình chữ thập (+) dưới đế của tượng.

Khi không thờ tượng nữa thì nên mang lên chùa gửi không được đốt, vứt vào nơi ô uế.

*Thông tin bài viết mang tính chiêm nghiệm tham khảo

Bình Luận

Tin khác