4 vấn đề trọng tâm của du lịch Việt Nam

Thứ sáu, 03/05/2019 08:15 AM - 0 Trả lời

(CLO) Tại Hội nghị Diễn đàn Kinh tế tư nhân Việt Nam năm 2019, 4 nhóm lớn về giải pháp cho ngành du lịch đã được đưa ra trong Phiên hiến kế về du lịch tại Hội thảo chuyên đề 1: “Thu hút có chọn lọc các phân đoạn thị trường khách du lịch có khả năng chi trả cao và lưu trú dài ngày”.

Phiên hiến kế đề xuất các giải pháp để phát triển ngành du lịch. Ảnh: Thành Nam

Phiên hiến kế đề xuất các giải pháp để phát triển ngành du lịch. Ảnh: Thành Nam

Tiềm năng và sự phát triển mạnh mẽ của du lịch

Theo thống kê, Việt Nam đứng thứ 32 toàn cầu về số lượng và sự hấp dẫn của tài nguyên thiên nhiên, văn hoá với 8 di sản thế giới được UNESCO công nhận. 

Theo ông Lê Quang Tùng - Thứ trưởng Bộ Văn hoá Thể thao và Du lịch, Chính phủ đang ưu tiên du lịch thành kinh tế mũi nhọn tạo động lực cho các ngành khác. Năm 2018, Việt Nam đón gần 15,5 triệu lượt khách quốc tế, thu 620.000 tỷ đồng chiếm 8% GDP (từ 328.000 tỷ đồng năm 2015). 

Phát biểu khai mạc diễn đàn, ông Ngô Văn Tuấn, Phó trưởng Ban Kinh tế Trung ương nhận định, trong 3 năm trở lại đây, ngành du lịch đang thể hiện sự tăng trưởng mạnh mẽ khi số lượt khách du lịch quốc tế không ngừng gia tăng và nguồn thu từ du lịch cũng tăng trưởng liên tục.

Du lịch là ngành kinh tế tổng hợp kết hợp từ nhiều ngành, 99% doanh nghiệp du lịch là tư nhân, do đó có đóng góp to lớn. Tuy nhiên, để phát triển du lịch thì các rào cản với ngành này cần được tháo gỡ để tăng tính chuyên nghiệp cho người lao động trong ngành.

Thách thức lớn nhất đã được nhận diện qua các số liệu trên là thị phần khách quốc tế đến Việt Nam chưa phù hợp. Nếu vấn đề này không được giải quyết thì sẽ là trở ngại để ngành du lịch nước ta phát triển xứng đáng với tiềm năng và đạt được những kỳ vọng.

Dự kiến, để ngành du lịch đóng góp 10% GDP cả nước trong thời gian tới thì cần tập phải trung khai thác các thị trường chi trả cao, du lịch chuyên đề, tăng tỷ trọng khách du lịch tự trải nghiệm thay vì trọn gói.

4 nút thắt cần tháo gỡ

Theo ông Phạm Hà, Giám đốc Công ty du lịch Sang Trọng có bốn nút thắt trong ngành du lịch là: Visa, đào tạo nguồn nhân lực, sản phẩm du lịch, xúc tiến hiệu quả. Riêng đối với visa chính sách đang có rất nhiều vấn đề và tạo ra rào cản rất lớn. Hiện tại visa của chúng ta đang có thời hạn là 15 ngày, để tạo điều kiện thu hút khách du lịch chúng ta có thể nâng lên 30 ngày thậm chí dài hơn và có thể bỏ visa càng nhiều nước càng tốt.

Về nguồn nhân lực, hiện tại nguồn nhân lực ngành du lịch Việt Nam vừa thừa vừa thiếu; thừa người không có năng lực, thiếu người có năng lực. Do đó, quy trình đào tạo cần đáp ứng hiểu biết trong ngành du lịch, kỹ năng du lịch gồm ngoại ngữ và cuối cùng là thái độ với khách du lịch. Cần tập trung phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao.

Về sản phẩm du lịch, chúng ta vẫn loay hoay định vị Việt Nam là điểm đến như thế nào. Từ trước tới nay chúng ta vẫn định vị là điểm đến là văn hoá, nếu vậy khách chỉ đến một lần. Nếu định vị Việt Nam là điểm đến du lịch biển, khách sẽ trở lại để thử những trải nghiệm mới và chúng ta cần tạo điều kiện khách trở lại thuận lợi hơn.

Nếu muốn kéo nhiều khách quốc tế thì cần xúc tiến tốt hơn nữa như xã hội hoá kinh phí, mời các nhà đầu tư nước ngoài. Chúng ta nhờ các kênh văn hoá mời người nổi tiếng, báo đài đến Việt Nam chắc chắn sẽ thu hút nhiều khách hơn nữa.

Theo ông Kenneth Atkinson - Chủ tịch Grant Thornton Việt Nam thì mức phí visa mà chúng ta dành cho du khách cần dễ chịu hơn. Nếu chúng ta miễn visa cho các thị trường mà chúng ta hướng tới có thể đem về hàng trăm triệu đô la. Mức chi trả 1.100 USD vào năm 2020 đòi hỏi chúng ta phải cải thiện chất lượng các cơ sở du lịch.

Giải pháp nào để phát triển du lịch?

Trong thời gian tới ngành du lịch cần chú trọng trải nghiệm văn hoá và đề xuất các giải pháp như đa dạng hoá và nâng cao chất lượng sản phẩm, cần thúc đẩy các sản phẩm du lịch nghỉ dưỡng, công tác kết hợp du lịch cao cấp, cá nhân hoá cao. Bên cạnh đó cần đa dạng thị trường nguồn, phát triển thị trường chi tiêu cao như Nhật, Bắc Mỹ, Bắc Âu, Trung Quốc và Hàn Quốc và tiến tới hướng tới phân khúc thị trường cao cấp.

Theo ông Hà Văn Siêu, Phó Tổng Cục trưởng Tổng Cục du lịch, Bộ Văn hoá Thể thao và Du lịch, Việt Nam cần sớm hình thành các địa bàn du lịch trọng điểm. Ngành du lịch cần xác định những địa bàn trọng điểm, cần phát triển thành khu vực động lực như Sơn La - Lào Cai - Hà Giang, Hà Nội - Hải Phòng - Ninh Bình, Quảng Bình - Thừa Thiên Huế - Đà Nẵng - Quảng Nam, Lâm Đồng - Đắk Lắk, Cần Thơ - Kiên Giang...

Bên cạnh đó, Việt Nam cần phát triển các khu du lịch phức hợp, có thương hiệu, có tầm nhìn và phát triển đa dạng các loại hình du lịch như Sun World, thu hút các nhà đầu tư chiến lược.

Hương Giang

Tin khác

Hãng hàng không Quốc gia Việt Nam bước qua sóng gió

Hãng hàng không Quốc gia Việt Nam bước qua sóng gió

(NB&CL) Đó là lời khẳng định của Tổng Giám đốc Hãng hàng không Quốc gia Việt Nam (Vietnam Airlines) Lê Hồng Hà trong buổi trò chuyện với PV Báo Nhà báo & Công luận. Theo Tổng Giám đốc Lê Hồng Hà, trước những khó khăn, thách thức, chúng tôi đã nỗ lực hết sức để giữ vững và duy trì sản xuất kinh doanh, từng bước vượt qua giai đoạn khó khăn nhất và hướng tới phục hồi, phát triển.

Thị trường - Doanh nghiệp
Nam A Bank tiếp tục giữ đà tăng trưởng

Nam A Bank tiếp tục giữ đà tăng trưởng

(CLO) Ngày 26/04, Ngân hàng TMCP Nam Á (Nam A Bank – Mã NAB) đã công bố báo cáo tài chính quý I/2024 với nhiều kết quả tăng trưởng tích cực, lợi nhuận trước thuế đạt gần 1.000 tỷ đồng, tiếp tục bám sát các mục tiêu kinh doanh năm 2024.

Thị trường - Doanh nghiệp
Khí đốt Nga đang tìm cách vượt qua lệnh trừng phạt của châu Âu

Khí đốt Nga đang tìm cách vượt qua lệnh trừng phạt của châu Âu

(CLO) Người phát ngôn Điện Kremlin Dimitry Peskov nói với các nhà báo hôm 27/4, các nhà sản xuất Nga sẽ tìm cách vượt qua các biện pháp trừng phạt tiềm tàng đối với hoạt động xuất khẩu khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) của Moscow.

Thị trường - Doanh nghiệp
Bộ trưởng Nông nghiệp Ukraine bị bắt vì tham nhũng hàng triệu USD

Bộ trưởng Nông nghiệp Ukraine bị bắt vì tham nhũng hàng triệu USD

(CLO) Bộ trưởng Nông nghiệp Ukraine Mykola Solskyi đã bị bắt giữ sau khi bị coi là nghi phạm chính thức trong cuộc điều tra tham nhũng khu đất trị giá hơn 7 triệu USD khi ông còn là người đứng đầu một công ty nông nghiệp lớn và là thành viên Quốc hội.

Thị trường - Doanh nghiệp
Thị trường BĐS phía Tây “dậy sóng” với tòa căn hộ phong cách Singapore mới ra mắt

Thị trường BĐS phía Tây “dậy sóng” với tòa căn hộ phong cách Singapore mới ra mắt

(CLO) Gần 1.000 nhân viên nhân viên kinh doanh đến từ nhiều đại lý đã có mặt tại sự kiện kick-off tòa căn hộ phong cách Singapore TC3 - The Canopy Harmony thuộc đại đô thị Vinhomes Smart City, cho thấy sức nóng chưa bao giờ giảm nhiệt của thị trường bất động sản khu vực này, đặc biệt trong bối cảnh Hà Nội đang “khát” nguồn cung.

Bất động sản