33,6 triệu lao động Việt Nam làm việc phi chính thức, không có bảo hiểm, hợp đồng lao động

Thứ tư, 30/11/2022 09:25 AM - 0 Trả lời

(CLO) Việc người lao động làm tại các khu vực phi chính thức đang là thách thức đối với nền kinh tế Việt Nam. Bởi lẽ, những người làm việc trong khu vực này đang chấp nhận làm các công việc dễ tổn thương, không được đóng bảo hiểm xã hội, không có hợp đồng lao động.

Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, trong năm 2021, Việt Nam có khoảng 33,6 triệu lao động làm việc tại các khu vực phi chính thức, tương đương 68,5%. 17,8% lao động phi chính thức làm việc ở khu vực chính thức và 15,9 % lao động phi chính thức có trình độ đại học trở lên.  

Việc người lao động làm tại các khu vực phi chính thức đang là thách thức đối với nền kinh tế Việt Nam. Bởi lẽ, những người làm việc trong khu vực này đang chấp nhận làm các công việc dễ tổn thương, không được đóng bảo hiểm xã hội, không có hợp đồng lao động.

336 trieu lao dong viet nam lam viec phi chinh thuc khong co bao hiem hop dong lao dong hinh 1

33,6 triệu lao động Việt Nam làm việc phi chính thức, không có bảo hiểm, hợp đồng lao động

Ngay cả lao động phi chính thức cho dù làm trong khu vực chính thức cũng không được điều chỉnh bởi các quy định về lao động, thuế, an sinh xã hội hoặc các chế độ việc làm khác.

Bà Ingrid Christensen, Giám đốc ILO Việt Nam nhận định: So với thế giới, số người làm ở trong khu vực phi chính thức tại Việt Nam còn cao.

Đặc trưng của lao động phi chính thức là có trình độ chuyên môn thấp. 87,3% lao động phi chính thức không được đào tạo chuyên môn. Khoảng 35,3% lao động phi chính thức làm nghề giản đơn.

Thu nhập từ công việc chính của lao động phi chính thức trong năm 2021 là 4,4 triệu đồng, chỉ bằng một nửa thu nhập của lao động chính thức (8,2 triệu đồng). Gần một nửa (47,1%) số người lao động phi chính thức có mức thu nhập thấp hơn mức lương tối thiểu vùng.

Do đó, dù tình trạng phi chính thức có tác động khá tiêu cực đến thu nhập, an toàn và sức khỏe của người lao động nhưng đôi khi họ vẫn buộc phải làm công việc phi chính thức như là một lựa chọn không thể khác để đảm bảo cuộc sống mưu sinh trong bối cảnh các điều kiện phúc lợi xã hội còn hạn chế hoặc thu nhập từ công việc chính thức không đảm bảo.

Ông Nguyễn Trung Tiến, Phó Tổng cục trưởng, Tổng cục Thống kê cho biết: Trong nhiều năm, Chính phủ Việt Nam luôn nỗ lực để phát triển kinh tế, giải bài toán chính thức hóa lao động có việc làm phi chính thức nhằm đảm bảo việc làm tử tế cho người lao động.

Tuy nhiên, để giảm thiểu được việc làm phi chính thức vẫn là vấn đề đau đầu với các nhà lập chính sách.

336 trieu lao dong viet nam lam viec phi chinh thuc khong co bao hiem hop dong lao dong hinh 2

33,6 triệu lao động Việt Nam làm việc phi chính thức.

Theo TS. Lê Duy Bình, chuyên gia kinh tế cho rằng, để tỷ lệ lao động phi chính thức giảm đi, phương pháp tiếp cận đối với việc làm phi chính thức cũng cần được thay đổi.

Thay đổi đầu tiên là bằng cách tập trung vào các biện pháp thu hút lao động phi chính thức tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH) hơn là tập trung vào việc họ có hợp đồng lao động.

Đồng thời, cần có các biện pháp và hành động chính sách ưu tiên, để lao động phi chính thức có thể trở thành lao động chính thức trong khu vực phi chính thức.

Trong nhiều khuyến nghị đưa ra, TS. Lê Duy Bình đề cập nhiều đến BHXH. Theo ông cần đẩy mạnh cải thiện, đổi mới hệ thống BHXH. Thay đổi tư duy, đổi mới và cải tiến sản phẩm/dịch vụ BHXH, cung cấp dịch vụ, chế độ BHXH.

Bên cạnh giải pháp này, trong trung và dài hạn, các chính sách và quy định cần được sửa đổi để khuyến khích và tạo điều kiện cho khu vực phi chính thức tuân theo các tiêu chuẩn trong khu vực chính thức và trở thành chính thức.

Đồng thời nâng cao quyền của người lao động, đặc biệt chú trọng hơn nữa tới quyền của người lao động trong khu vực phi chính thức.

Cũng theo TS. Lê Duy Bình, việc mở rộng lao động chính thức, mở rộng BHXH còn đòi hỏi sự vào cuộc của các luật khác như Luật Thuế, Luật Doanh nghiệp và một số luật chuyên ngành khác. Cách thức tiếp cận để mở rộng lao động chính thức do vậy cần theo nguyên tắc có tính hệ thống và cần có sự vào cuộc của nhiều bộ, ngành cũng như các văn bản pháp luật của nhiều ngành khác. Điều này không chỉ được giải quyết thông qua các luật và quy định chuyên ngành như Bộ luật Lao động hoặc Luật Bảo hiểm xã hội.

Ngoài ra, các luật khác cũng có vai trò trong việc thúc đẩy môi trường kinh tế thuận lợi để thúc đẩy các doanh nghiệp khu vực chính thức (hiện đang đóng BHXH bắt buộc cho người lao động của họ) phát triển và ngày càng có nhiều các doanh nghiệp mới được thành lập, đăng ký kinh doanh hơn.

"Đồng thời, cần đầu tư mạnh mẽ hơn nữa vào nâng cấp công nghệ để thúc đẩy chia sẻ thông tin giữa các cơ quan, tổ chức", TS Lê Duy Bình nói.

Định Trần

Bình Luận

Tin khác

Quy mô kinh tế Bắc Trung Bộ và duyên hải Trung Bộ đạt hơn 1.570 nghìn tỷ đồng

Quy mô kinh tế Bắc Trung Bộ và duyên hải Trung Bộ đạt hơn 1.570 nghìn tỷ đồng

(CLO) Vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải Trung Bộ tiếp tục ghi nhận tăng trưởng tích cực.

Kinh tế vĩ mô
Nam Định: Cấp giấy chứng nhận đầu tư Dự án nhà máy giấy bao bì công nghệ cao với tổng vốn đầu tư trên 100 triệu USD

Nam Định: Cấp giấy chứng nhận đầu tư Dự án nhà máy giấy bao bì công nghệ cao với tổng vốn đầu tư trên 100 triệu USD

(CLO) Ban Quản lý các Khu công nghiệp (KCN) tỉnh Nam Định vừa cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư Dự án nhà máy giấy bao bì công nghệ cao từ nguyên liệu giấy phế liệu tái chế và bột giấy tại KCN Bảo Minh mở rộng (huyện Vụ Bản).

Kinh tế vĩ mô
Nghịch lý: Doanh nghiệp “chết yểu” tăng liên tục, ngân hàng vẫn 'sống khỏe'

Nghịch lý: Doanh nghiệp “chết yểu” tăng liên tục, ngân hàng vẫn "sống khỏe"

(CLO) Theo báo cáo của VEPR, có một nghịch lý là trong khi cần để san sẻ khó khăn cho doanh nghiệp và người dân, thì các ngân hàng vẫn duy trì mức sinh lời cao từ hoạt động cho vay.

Kinh tế vĩ mô
Nam Định: Sản xuất công nghiệp tiếp tục đà tăng trưởng

Nam Định: Sản xuất công nghiệp tiếp tục đà tăng trưởng

(CLO) 4 tháng đầu năm 2024, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp tỉnh Nam Định tăng 13,27% so với cùng kỳ năm trước - mức tăng cao nhất từ 2019 đến nay; trong đó ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 13,57%.

Kinh tế vĩ mô
Vì sao càng chỉ đạo, Ngân hàng Nhà nước càng quản giá vàng lại càng tăng?

Vì sao càng chỉ đạo, Ngân hàng Nhà nước càng quản giá vàng lại càng tăng?

(CLO) GS.TS Hoàng Văn Cường - Ủy viên Ủy ban Tài chính – Ngân sách Quốc hội đặt câu hỏi: Phải chăng là đấu thầu lại đang là nhân tố để làm cho giá vàng trên thị trường tăng lên. Xóa bỏ độc quyền vàng miếng, trả vàng trang sức về cho thị trường.

Kinh tế vĩ mô