20 năm tái lập huyện Tây Giang (Quảng Nam): Vượt qua khó khăn, vươn lên làm giàu, từng ngày đổi mới

Thứ ba, 20/06/2023 14:51 PM - 0 Trả lời

(CLO) Tây Giang vẫn còn đang là huyện nghèo, còn nhiều khó khăn nhưng so với khi tái lập vào tháng 8/2003 thì đã có bước tiến rất dài.

Sự kiện: Quảng Nam

Tây Giang vẫn còn đang là huyện nghèo, còn nhiều khó khăn nhưng so với khi tái lập vào tháng 8/2003 thì đã có bước tiến rất dài. Hai mươi năm qua, Đảng bộ, chính quyền và người dân trong Tây Giang đã phát huy truyền thống yêu nước, đoàn kết, cần cù, năng động, sáng tạo trong lao động sản xuất, chung sức đồng lòng vượt qua khó khăn, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống toàn diện cho người dân, mở hướng phát triển bền vững trên cơ sở phát huy tiềm năng, lợi thế của địa phương…”, ông Nguyễn Văn Lượm - Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Tây Giang chia sẻ.

Đi bộ vượt rừng, gom dân

Ông Bhling Mia - Tỉnh ủy viên, Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch HĐND huyện hào hứng chia sẻ những thành tựu mà Tây Giang đạt được sau 20 năm tái lập huyện. Toàn huyện có 3/10 huyện đạt chuẩn xã nông thôn mới. Trong đó, xã Anông được công nhận đạt chuẩn vào năm 2009 là xã đầu tiên của các huyện miền núi tỉnh Quảng Nam.

Cơ sở hạ tầng được quan tâm đầu tư, 10/10 xã có đường giao thông đến trung tâm xã được nhựa hóa, 62/63 thôn có đường ôtô đến thôn, hơn 98% các khu sản xuất có đường giao thông đến nơi, hơn 96% các thôn có điện lưới quốc gia. Mạng lưới trường, lớp học, trạm y tế được phủ khắp các thôn, toàn huyện có 23 đơn vị trường học, với hơn 5.000 học sinh, số lượng trường học đạt chuẩn quốc gia là 10 trường. Tỷ lệ giảm nghèo bình quân hằng năm của Tây Giang là 6%, thu nhập bình quân đầu người tăng 2 lần so với năm 2018 tương đương 36 triệu đồng/người/năm.

20 nam tai lap huyen tay giang quang nam vuot qua kho khan vuon len lam giau tung ngay doi moi hinh 1

Khu định cư làng mới ở xã Lăng

Bí thư Mia nhớ lại những ngày tháng khó khăn khi mới tái lập huyện vào năm 2003. Tất cả đều bắt đầu bằng con số 0.

“Tất cả là số 0. Lúc bấy giờ, nơi đây có hai công trình gọi “hiện đại” nhất được xây bằng gạch là Trường PTCS xã Lăng và Trạm y tế xã A Tiêng”, ông Mia nhớ lại.

Bí thư Bhling Mia cho hay vào thời điểm đó, Đảng bộ và chính quyền Tây Giang đã xác định, phải xây dựng lại làng mới, sắp xếp dân cư tập trung gắn với sản xuất nông, lâm nghiệp ổn định. Phương châm mà Tây giang đặt ra là “Việc gì nơi khác đã làm mà hợp Tây Giang thì học tập làm tốt hơn. Việc gì nơi khác chưa làm mà Tây Giang có thì quyết làm và làm cho được”; “An cư mới lạc nghiệp, nơi nào có ruộng nơi đó có dân cư, không bỏ trống biên giới”.

Chính quyền huyện Tây Giang vào thời điểm đó xác định công tác quy hoạch, sắp xếp, bố trí dân cư là một nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu. Việc này sẽ phục vụ việc phát triển kinh tế, xã hội, phòng chống nguy cơ biến đổi khí hậu, bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống mà còn có ý nghĩa chính trị sâu sắc, góp phần củng cố, giữ vững an ninh biên giới quốc gia.

“Các tiêu chí chọn nơi lập làng mới được đặt ra và thực hiện nghiêm ngặt. Thứ nhất là vị trí được chọn nơi lập làng mới phải đảm bảo an toàn, do nhân dân chọn thông qua việc tổ chức họp xin ý kiến của các già làng, người có kinh nghiệm trong thôn. Thứ hai là nơi đặt làng mới phải phù hợp với văn hóa làng của đồng bào Cơtu, gắn với đảm bảo quốc phòng an ninh, nhất khu vực biên giới, có quỹ đất để dựng nhà sinh hoạt cộng đồng.

Thứ ba là làng mới phải gần khu sản xuất, chăn nuôi được quy hoạch tập trung, từng bước chấm dứt tình trạng thả rông gia súc trong khu dân cư, tránh dịch bệnh. Thứ tư là đầu tư cho việc san ủi ban đầu tuy lớn nhưng sẽ tạo được mặt bằng rộng cho việc đầu tư các công trình dân sinh cần thiết trong khu dân cư, phát huy hiệu quả, tiết kiệm tối đa nguồn ngân sách nhà nước. Thứ năm, là ưu tiên đầu tư đối với những thôn, xã làm tốt công tác tuyên truyền vận động, dân đồng thuận hưởng ứng, sẽ tạo được sự lan tỏa, hưởng ứng của các thôn khác”, ông Mia nói.

Bí thư Mia cho hay thời điểm đó, lãnh đạo Đảng bộ, UBND huyện Tây Giang chia nhau đi vận động bà con lập làng. Toàn huyện có khoảng 21.400 người, gồm 14 dân tộc, trong đó bà con đồng bào dân tộc Cơtu chiếm hơn 91%; dân tộc Kinh hơn 8%; còn lại là các dân tộc khác, như: Mường, Tày, Thái, Tà ôi, Mơ nông, Cadong, Hre, Giẻ triêng, Giáy, Thổ, Hoa, Cor. Người dân chủ yếu sống du canh, du cư nên việc thuyết phục bà con định cư ở làng mới là rất khó khăn.

20 nam tai lap huyen tay giang quang nam vuot qua kho khan vuon len lam giau tung ngay doi moi hinh 2

Toàn cảnh khu trung tâm hành chính huyện Tây Giang

“Hàng năm trời, chúng tôi kiên nhẫn đi bộ, băng rừng để gặp bà con. Chúng tôi cùng ăn, cùng ở để thuyết phục bà con từ bỏ lối sống du canh, du cư. Anh Briu Liếc, nguyên Bí thư huyện uỷ Tây Giang, được mệnh danh là Bí thư đi bộ nhiều nhất Việt Nam thì tôi cũng là người đứng thứ 2”, Bí thư Mia kể.

Thành tựu mà Tây Giang đạt được hiện nay là đã cơ bản hoàn thành việc sắp xếp, bố trí dân cư tập trung với 115 điểm dân cư/63 thôn, với tổng diện tích 370,5ha. Bố trí nơi ở ổn định cho 4.690 hộ/19.000 khẩu (tỷ lệ đạt hơn 90% tổng số hộ trong toàn huyện) với tổng kinh phí đầu tư hơn 1.500 tỷ đồng.

Đặc biệt, việc bố trí dân cư đã cho thấy sự hiệu quả trong việc phòng chống thiên tai, hạn chế thấp nhất thiệt hại về tài sản và tính mạng người dân. Trong mùa mưa bão khốc liệt giai đoạn 2020- 2022 vừa qua, rất nhiều huyện miền núi lân cận, tương đồng đều xảy ra sạt lở, có nơi sạt lở làm thiệt hại rất nhiều người và nhiều tài sản, hạ tầng,… thì các mặt bằng ở Tây Giang đều an toàn tuyệt đối, không bị sạt lở nghiêm trọng, không có thiệt hại về người, các thiệt hại khác không đáng kể.

Khôi phục, giữ vững bản sắc văn hoá Cơ tu

Huyện Tây Giang nằm ở phía tây bắc tỉnh Quảng Nam, cách thành phố Tam Kỳ, thủ phủ tỉnh Quảng Nam 190km. Dân số toàn huyện khoảng 21.400 người trong đó chủ yếu là đồng bào người Cơtu.

20 nam tai lap huyen tay giang quang nam vuot qua kho khan vuon len lam giau tung ngay doi moi hinh 3

Ông Nguyễn Văn Lượm, Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Tây Giang.

Ông Nguyễn Văn Lượm - Chủ tịch UBND huyện Tây Giang, cho hay là địa bàn có đông đồng bào người Cơ tu nên Đảng bộ, chính quyền huyện Tây Giang xác định phải giữ gìn các giá trị văn hoá truyền thống, giữ vững bản sắc và phát huy văn hoá Cơ tu để tạo nền tảng văn hóa tích cực thúc đẩy sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững quốc phòng - an ninh và đối ngoại trên địa bàn.

Ông Lượm cho hay văn hóa của người Cơtu gắn liền với văn hóa Làng, văn hóa cộng đồng. Làng của người Cơtu được bố trí theo hình tròn, nhà cửa được bố trí xung quanh, ở giữa là Gươl, là nơi sinh hoạt cộng đồng, giống nhà văn hóa của người kinh. Đối với đồng bào Cơtu, Gươl là nơi thiêng liêng, tập trung linh hồn sống của làng tạo nên sự bền chặt của văn hóa cộng đồng. Đây cũng là nơi mà chính quyền các cấp ở Tây Giang sử dụng làm nơi tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật Nhà nước.

20 nam tai lap huyen tay giang quang nam vuot qua kho khan vuon len lam giau tung ngay doi moi hinh 4

Cây Pơmu cổ thụ trong rừng nguyên sinh Pơmu

Đặc biệt, Chủ tịch huyện Tây Giang cho hay tiếng nói và chữ viết Cơtu dần được khôi phục và bảo tồn, góp phần quan trọng trong việc giữ gìn giá trị văn hóa truyền thống đồng bào dân tộc Cơtu. Nhiều bài viết, cuốn sách viết về văn hoá Cơtu được in ấn và phát hành, như: Tiếng thông dụng Cơtu-Kinh và văn hoá Làng Cơtu; Văn hoá người Cơtu; Người Cơtu ở Việt Nam; Vóc dáng Tây Giang; Từ điển Cơtu-Việt, Việt Cơtu.

Đặc biệt, cuốn sách Chữ Cơtu của tác giả Briu Liếc, nguyên Bí thư Huyện ủy Tây Giang, đã được công nhận là đề tài khoa học cấp tỉnh. Cuốn sách hiện nay được in thành sách để giảng dạy trong các trường học trên địa bàn huyện và các huyện lân cận đã góp phần quan trọng trong việc truyền bá văn hóa Cơtu.

“Các giá trị văn hoá ẩm thực của người Cơtu luôn được phát huy trong dịp lễ hội với các món ăn truyền thống, như: Cơm lam, sắn lam, bánh cuốt, thịt, cá nấu trong ống nứa, các loại rượu: Cần, tr’đin, bakích, đảng sâm… có giá trị về kinh tế rất cao. Hàng năm, huyện tổ chức phục dựng Lễ hội mừng lúa mới, Hội thi điêu khắc, thi Trống chiêng tại huyện, cùng với đó là các hoạt động hát lý, nói lý của các cụ già làng, đã góp phần tích cực trong công tác bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống. Những sáng tạo trong văn học truyền khẩu dân gian, như: Truyện cổ tích, ca dao, dân ca; nghệ thuật biểu diễn các loại nhạc cụ, nói lý, hát lý, hát giao duyên, múa Tân’tung da’dá; nghệ thuật điêu khắc, chạm trổ hoa văn; lễ hội mừng lúa mới, lễ cưới, lễ tang, chữ viết Cơtu,... tiếp tục được bảo tồn và phát huy”, ông Lượm nói.

UBND huyện Tây Giang cũng đầu tư xây dựng 6 ngôi nhà Rường và 1 nhà Bảo tàng văn hóa Cơtu tại khu quảng trường trung tâm huyện.

“Đến nay, 10/10 xã thành lập Trung tâm văn hóa xã và 19 khu chơi giải trí, sân vận động xã. Toàn huyện thành lập 15 Câu lạc bộ hát giao duyên, nói lý, hát lý tại xã, thành lập 02 đội trống chiêng ở trường học, thành lập ,1 Tổ làng nghề dệt thổ cẩm, đan lát. Huyện đã đầu tư khôi phục được 58/63 Gươl thôn và 7/10 Gươl xã, 11 cơ quan, đơn vị, trường học có Gươl với kiến trúc đặc sắc, đảm bảo được giá trị truyền thống”, ông Lượm cho biết.

Giữ rừng để phát triển Tây Giang

Chủ tịch UBND huyện Tây Giang nhấn mạnh trong 20 năm tái lập, xây dựng và phát triển, một trong những niềm tự hào của Đảng bộ, chính quyền và người dân Tây Giang chính là việc giữ gìn, bảo vệ rừng.

Huyện Tây Giang hiện có diện tích rừng hơn 91.368ha, trong đó rừng tự nhiên chiếm hơn 74% diện tích. Đặc biệt, Tây Giang đang có nhiều cánh rừng quý như khu rừng lim, rừng đỗ quyên, rừng Pơmu… Cụ thể, Tây Giang có tổng cộng 1.598 cây di sản Việt Nam gồm 1.146 cây Pơmu, 435 cây đỗ quyên, 16 cây đa, 1 cây dổi. Riêng rừng Lim thiết đặc hữu và rừng Ươi thuộc hai thôn: Tà’ri và Pơr’ning, xã Lăng hiện đang trong giai đoạn khảo sát, kiểm đếm, lập hồ sơ đề nghị công nhận hơn 2.000 cây Lim, 3.000 cây Ươi có độ tuổi từ 100 năm trở lên là cây Di sản Việt Nam.

Cùng với sự đa dạng của hệ thống động thực vật quý hiếm nhiều động vật quý hiếm, nằm trong Sách đỏ Việt Nam như: Voọc chà vá chân nâu, tê tê, mang lớn được phát hiện, quản lý, bảo vệ, phát triển nghiêm ngặt.

Ông Lượm nhấn mạnh từ khi tái lập, Tây Giang xác định phương châm “Rừng còn Tây Giang phát triển, rừng mất Tây Giang suy vong”. Ông Lượm cho hay người Cơtu quan niệm rừng gắn bó với người, người sinh ra thì rừng đã có trước, che chở, nuôi nấng con người. Chính từ cái lẽ đó nên người Cơtu rất coi trọng mọi việc làm khi động đến rừng. Việc bảo vệ rừng già, rừng đầu nguồn sông, suối đã kết thành một nét văn hóa riêng.

“Trong những năm qua công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng được các cấp, các ngành và Nhân dân chú trọng; việc phát đốt rừng già, rừng đầu nguồn, phát rừng làm rẫy, cháy rừng ít xảy ra, độ che phủ rừng ngày càng nâng lên, tình trạng khai thác, buôn bán lâm sản không xảy ra”, ông Lượm cho biết.

UBND huyện Tây Giang hằng năm đều tổ chức Lễ hội Khai năm tạ ơn rừng. Lễ hội là một nét văn hóa truyền thống của đồng bào người Cơtu Tây Giang, được tổ chức vào những ngày đầu năm mới hằng năm.

Lễ hội Khai năm Tạ ơn rừng hằng năm nhằm khôi phục và tái hiện nét đẹp văn hóa truyền thống của đồng bào Cơtu, còn mang ý nghĩa rất lớn trong việc biểu dương các hành động đẹp, cũng như khuyến khích việc giữ rừng của các cộng đồng được giao khoán bảo vệ rừng. Hàng nghìn hecta rừng nguyên sinh, từ quần thể Pơmu di sản, rừng lim quý hiếm cho đến quần thể đỗ quyên được gìn giữ nguyên vẹn, xanh màu là minh chứng lớn nhất trong việc góp công bảo vệ của cộng đồng Tây Giang.

20 nam tai lap huyen tay giang quang nam vuot qua kho khan vuon len lam giau tung ngay doi moi hinh 5
20 nam tai lap huyen tay giang quang nam vuot qua kho khan vuon len lam giau tung ngay doi moi hinh 6
20 nam tai lap huyen tay giang quang nam vuot qua kho khan vuon len lam giau tung ngay doi moi hinh 7

Lễ hội văn hoá dân gian Cơtu được UBND huyện Tây Giang tổ chức

Song song với đó, công tác phòng cháy chữa cháy rừng luôn được quan tâm và chủ động theo phương châm “4 tại chỗ”. Các ngành chức năng và các địa phương thường xuyên chủ động phối hợp với Ban Nhân dân thôn, cộng đồng nhận khoán bảo vệ rừng tổ chức các đợt kiểm tra công tác phát đốt nương rẫy của các hộ gia đình, cắm bảng cấm phát đốt tại khu vực phát rẫy của các hộ gia đình gần với rừng tự nhiên. Thường xuyên tổ chức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục những quy định của pháp luật nâng cao ý thức, trách nhiệm của người dân trong công tác quản lý bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng; nạn phá rừng tự nhiên được ngăn chặn; nâng cao năng suất và chất lượng rừng trồng, môi trường sinh thái được bảo vệ tốt hơn trong bối cảnh biến đổi khí hậu.

Chủ tịch UBND huyện Tây Giang cho biết nhờ công tác giữ rừng, bảo vệ rừng mà người dân đang ngày càng được hưởng lợi. Chỉ riêng trong năm 2022, người dân Tây Giang đã 3 lần nhận tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng cho tất cả các cộng đồng nhận khoán giữ rừng, trồng rừng trên địa bàn lâm phận với tổng số tiền là 12,784 tỷ đồng.

Nhiều hoạt động kỷ niệm 20 năm tái lập huyện Tây Giang

UBND huyện Tây Giang đang lên kế hoạch tổ chức Lễ kỷ niệm 20 năm tái lập huyện trong tháng 8/2023. Trong đó, UBND huyện Tây Giang tổ chức Hội thi sáng tác Biểu trưng huyện Tây Giang, phát động phong trào thi đua lập thành tích chào mừng kỷ niệm 60 năm thành lập và 20 năm tái lập huyện Tây Giang. Ngoài ra, kế hoạch tổ chức gặp mặt nguyên cán bộ, lãnh đạo công tác tại huyện Tây Giang và nguyên Bí thư, Phó Bí thư Đảng ủy xã đã nghỉ hưu trong 20 năm qua.

Nhiều hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao, du lịch chào mừng kỷ niệm 20 năm tái lập huyện, xây dựng Kỷ yếu và phim tài liệu “Đánh giá quá trình 20 năm xây dựng và phát triển huyện Tây Giang”. Đặc biệt, huyện Tây Giang sẽ tổ chức các hoạt động tri ân, đền ơn đáp nghĩa, thăm hỏi, gặp mặt các gia đình có công cách mạng, các hộ gia đình tại xã Lăng đã có công giúp đỡ huyện trong những năm đầu tái lập huyện. Ngoài ra, huyện sẽ tổ chức Hội chợ nông sản Tây Giang để kết nối những sản phẩm của người dân.

Trần Hậu – Trần Thức

Tin mới

Hình ảnh vệ tinh cho thấy thiệt hại nặng nề tại căn cứ không quân Nga

Hình ảnh vệ tinh cho thấy thiệt hại nặng nề tại căn cứ không quân Nga

(CLO) Hình ảnh vệ tinh mới được công bố bởi Maxar Technologies đã tiết lộ mức độ tàn phá nghiêm trọng tại một kho chứa tên lửa bên trong căn cứ không quân Engels-2 của Nga, sau cuộc tấn công bằng máy bay không người lái (UAV) của Ukraine.

Thế giới 24h
Gia Lai: Người đàn ông chữa bệnh nan y bằng cách 'truyền năng lượng' bị xử phạt hơn 40 triệu đồng

Gia Lai: Người đàn ông chữa bệnh nan y bằng cách 'truyền năng lượng' bị xử phạt hơn 40 triệu đồng

(CLO) Người đàn ông trú tại huyện Đăk Đoa (Gia Lai) tự xưng “Na tra thái tử” hạ phàm, chữa bệnh nan y bằng cách “truyền năng lượng” vừa bị xử phạt hơn 40 triệu đồng.

Đời sống
Chính quyền Mỹ dọa sẽ dừng hệ thống an sinh xã hội

Chính quyền Mỹ dọa sẽ dừng hệ thống an sinh xã hội

(CLO) Quyền Giám đốc Cơ quan An sinh Xã hội Mỹ (SSA) vừa cảnh báo rằng ông có thể vô hiệu hóa hệ thống an sinh xã hội nếu Bộ Hiệu quả Chính phủ (DOGE) không được quyền truy cập dữ liệu cá nhân của hàng trăm triệu công dân Mỹ.

Thế giới 24h
Geely Coolray chốt giá từ 538 triệu đồng tại Việt Nam, rẻ hơn hàng loạt đối thủ

Geely Coolray chốt giá từ 538 triệu đồng tại Việt Nam, rẻ hơn hàng loạt đối thủ

(CLO) Tasco Auto chính thức ra mắt mẫu xe Geely Coolray tại thị trường Việt Nam với 3 phiên bản, cạnh tranh với các đối thủ Yaris Cross, Creta và HR-V.

Xe
Vinh danh những người hùng của thể thao Việt Nam

Vinh danh những người hùng của thể thao Việt Nam

(CLO) Sáng 22/3, các VĐV, HLV tiêu biểu của thể thao Việt Nam năm 2024 đã được vinh danh, trao thưởng trong chương trình Vinh quang thể thao Việt Nam 2025.

Công luận 24H
Đức cân nhắc nhượng lại quyền sở hữu Nord Stream 2 cho Hoa Kỳ, nối lại nhập khẩu khí đốt của Nga

Đức cân nhắc nhượng lại quyền sở hữu Nord Stream 2 cho Hoa Kỳ, nối lại nhập khẩu khí đốt của Nga

(CLO) Đức có thể nhượng Nord Stream 2 cho Mỹ để nối lại nhập khẩu khí đốt Nga, dù Bộ trưởng Kinh tế Robert Habeck phản đối kịch liệt.

Thị trường - Doanh nghiệp
Nhiều quốc gia phương Tây cảnh báo công dân về việc nhập cảnh vào Mỹ

Nhiều quốc gia phương Tây cảnh báo công dân về việc nhập cảnh vào Mỹ

(CLO) Gần đây, một số quốc gia, phần lớn là đồng minh phương Tây, đã cập nhật khuyến cáo du lịch, cảnh báo công dân rằng dù có đầy đủ giấy tờ hợp lệ, việc nhập cảnh vào Mỹ vẫn có thể bị từ chối.

Thế giới 24h
Cách làm mới lại viền nhựa đen của xe

Cách làm mới lại viền nhựa đen của xe

(CLO) Nhựa đen trên ô tô có thể phai màu sau vài năm do tia UV, nhưng chỉ với vài mẹo đơn giản, bạn có thể khôi phục vẻ như mới.

Xe
Ukraine mất quá nhiều xe tăng ở Kursk

Ukraine mất quá nhiều xe tăng ở Kursk

(CLO) Trận chiến kéo dài 8 tháng ở Kursk đã trở thành một thất bại chiến lược cho Ukraine, khi tỷ lệ tiêu diệt xe tăng của Kiev thấp hơn khá nhiều so với Moscow.

Thế giới 24h
Miền Bắc sắp đón không khí lạnh sau chuỗi ngày nắng nóng cục bộ

Miền Bắc sắp đón không khí lạnh sau chuỗi ngày nắng nóng cục bộ

(CLO) Dự báo thời tiết 10 ngày tới, miền Bắc tăng nhiệt nhanh, trời nắng, có nơi nắng nóng; cuối tháng không khí lạnh tràn về, có khả năng mưa rét.

Công luận 24H
Vắng Messi, Argentina vẫn thắng tối thiểu Uruguay tại vòng loại World Cup 2026

Vắng Messi, Argentina vẫn thắng tối thiểu Uruguay tại vòng loại World Cup 2026

(CLO) Trong ngày đội trưởng tiền đạo Lionel Messi vắng mặt, Argentina vẫn giành chiến thắng tối thiểu 1-0 trước Uruguay nhờ siêu phẩm sút xa của tiền vệ Thiago Almada, tại vòng loại World Cup 2026 khu vực Nam Mỹ, sáng 22/3 (giờ Việt Nam).

Thể thao
Việc đóng cửa sân bay Heathrow gây ra tổn thất khổng lồ

Việc đóng cửa sân bay Heathrow gây ra tổn thất khổng lồ

(CLO) Sự cố tại sân bay Heathrow có thể gây thiệt hại hàng trăm triệu bảng Anh, ảnh hưởng đến ngành hàng không và nền kinh tế của Vương quốc Anh.

Thế giới 24h
KOLs: Hãy để sự tử tế dẫn đường

KOLs: Hãy để sự tử tế dẫn đường

(CLO) Những lùm xùm quảng cáo sai sự thật trên mạng xã hội gần đây không chỉ là đề tài được toàn xã hội quan tâm mà còn là lời cảnh tỉnh mạnh mẽ: Mức phạt có thể là 140 triệu, nhưng niềm tin đã mất đi, liệu có thể mua lại được?

Nghề báo
Đội tuyển cầu mây nữ Việt Nam vô địch World Cup, sẵn sàng chinh phục thêm đỉnh cao

Đội tuyển cầu mây nữ Việt Nam vô địch World Cup, sẵn sàng chinh phục thêm đỉnh cao

(CLO) Đội tuyển cầu mây nữ Việt Nam đã làm nên lịch sử khi lần đầu tiên giành huy chương vàng tại ISTAF World Cup, đánh bại đối thủ mạnh Thái Lan trong trận chung kết nội dung đội 4 người. Thành tích ấn tượng này đánh dấu một cột mốc quan trọng cho cầu mây Việt Nam trên đấu trường quốc tế.

Thể thao
Yeah1 lãi đậm nhờ show 'Anh trai vượt ngàn chông gai' trở lại

Yeah1 lãi đậm nhờ show 'Anh trai vượt ngàn chông gai' trở lại

(CLO) Hiện doanh thu từ các nội dung cao cấp của Tập đoàn Yeah1, bao gồm chương trình "Anh trai vượt ngàn chông gai" và các concert đã tăng tới hơn 800%.

Giải trí
Mô hình AI Gemini của Google giới thiệu tính năng tạo podcast

Mô hình AI Gemini của Google giới thiệu tính năng tạo podcast

(CLO) Google vừa giới thiệu tính năng mới cho mô hình AI Gemini, cho phép người dùng tạo các bản tóm tắt âm thanh (Audio Overviews) từ Nghiên cứu Sâu (Deep Research).

Báo chí - Công nghệ
Bình Luận

Tin khác

Gia Lai: Người đàn ông chữa bệnh nan y bằng cách 'truyền năng lượng' bị xử phạt hơn 40 triệu đồng

Gia Lai: Người đàn ông chữa bệnh nan y bằng cách 'truyền năng lượng' bị xử phạt hơn 40 triệu đồng

(CLO) Người đàn ông trú tại huyện Đăk Đoa (Gia Lai) tự xưng “Na tra thái tử” hạ phàm, chữa bệnh nan y bằng cách “truyền năng lượng” vừa bị xử phạt hơn 40 triệu đồng.

Đời sống
Kỳ 3: Sự quyết liệt của hệ thống chính trị - Biến chủ trương thành hiện thực

Kỳ 3: Sự quyết liệt của hệ thống chính trị - Biến chủ trương thành hiện thực

(CLO) Việc xóa nhà tạm, nhà dột nát là một trong những nhiệm vụ trọng tâm được các cấp ủy Đảng, chính quyền và đoàn thể tỉnh Hà Tĩnh đặc biệt quan tâm. Với sự quyết liệt trong chỉ đạo và triển khai thực hiện, chủ trương lớn này đã từng bước được hiện thực hóa, giúp hàng nghìn hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn tỉnh có được mái ấm an toàn, ổn định cuộc sống.

Đời sống
Một ngày có thể tiếp nhận, xử lý 10.000 hồ sơ cấp đổi giấy phép lái xe

Một ngày có thể tiếp nhận, xử lý 10.000 hồ sơ cấp đổi giấy phép lái xe

(CLO) Thông tin từ Cục Cảnh sát giao thông cho biết, về việc tiếp nhận, xử lý hồ sơ cấp đổi giấy phép lái xe, đơn vị chức năng đã tăng số hồ sơ có thể xử lý một ngày từ 3.000 hồ sơ (hiện nay) lên 10.000 hồ sơ.

Đời sống
Lào Cai ra mắt đội hình “Bình dân học vụ số” của giới trẻ

Lào Cai ra mắt đội hình “Bình dân học vụ số” của giới trẻ

(CLO) Tỉnh đoàn và Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam tỉnh Lào Cai vừa tổ chức phát động phong trào và ra mắt đội hình "Bình dân học vụ số” cấp tỉnh với sự tham gia của 14 thành viên nòng cốt.

Đời sống
Vừa lái xe vừa chơi game, tài xế xe khách bị phạt 10 triệu đồng

Vừa lái xe vừa chơi game, tài xế xe khách bị phạt 10 triệu đồng

(CLO) Tài xế vừa lái ô tô khách vừa dùng điện thoại đã bị lực lượng chức năng xử lý. Ngoài lỗi trên, chiếc xe khách còn hết hạn đăng kiểm, với hai lỗi vi phạm tài xế sẽ bị phạt 10 triệu đồng và trừ 4 điểm giấy phép lái xe.

Đời sống
Nghệ An: Công an xã giúp cụ ông đi lạc 150km về nhà

Nghệ An: Công an xã giúp cụ ông đi lạc 150km về nhà

(CLO) Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ tại bản Xốp Khấu, xã Yên Thắng, huyện Tương Dương, Công an xã Yên Thắng đã giúp đỡ cụ ông đi lạc và bàn giao cho người thân.

Đời sống
Kỳ 2: Huy động sức mạnh cộng đồng – Đa dạng hóa nguồn lực hỗ trợ xây nhà

Kỳ 2: Huy động sức mạnh cộng đồng – Đa dạng hóa nguồn lực hỗ trợ xây nhà

(CLO) Hà Tĩnh đẩy mạnh phong trào xóa nhà tạm, nhà dột nát bằng cách huy động sức mạnh cộng đồng, đa dạng hóa nguồn lực hỗ trợ. Ngoài ngân sách Nhà nước, nhiều tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân đã đóng góp kinh phí, vật liệu, ngày công giúp đỡ hộ nghèo. Sự chung tay này không chỉ mang lại mái ấm kiên cố cho hàng nghìn gia đình mà còn lan tỏa tinh thần đoàn kết, góp phần phát triển xã hội bền vững.

Đời sống
Gia Lai: Ngang nhiên đổ đường bê tông đến tận ruộng để mở Famstay trái phép

Gia Lai: Ngang nhiên đổ đường bê tông đến tận ruộng để mở Famstay trái phép

(CLO) Một cá nhân trú tại xã Hải Yang, huyện Đăk Đoa (Gia Lai) ngang nhiên làm đường bê tông bao quát cả khu ruộng hàng nghìn m2 để xây dựng Famstay trái phép. Mặc dù, chính quyền địa phương liên tục yêu cầu tháo dỡ, khắc phục sai phạm song chủ cơ sở vẫn bất chấp quy định để hoạt động.

Đời sống
Bài 2: Nậm Pồ không chỉ có đường giao thông...

Bài 2: Nậm Pồ không chỉ có đường giao thông...

Sự phát triển của Nậm Pồ (tỉnh Điện Biên) không chỉ dừng lại ở hạ tầng giao thông. Bên cạnh việc đầu tư mạnh mẽ vào các tuyến đường, huyện còn chú trọng phát triển toàn diện cơ sở hạ tầng, từ trung tâm hành chính đến các công trình công cộng, nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người dân.

Đời sống
Gia Lai: Đi tắm suối cùng nhóm bạn, một học sinh lớp 5 tử vong

Gia Lai: Đi tắm suối cùng nhóm bạn, một học sinh lớp 5 tử vong

(CLO) Bốn học sinh Trường Tiểu học Lê Văn Tám (xã Ia Kriêng, huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai) rủ nhau đi tắm suối, không may một em đuối nước tử vong.

Đời sống