222 người thiệt mạng, giới chức Indonesia thừa nhận "lúng túng" trong việc cảnh báo sóng thần

Thứ hai, 24/12/2018 10:18 AM - 0 Trả lời

(CLO) Giới chức trách Indonesia cho biết con số 222 người thiệt mạng chưa phải là thống kê cuối cùng và dự đoán sẽ còn tiếp tục tăng lên.

"Sóng thần được kích hoạt sau khi núi lửa phun trào đã khiến ít nhất 222 người thiệt mạng, 843 người bị thương và 28 người đang mất tích. Con số này sẽ còn tăng thêm do nhiều nạn nhân không được sơ tán, các trung tâm y tế chưa báo cáo về số người đang điều trị và nhiều khu vực chưa có thống kê đầy đủ", hãng tin AFP dẫn lời ông Sutopo Nugroho, người phát ngôn Cơ quan Giảm nhẹ Thiên tai Indonesia, tối ngày 23/12 cho biết.

Cũng theo lời quan chức trên, những người thương vong đều là công dân Indonesia và chưa có công dân nước ngoài nào được báo cáo. Các nạn nhân và những thiệt hại lớn chủ yếu xảy ra tại 4 quận bị ảnh hưởng nặng nề nhất là Pandeglang, Serang, South Lampung và Tanggamus trên đảo Sumatra.

Ngoài ra, chính phủ Indonesia đã ban hành cảnh báo khẩn người dân và du khách tại các khu vực bãi biển xung quanh eo biển Sunda tránh xa các bãi biển vì các đợt sóng lớn sẽ có thể tiếp tục diễn ra cho đến hết ngày 25/12.

"Những người dân đã sơ tán xin đừng quay về nhà vào thời điểm này", Giám đốc Cơ quan Khí tượng và Địa chất Indonesia (BMKG) Rahmat Triyono cho biết.

Ban nhạc bị sóng thần cuốn trôi khi đang biểu diễn. Video: 

Vào khoảng 21h30 ngày 22/12, một trận sóng thần cao khoảng 5 mét đã diễn ra tại eo biển Sunda giữa hai đảo Sumatra và Java, Indonesia. Nguyên nhân bắt nguồn từ hoạt động của núi lửa Anak Krakatau, khi nó phun trào chỉ 24 phút trước khi sóng thần diễn ra.

Tuy nhiên, chính quyền Indonesia ban đầu tuyên bố đây không phải là sóng thần mà là một đợt thủy triều dâng cao và kêu gọi công chúng không hoảng sợ.

Ông Nugroho sau đó đã xin lỗi về sai lầm trên trang mạng Twitter, nói rằng vì không có động đất nên khó xác định nguyên nhân của vụ việc.

"Ban đầu đã có sai lầm, chúng tôi xin lỗi", ông viết.

Đây là lần thứ 2 trong năm 2018 giới chức Indonesia không đưa ra được cảnh báo kịp thời về thiên tai cho người dân nước này. Vào cuối tháng 9 năm nay, một trận động đất và sóng thần diễn ra tại thành phố Palu trên đảo Sulawesi. Các nhà chức trách Indonesia trước đó 30 phút đã phán đoán sai tình hình và rút cảnh báo sóng thần khiến người dân chủ quan không di tản. Thảm họa này đã cướp đi sinh mạng của 2.073 người, khiến 10.679 người bị thương, trong đó có 2.549 người bị thương nặng và 680 nạn nhân mất tích.

Báo Công luận
Nhà nghỉ ven biển tan hoang sau sóng thần. Ảnh: AFP

Các cư dân ven biển Sunda cho biết họ không nhìn thấy hoặc cảm nhận được bất kỳ dấu hiệu nào như nước rút hoặc động đất trước khi những con sóng lớn ập vào bờ. 

Tổng thống Indonesia Joko Widodo cho biết trong bài đăng trên Twitter rằng ông đã "ra lệnh cho tất cả các cơ quan chính phủ liên quan ngay lập tức có các biện pháp ứng phó khẩn cấp, tìm kiếm các nạn nhân và hỗ trợ những người bị thương".

Liên đoàn các Hội Chữ thập đỏ và Trăng lưỡi liềm đỏ Quốc tế (IFRC) cho biết lực lượng cứu hộ đang gấp rút sơ tán nạn nhân bị thương, cung cấp nước sạch, lều bạt và nơi ở tạm thời cho những người sống sót. IFRC cũng chuẩn bị đối phó với khả năng bệnh dịch bùng phát tại những vùng bị sóng thần quét qua.

Báo Công luận
Cuộc sống của người dân Indonesia chìm trong đổ nát sau sóng thần. Ảnh: AFP

Anak Krakatau là ngọn núi lửa trẻ hình thành trong lòng núi lửa Krakatau ở ngoài khơi eo biển Sunda, sau vụ phun trào dữ dội năm 1883 khiến 36.000 người thiệt mạng. Núi lửa Krakatau cao 305m, cách bờ biển phía tây Java khoảng 80km và đã phun trào kể từ tháng 6. Vào tháng 7, các nhà chức trách Indonesia ban hành lệnh cấm không ai được phép tới gần núi lửa trong phạm vi 2km.

Indonesia là một trong những quốc gia dễ gặp thiên tai nhất trên Trái đất do vị trí địa lý nằm trên khu vực "Vành đai lửa" Thái Bình Dương, nơi các mảng kiến tạo va chạm.

Kim Nai (Theo AFP)

Tin khác

Ukraine bắn tên lửa tầm xa ATACMS vào Crimea, Nga không kích dữ dội Odesa

Ukraine bắn tên lửa tầm xa ATACMS vào Crimea, Nga không kích dữ dội Odesa

(CLO) Các quan chức Nga hôm thứ Ba cho biết Ukraine đã tấn công bán đảo Crimea bằng Hệ thống tên lửa chiến thuật quân đội (ATACMS) do Mỹ sản xuất, nhưng 6 tên lửa trong số đó đã bị bắn hạ.

Thế giới 24h
LHQ cảnh báo Israel chuẩn bị tấn công Rafah, kêu gọi ngăn chặn 'thảm kịch sắp xảy ra'

LHQ cảnh báo Israel chuẩn bị tấn công Rafah, kêu gọi ngăn chặn 'thảm kịch sắp xảy ra'

(CLO) Liên hợp quốc (LHQ) hôm thứ Ba (30/4) cảnh báo rằng một cuộc đổ bộ tấn công của Israel vào Rafah “sắp xảy ra”, đồng thời kêu gọi cộng đồng quốc tế nhanh chóng ngăn chặn "thảm kịch tàn khốc" ở thành phố phía nam Gaza này.

Thế giới 24h
Nhà sáng lập sàn tiền điện tử lớn nhất thế giới Binance bị kết án 4 tháng tù

Nhà sáng lập sàn tiền điện tử lớn nhất thế giới Binance bị kết án 4 tháng tù

(CLO) Changpeng Zhao, cựu CEO sàn tiền điện tử Binance, đã bị kết án 4 tháng tù vào thứ Ba sau khi nhận tội vi phạm luật pháp Mỹ về chống rửa tiền tại sàn giao dịch tiền điện tử lớn nhất thế giới này.

Thế giới 24h
Trường đại học Mỹ dọa đuổi sinh viên biểu tình 'phản chiến' ở Gaza

Trường đại học Mỹ dọa đuổi sinh viên biểu tình 'phản chiến' ở Gaza

(CLO) Đại học Columbia (Mỹ) hôm thứ Ba (30/4) đã đe dọa đuổi học những sinh viên chiếm giữ một tòa nhà học đường trong cuộc biểu tình “phản chiến” và ủng hộ người Palestine ở Gaza đã kéo dài được 2 tuần.

Thế giới 24h
Số cử tri gốc Latinh gia tăng có thể ảnh hưởng đến cuộc bầu cử Mỹ 2024

Số cử tri gốc Latinh gia tăng có thể ảnh hưởng đến cuộc bầu cử Mỹ 2024

(CLO) Các chuyên gia cho biết, cử tri gốc Latinh là thành phần nhân khẩu học ngày càng phát triển, đa dạng và nổi bật trong nền chính trị Mỹ, có khả năng tác động đến kết quả cuộc bầu cử tổng thống Mỹ vào tháng 11 năm nay.

Thế giới 24h