14 tập đoàn, tổng công ty nhà nước vào danh sách kiểm toán năm 2021

Thứ tư, 21/10/2020 11:31 AM - 0 Trả lời

(CLO) Năm 2021, Kiểm toán Nhà nước dự kiến thực hiện 21 cuộc kiểm toán trong lĩnh vực doanh nghiệp gồm 14 tập đoàn, tổng công ty nhà nước, 6 ngân hàng và các tổ chức tài chính, tín dụng.

Tập đoàn Hóa chất Việt Nam là một trong số 14 tập đoàn, tổng công ty nhà nước được kiểm toán trong năm 2021

Tập đoàn Hóa chất Việt Nam là một trong số 14 tập đoàn, tổng công ty nhà nước được kiểm toán trong năm 2021

Theo Báo cáo dự kiến kế hoạch kiểm toán năm 2021 của Kiểm toán Nhà nước gửi tới Quốc hội, năm 2021, toàn ngành sẽ triển khai 169 cuộc kiểm toán, tăng 11 cuộc so với kế hoạch kiểm toán năm 2020.

Báo cáo cho hay, về lĩnh vực doanh nghiệp, Kiểm toán Nhà nước chọn các tập đoàn, tổng công ty nhà nước có quy mô lớn để kiểm toán báo cáo tài chính, các hoạt động liên quan đến quản lý, sử dụng vốn, tài sản nhà nước năm 2020 kết hợp với việc đánh giá công tác cơ cấu doanh nghiệp nhà nước.

Kiểm toán Nhà nước dự kiến thực hiện 21 cuộc kiểm toán trong lĩnh vực doanh nghiệp gồm 14 tập đoàn, tổng công ty nhà nước, 6 ngân hàng và các tổ chức tài chính, tín dụng.

Trong số các cuộc kiểm toán về lĩnh vực doanh nghiệp, có thể kể đến các tập đoàn có quy mô lớn như Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex), Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (Vinachem), Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC), Tổng công ty Cảng Hàng không Việt Nam - CTCP (ACV), Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT), Tổng công ty Khí Việt Nam (PV Gas)...

6 tổ chức tài chính - ngân hàng nằm trong kế hoạch kiểm toán năm 2021 bao gồm: Công ty TNHH MTV Xổ số điện toán Việt Nam (Vietlott), Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (Vietinbank), Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), Ngân hàng TMCP Đại chúng Việt Nam (PVcomBank), Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam (Co-opBank), Ngân hàng Chính sách xã hội (VBSP).

Theo kiểm toán Nhà nước, việc lựa chọn các doanh nghiệp, tổ chức tài chính - ngân hàng trên để kiểm toán nhằm đánh giá thực trạng công tác quản lý tài chính và cổ phần hóa, thoái vốn đầu tư của Nhà nước tại các đơn vị được kiểm toán.

Qua đó có cơ sở đánh giá các hoạt động quản lý, bảo đảm phát triển lành mạnh thị trường hàng hóa, dịch vụ trong nước như: Giá xăng dầu, giá lương thực, thực phẩm…

Sau khi thực hiện kiểm toán, Kiểm toán Nhà nước sẽ kiến nghị xử lý các doanh nghiệp nhà nước thua lỗ; đầu tư ngoài ngành, đầu tư ra nước ngoài không hiệu quả…

Đối với lĩnh vực tài chính - ngân hàng, thông qua hoạt động kiểm toán để đánh giá việc cơ cấu lại các tổ chức tín dụng, trọng tâm là cải thiện và nâng cao năng lực tài chính, xử lý nợ xấu, việc thực hiện cân đối, đáp ứng đầy đủ, kịp thời nhu cầu vốn phục vụ sản xuất kinh doanh, cơ cấu lại thời hạn trả nợ, xem xét miễn giảm lãi vay, giữ nguyên nhóm nợ, giảm phí, vay không có tài sản bảo đảm để trả lương cho người lao động... đối với khách hàng gặp khó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid-19 theo quy định.

Trước đó, Báo cáo về công tác năm 2020, Phó Tổng Kiểm toán nhà nước Vũ Văn Họa cho biết: Theo Kế hoạch kiểm toán năm 2020, Kiểm toán nhà nước thực hiện kiểm toán 164 cuộc kiểm toán (bao gồm 158 cuộc kiểm toán được lập từ đầu năm và bổ sung 6 cuộc kiểm toán theo yêu cầu của Quốc hội, Chính phủ và đề nghị của các đơn vị có liên quan).

Đến 20/8/2020, Kiểm toán nhà nước đã triển khai 117/164 cuộc kiểm toán theo kế hoạch, kết thúc kiểm toán 76/117 cuộc kiểm toán, phát hành 84 báo cáo kiểm toán. Dự kiến đến 30/11/2020, Kiểm toán nhà nước sẽ hoàn thành tất cả các cuộc kiểm toán theo kế hoạch và phát hành 100% báo cáo kiểm toán trước 31/1/2021.

Tổng hợp kết quả kiểm toán đến 20/8/2020, Kiểm toán nhà nước kiến nghị xử lý tài chính hơn 21 nghìn tỷ đồng, cung cấp 93 bộ tài liệu cho các cơ quan của Quốc hội và các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền để phục vụ công tác kiểm tra, điều tra, giám sát; kịp thời cung cấp thông tin phục vụ các phiên họp của Chính phủ, Quốc hội và các cơ quan chức năng có liên quan.

T.Toàn

Tin khác

Bộ trưởng Ngoại giao Ấn Độ khẳng định không còn 'bị lung lay bởi đơn thuốc nhập khẩu'

Bộ trưởng Ngoại giao Ấn Độ khẳng định không còn "bị lung lay bởi đơn thuốc nhập khẩu"

(CLO) New Delhi không còn “bị ảnh hưởng bởi các đơn thuốc nhập khẩu” khi xây dựng chính sách đối ngoại và đo lường mọi thứ dựa trên lợi ích quốc gia, Bộ trưởng Ngoại giao nước này Subrahmanyam Jaishankar khẳng định trong một chuyên mục trên tờ The Indian Express.

Thị trường - Doanh nghiệp
6 địa phương bị 'bêu tên' giải ngân đầu tư công chậm

6 địa phương bị "bêu tên" giải ngân đầu tư công chậm

(CLO) Bộ Tài chính vừa có báo cáo gửi Thủ tướng Chính phủ về kết quả kiểm tra đôn đốc, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công.

Kinh tế vĩ mô
Cách nắng nóng tàn phá các trang trại sầu riêng ở Thái Lan

Cách nắng nóng tàn phá các trang trại sầu riêng ở Thái Lan

(CLO) Đợt nắng nóng tàn khốc gần đây đã và đang khiến sản lượng trồng sầu riêng tại Thái Lan giảm, kéo theo chi phí tăng vọt, người trồng và người bán ngày càng hoang mang lo sợ trắng tay.

Thị trường - Doanh nghiệp
Tổng thống Pháp kêu gọi tái thiết lập quan hệ kinh tế với Trung Quốc

Tổng thống Pháp kêu gọi tái thiết lập quan hệ kinh tế với Trung Quốc

(CLO) Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đang kêu gọi cập nhật mối quan hệ kinh tế của đất nước với Trung Quốc, ngay khi lãnh đạo Tập Cận Bình dự kiến sẽ tới Pháp trong chuyến thăm cấp nhà nước.

Thị trường - Doanh nghiệp
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư lý giải đường Vành đai 3 TP.HCM chậm tiến độ

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư lý giải đường Vành đai 3 TP.HCM chậm tiến độ

(CLO) Theo Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, dự án đường Vành đai 3 TP.HCM đoạn qua thành phố có khó khăn về thiếu nguồn cát san lấp nên phần đường đang chậm tiến độ.

Kinh tế vĩ mô