100 nghệ nhân tham gia Hội thi bánh chưng, bánh giầy lần thứ 10

Thứ ba, 19/02/2019 07:24 AM - 0 Trả lời

(CLO) Ngày 18/2, tại sân Tam quan ngoại của chùa Côn Sơn thuộc Khu di tích Côn Sơn – Kiếp Bạc (thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương), Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hải Dương tổ chức Hội thi bánh chưng, bánh giầy lần thứ 10.

Hội thi có sự tham gia của khoảng 100 nghệ nhân đến từ 12 huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh cùng đông đảo nhân dân địa phương và du khách thập phương đến theo dõi, cổ vũ.

Hội thi được tổ chức nhằm tôn vinh, bảo tồn một phong tục đẹp của dân tộc, qua đó khích lệ, động viên các nghệ nhân lưu giữ, trao truyền nghệ thuật gói bánh chưng, giã bánh giầy truyền thống. Đồng thời, đây cũng là hoạt động văn hóa quan trọng của tỉnh Hải Dương hướng về Quốc lễ giỗ Tổ Hùng Vương (10/3 âm lịch).

Các nghệ nhân thi gói bánh chưng. Ảnh: Mạnh Tú/TTXVN

Các nghệ nhân thi gói bánh chưng. Ảnh: Mạnh Tú/TTXVN

Ở phần thi bánh chưng tham gia có các đội của thành phố Hải Dương, thị xã Chí Linh, các huyện Kinh Môn, Thanh Hà, Cẩm Giàng, Bình Giang, Nam Sách, Tứ Kỳ, Ninh Giang, Kim Thành. Nguyên liệu làm bánh chưng ngoài 6,8 kg gạo nếp, còn có 1,5 kg đỗ xanh, 0,8 kg thịt lợn, lá dong, gia vị. Theo thể lệ, trong vòng 10 phút mỗi đội gói 10 chiếc bánh chưng, trong đó có năm chiếc bánh mặn nhân đỗ xanh, thịt lợn và năm chiếc bánh chay nhân đỗ xanh. Sau đó, bánh được đưa đi luộc trong vòng sáu tiếng đồng hồ.

Ở phần thi bánh giầy có các đội của thành phố Hải Dương, thị xã Chí Linh, các huyện Nam Sách, Tứ Kỳ, Kinh Môn, Thanh Hà. Nguyên liệu làm nên những tấm bánh giầy là gạo nếp chất lượng cao, không lẫn gạo tẻ, hạt to, tròn, đều, được ngâm kỹ, trọng lượng sau khi ngâm là 6,8 kg. Mỗi đội làm năm chiếc bánh giầy trong thời gian 50 phút bao gồm các công đoạn đồ xôi, giã và nặn bánh. Bánh thành phẩm được bày lên đĩa có dán chữ Phúc, Lộc, Thọ.

Thành viên các đội dự thi đều là những nghệ nhân đã giành giải cao tại các hội thi do từng địa phương tổ chức, mỗi đội mang đến hội thi những bí quyết riêng.

Sau khi hội thi kết thúc, những tấm bánh vuông vức, dẻo thơm, chất lượng nhất được tuyển chọn để dâng cúng Phật, cúng Thánh tại Khu di tích quốc gia đặc biệt Côn Sơn – Kiếp Bạc, thể hiện tấm lòng thành kính, tri ân của thế hệ hôm nay đối với các bậc tiền nhân.

Ban tổ chức trao cờ lưu niệm cho các đội dự hội thi bánh chưng, bánh giầy. Ảnh: Mạnh Tú/TTXVN

Ban tổ chức trao cờ lưu niệm cho các đội dự hội thi bánh chưng, bánh giầy. Ảnh: Mạnh Tú/TTXVN

Trong nhiều năm qua Hội thi bánh chưng, bánh giầy là một trong những hoạt động thuộc phần hội đặc sắc được nhiều du khách trong và ngoài nước mong chờ trong mỗi dịp Lễ hội mùa Xuân Côn Sơn – Kiếp Bạc.

Theo truyền thuyết, bánh chưng và bánh giầy có từ thời Hùng Vương thứ VI, khi hoàng tử Lang Liêu thành kính dâng lên vua cha những sản vật được chế ra từ những hạt gạo thơm, dẻo. Bánh chưng hình vuông tượng trưng cho đất, chiếc bánh giầy hình tròn tượng trưng cho trời theo quan niệm ngày xưa. Trải qua hàng ngàn năm lịch sử, tục gói bánh chưng vẫn được các thế hệ người Việt gìn giữ và tiếp tục phát huy.

PV

Tin khác

Phố phường Hà Nội rực sắc đỏ trong dịp lễ 30/4 và 1/5

Phố phường Hà Nội rực sắc đỏ trong dịp lễ 30/4 và 1/5

(CLO) Những ngày này, nhiều tuyến phố tại Thủ đô Hà Nội được trang trí rực rỡ cờ hoa, băng rôn để chào mừng 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954- 7/5/2024), 138 năm Ngày Quốc tế Lao động (1/5/1886 - 1/5/2024).

Đời sống văn hóa
Chuyện người cán bộ công an nặng lòng với kỷ vật chiến tranh

Chuyện người cán bộ công an nặng lòng với kỷ vật chiến tranh

(NB&CL) Hàng ngàn hiện vật quý giá về một thời “mưa bom bão đạn” đã được Thượng tá công an Đào Hà dày công sưu tầm, lưu giữ. Nhưng Đào Hà không dành bộ sưu tập đó cho riêng mình, ông mong muốn chúng mang đến những giá trị văn hóa, lịch sử cho cộng đồng.

Đời sống văn hóa
Trải nghiệm chợ phiên vùng cao giữa Thủ đô dịp nghỉ lễ

Trải nghiệm chợ phiên vùng cao giữa Thủ đô dịp nghỉ lễ

(CLO) Du khách có cơ hội được trải nghiệm những nét văn hóa đặc trưng của một chợ phiên vùng cao ngay tại thủ đô Hà Nội trong dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5 năm nay.

Đời sống văn hóa
Khánh thành nhà hát tỉnh Ninh Bình với tổng mức đầu tư 245 tỷ đồng

Khánh thành nhà hát tỉnh Ninh Bình với tổng mức đầu tư 245 tỷ đồng

(CLO) Nằm trong chuỗi các hoạt động kỷ niệm 10 năm Quần thể danh thắng Tràng An được UNESCO ghi danh là Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới (2014-2024), UBND tỉnh Ninh Bình tổ chức lễ khánh thành Nhà hát tỉnh Ninh Bình.

Đời sống văn hóa
Việt Nam - Những chiến thắng làm thay đổi dòng chảy lịch sử thế giới

Việt Nam - Những chiến thắng làm thay đổi dòng chảy lịch sử thế giới

(CLO) Triển lãm ảnh “Việt Nam - Những chiến thắng làm thay đổi dòng chảy lịch sử thế giới” trưng bày 70 hình ảnh, tư liệu quý hiếm về 2 sự kiện lịch sử nổi bật của dân tộc ta trong thế kỷ XX.

Đời sống văn hóa