8 nguyện vọng của người lao động: “Tiền hỗ trợ quá ít so với thông tin công bố”

Thứ ba, 07/09/2021 13:55 PM - 0 Trả lời

(CLO) Mới đây, Ban nghiên cứu Phát triển Kinh tế tư nhân (Ban IV), thuộc Hội đồng tư vấn cải cách TTHC của Thủ tướng Chính phủ đã công bố 8 nguyện vọng của hàng vạn người thất nghiệp, trong đợt bùng phát đại dịch lần thứ IV.

Tiền hỗ trợ người nghèo quá ít so với thông tin đăng tải trên truyền thông

Thứ nhất, liên quan đến chính sách trợ cấp/hỗ trợ trực tiếp, trích dẫn ý kiến của người lao động, Ban IV cho biết: Hiện Nhà nước có nhiều gói hỗ trợ người lao động mất việc làm, thế nhưng số tiền thực sự đến tay người thất nghiệp, người nghèo quá ít so với thông tin đăng tải trên thông tin đại chúng

Hiện có rất nhiều người là lao động tự do, người kinh doanh, bán hàng tự do bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch nhưng chưa nhận được tiền hỗ trợ. Đặc biệt, nhiều công nhân ở trọ không có địa chỉ tạm trú rõ ràng nhưng mất việc và không rành về thủ tục, nên không phải là đối tượng được hưởng trợ cấp.

8 nguyen vong cua nguoi lao dong tien ho tro qua it so voi thong tin cong bo hinh 1

Tiền hỗ trợ người nghèo quá ít so với thông tin đăng tải trên truyền thông.

Chính vì vậy, người lao động mong muốn Nhà nước công khai minh bạch công tác phát tiền trợ cấp tại các phường/xã, để tiền hỗ trợ đến đúng đối tượng.

Đồng thời, nhiều người lao động mất việc làm đề xuất cấp phát khẩn cấp lương thực,  21 yếu phẩm cho người dân trong khu vực cách ly, giãn cách.

Trong đó, nhiều người không có ăn, cần cấp phát khẩn cấp ngay không phân biệt đối tượng, không đòi hỏi giấy tờ, nếu có như vậy, người lao động bị mất việc mới yên tâm ở nhà thực hiện việc giãn cách xã hội tại những vùng dịch bùng phát mạnh.

Ưu tiên tiêm vắc-xin cho trẻ em

Thứ hai, liên quan đến chính sách tiêm chủng vắc xin, người lao động đề xuất: Tăng tốc độ tiêm chủng vắc xin bằng cách có cơ chế cho khu vực tư nhân tham gia vào dịch vụ tiêm. 

Tiêm vắc xin nhanh nhất cho nhóm người có nguy cơ cao như người già hơn 60 tuổi hoặc các đối tượng theo khuyến cáo của Bộ Y tế.

Hiện nay một số quận tại TP. HCM quá cứng nhắc, bắt buộc phải có tạm trú/hộ khẩu, gây khó khăn cho người dân muốn tiêm và giảm tốc độ phủ vắc xin của thành phố.

Ngoài ra, người lao động đề xuất Nhà nước cân nhắc tiêm vắc xin cho trẻ em để đảm bảo việc đến trường an toàn; Sớm tiêm vắc xin cho những tiểu thương buôn bán tại chợ và cho các chợ hoạt động lại an toàn.

Tạo điều kiện cho người trung niên, trên 40 tuổi có việc làm

Thứ ba, để giải quyết các khó khăn về thu nhập, công việc, người lao động đề xuất: Các cơ quan địa phương là bộ phận gần với dân nhất, do đó nên cung cấp thông tin tuyển dụng tại từng thôn, ấp, xã phường để người dân có thể tìm hiểu và ứng tuyển.

Bên cạnh đó, Tổ chức các buổi học online phổ biến kiến thức về các mô hình sản xuất, kinh doanh hiệu quả; Có chính sách hỗ trợ đào tạo cho người mất việc, phối hợp với các doanh nghiệp để thông tin về việc làm đến người lao động; 

Người lao động cũng yêu cầu các hãng xe công nghệ hạ mức chiết khấu để san sẻ khó khăn với người lao động; Có chính sách hỗ trợ người lao động trong độ tuổi trung niên (trên 40 tuổi) kiếm được việc làm; Tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động tìm việc làm bằng những chính sách riêng. Mở rộng thêm nhiều kênh tra cứu thông tin cần thiết.

Giảm thuế cho các hộ kinh doanh nhỏ lẻ

Thứ tư, liên quan đến các khoản thuế, phí, lãi vay, người lao động đề xuất: Có giải pháp giảm thuế cho các hộ kinh doanh nhỏ lẻ để tạo tâm lý yên tâm khi khởi động lại việc kinh doanh. 

Hiện nay, những đối tượng này bị thiệt hại nặng nề, vẫn phải đóng các loại thuế trong suốt thời gian ngừng kinh doanh; Có chính sách về việc giảm lãi suất ngân hàng hoặc hoãn trả các khoản vay cho người lao động bị mất việc do dịch đến khi ổn định tình hình; Tạo các gói vay lãi suất thấp để các hộ kinh doanh cá thể có điều kiện tiếp cận vốn tái hoạt động.

8 nguyen vong cua nguoi lao dong tien ho tro qua it so voi thong tin cong bo hinh 2

Muốn tạo ra sàn thương mại tập trung, tránh phải đi chợ truyền thống

Thứ năm,  để tháo gỡ khó khăn trong đời sống sinh hoạt, người lao động đề xuất: Nên tạo một sàn thương mại điện tử tập trung, tích hợp các phương thức vận chuyển nhanh để người dân không phải đi chợ truyền thống; Giảm giá tiền điện, tiền nước sinh hoạt.

Bên cạnh đó, người lao động cũng mong muốn Nhà nước có chính sách hỗ trợ/vận động các chủ hộ cho thuê miễn/giảm tiền thuê nhà trong thời gian thực hiện giãn cách; Kiềm chế không để giá xăng dầu tăng cao trong bối cảnh dịch. 

Nên cho phép các cơ sở kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ hoạt động

Thứ sáu, liên quan đến các chính sách hỗ trợ hoạt động sản xuất, kinh doanh của lao động tự do, của hộ gia đình, người lao động đề xuất: Bổ sung các quy định rõ ràng cho các đơn vị kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ để các đơn vị này có thể kinh doanh trong mùa dịch.

Tạo điều kiện cho người không nhiễm bệnh về quê

Thứ bảy, liên quan đến các chính sách/công tác chống dịch, người lao động đề xuất: Khi hệ thống y tế quá tải, nên có những kênh chính thống phổ biến cách phòng chống bệnh. 

Đối với các trường hợp nhiễm, nên phân theo từng cấp độ nên làm gì, không làm gì, trở nặng nên liên hệ ai và xử lý như thế nào theo từng khu vực; Nhất quán các quy định chống dịch, thực hiện quyết liệt và triệt để Chỉ thị 16+ để nhanh chóng kiểm soát dịch; 

Bên cạnh đó, nhiều người mong muốn miễn phí tiền xét nghiệm cho các trường hợp đến tiêm vắc xin tại bệnh viện; Tăng cường nguồn cung cấp oxy cho các bệnh viện điều trị Covid; 

Một số người cho rằng, Nhà nước nên tạo điều kiện cho người dân không bị nhiễm Covid về quê nếu có nguyện vọng vì chi phí sinh hoạt tại TP. HCM rất cao;...

Được cấp thẻ đi đường điện tử

Cuối cùng, để tháo gỡ khó khăn trong di chuyển, lưu thông hàng hóa, người lao động đề xuất: Giấy đi đường bản giấy đang khiến các công ty đình trệ sản xuất, giao thương khó khăn dẫn đến giá cả tăng, hàng hóa thiếu hụt, không cân bằng giữa các khu vực.

Do đó, nhiều người mong muốn cần cấp thẻ/mã di chuyển điện tử được quản lý bởi hệ thống của Chính phủ và nguồn dữ liệu về nhân sự được cấp thẻ/mã phải đồng bộ giữa các chốt/trạm/điểm kiểm soát;

Nhiều người cũng chờ đợi, Chính phủ nới lỏng giãn cách dần bằng cách quản lý bằng mã QR cho mỗi người dân khỏe mạnh tham gia lao động, sản xuất; Thiết lập vùng đỏ hẹp hơn.

Việt Vũ

Bình Luận

Tin khác

Hà Nội: Nhà hàng, quán nhậu “vỡ trận” dịp nghỉ lễ 30/4-1/5

Hà Nội: Nhà hàng, quán nhậu “vỡ trận” dịp nghỉ lễ 30/4-1/5

(CLO) Dịp nghỉ lễ 30/4-1/5, ghi nhận tại các nhà hàng, quán nhậu ở Hà Nội luôn trong trạng thái đông nghịt khách vào giờ cao điểm, nhiều nơi kín chỗ với công suất 100%. Giá cả vẫn được cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống giữ ổn định dù chịu áp lực lớn từ giá đầu vào tăng mạnh.

Thị trường - Doanh nghiệp
Đề xuất gây tranh cãi mua điện mặt trời mái nhà giá 0 đồng, Bộ Công Thương nói 'cần thiết'

Đề xuất gây tranh cãi mua điện mặt trời mái nhà giá 0 đồng, Bộ Công Thương nói "cần thiết"

(CLO) Bộ Công Thương cho rằng, việc đưa ra quy định mua điện mặt trời mái nhà với giá 0 đồng là cần thiết và phù hợp.

Thị trường - Doanh nghiệp
Cổ phiếu Tesla tăng kỷ lục 15%, Elon Musk có thêm 14,5 tỷ USD

Cổ phiếu Tesla tăng kỷ lục 15%, Elon Musk có thêm 14,5 tỷ USD

(CLO) Cổ phiếu Tesla tăng kỷ lục 15% giúp tỷ phú Elon Musk có thêm 14,5 tỷ USD chỉ sau 1 đêm.

Thị trường - Doanh nghiệp
Thị trường dịp lễ 30/4 - 1/5: Giá thực phẩm ổn định, sức mua giảm

Thị trường dịp lễ 30/4 - 1/5: Giá thực phẩm ổn định, sức mua giảm

(CLO) Trong dịp lễ 30/4 - 1/5, do sức mua thấp, lượng hàng hoá đổ về các chợ truyền thống giảm nhẹ, giá hầu hết các mặt hàng thực phẩm tươi sống, rau củ, trái cây đều ổn định.

Thị trường - Doanh nghiệp
Sau bê bối rửa tiền, công ty gia đình Trung Quốc thưa dần trên đất Singapore

Sau bê bối rửa tiền, công ty gia đình Trung Quốc thưa dần trên đất Singapore

(CLO) Tại Singapore, tốc độ tăng trưởng của các văn phòng gia đình Trung Quốc đang chậm lại do hậu quả từ vụ bê bối rửa tiền trị giá hàng tỷ USD năm ngoái và việc kiểm tra chặt chẽ hơn đối với những cá nhân nộp đơn mới.

Thị trường - Doanh nghiệp