8 tháng đầu năm 2022, Kiểm toán nhà nước kiến nghị xử lý tài chính 22.036 tỷ đồng

Thứ sáu, 09/09/2022 21:41 PM - 0 Trả lời

(CLO) Chiều 9/9, Thường trực Ủy ban Tài chính – Ngân sách của Quốc hội họp phiên mở rộng để thẩm tra sơ bộ về báo cáo công tác năm 2022 và kế hoạch kiểm toán năm 2023 của Kiểm toán nhà nước. Đây là nội dung sẽ được Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến tại phiên họp thứ 15 tới.

Trình bày báo cáo công tác, đại diện Kiểm toán nhà nước cho biết, mặc dù năm 2022, đại dịch COVID-19 tiếp tục diễn biến phức tạp, ảnh hưởng nghiêm trọng đến mọi hoạt động kinh tế - xã hội, trong đó có hoạt động của Kiểm toán nhà nước; song, toàn ngành đã chủ động tập trung triển khai đồng bộ nhiều giải pháp, khắc phục mọi khó khăn với phương châm hành động “đoàn kết, kỷ cương, chất lượng và đạo đức công vụ”, quyết tâm thực hiện nhiệm vụ năm 2022 đạt tiến độ, chất lượng và hiệu quả trên tất cả các lĩnh vực công tác.

Năm 2022, Kiểm toán nhà nước xây dựng kế hoạch kiểm toán vơi 178 nhiệm vụ kiểm toán. Ngoài nhiệm vụ kiểm toán báo cáo quyết toán của bộ, cơ quan trung ương, địa phương để xác nhận quyết toán ngân sách nhà nước hàng năm và kiểm toán hoạt động theo Chiến lược phát triển của ngành, năm 2022, Kiểm toán nhà nước đã lựa chọn kiểm toán các chủ đề lớn gắn với việc quản lý, điều hành ngân sách nhà nước; nhiều chuyên đề có phạm vi rộng được dư luận xã hội quan tâm nhằm đánh giá toàn diện việc thực hiện chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước xuyên suốt từ trung ương đến địa phương. Trong đó, có chuyên đề việc huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng, chống dịch COVID-19 và các chính sách hỗ trợ; việc quản lý nhà nước về tài nguyên khoáng sản giai đoạn 2017-2021; việc thực hiện chính sách xã hội trong lĩnh vực giáo dục, dạy nghề; việc thực hiện đặt hàng, đấu thầu cung cấp dịch vụ công ích; công tác quản lý nhà nước về đất đai…

8 thang dau nam 2022 kiem toan nha nuoc kien nghi xu ly tai chinh 22036 ty dong hinh 1

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính – Ngân sách Nguyễn Thị Phú Hà chủ trì phiên họp.

Tính đến 31/8/2022, toàn ngành đã xét duyệt 200 kế hoạch kiểm toán, triển khai 184/231 đoàn kiểm toán theo kế hoạch; kết thúc 140 cuộc kiểm toán; phát hành 162 báo cáo kiểm toán bảo đảm tiến độ. Tổng hợp kết quả từ 162 báo cáo kiểm toán đã phát hành, Kiểm toán nhà nước đã kiến nghị xử lý tài chính 22.036 tỷ đồng; kiến nghị hủy bỏ, sửa đổi, bổ sung, ban hành mới 102 văn bản pháp luật không phù hợp và kiến nghị chấn chỉnh, xử lý trách nhiệm theo quy định của pháp luật với nhiều tập thể và cá nhân đối với từng sai phạm.

Đồng thời, Kiểm toán nhà nước cũng cung cấp 724 bộ tài liệu cho các cơ quan của Quốc hội, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền để phục vụ công tác kiểm tra, giám sát, điều tra; cung cấp thông tin phục vụ các phiên họp của Quốc hội, Chính phủ; cho ý kiến về các chủ trương đầu tư các dự án quan trọng quốc gia…

Bên cạnh những kết quả đạt được, Kiểm toán nhà nước cũng nhận thấy còn một số tồn tại, hạn chế như số lượng kiểm toán chuyên đề, kiểm toán hoạt động trong tổng số cuộc kiểm toán chiếm tỷ trọng thấp; ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động kiểm toán chưa đáp ứng yêu cầu; tỷ lệ thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán tại một số đơn vị chưa cao làm giảm hiệu lực kiểm toán.

Về dự kiến hoạt động trong năm 2023, Kiểm toán nhà nước cho biết sẽ tiếp tục thực hiện các cuộc kiểm toán thuộc kế hoạch năm trên tinh thần đổi mới toàn diện. Trong đó tập trung kiểm toán phục vụ tốt yêu cầu giám sát của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, quản lý điều hành của Chính phủ, bộ, ngành, chính quyền địa phương; lựa chọn kiểm toán những lĩnh vực dễ phát sinh tham nhũng, lãng phí, tiêu cực, những đơn vị có quy mô ngân sách lớn, tiềm ẩn nhiều rủi ro, các dự án quan trọng quốc gia, việc triển khai thực hiện chính sách theo Nghị quyết 43/2022/QH15 của Quốc hội… Đồng thời, xây dựng phương án tổ chức kiểm toán khoa học, hiệu quả, không gây khó khăn cho các cơ quan, đơn vị, địa phương, giảm số cuộc và đầu mối kiểm toán; đẩy mạnh kiểm toán tổng hợp; tăng cường theo dõi, đôn đốc thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán.

N.Hường

Bình Luận

Tin khác

Đại tướng Phan Văn Giang làm việc tại tỉnh Thừa Thiên - Huế

Đại tướng Phan Văn Giang làm việc tại tỉnh Thừa Thiên - Huế

(CLO) Ngày 20/5, Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng cùng Đoàn công tác đã đến thăm và làm việc với lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên - Huế.

Tin tức
Hà Nội yêu cầu xử lý dứt điểm khai thác cát trái phép

Hà Nội yêu cầu xử lý dứt điểm khai thác cát trái phép

(CLO) Phó Chủ tịch UBND Hà Nội Dương Đức Tuấn yêu cầu đơn vị liên quan xử lý dứt điểm khai thác cát thuộc địa phận tỉnh Phú Thọ, khu vực giáp ranh huyện Ba Vì.

Tin tức
Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác cảnh vệ, đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới

Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác cảnh vệ, đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới

(CLO) Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội nhận thấy, việc bổ sung quy định các biện pháp cảnh vệ là cần thiết, góp phần hoàn thiện Luật Cảnh vệ, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác cảnh vệ, đáp ứng yêu cầu thực tiễn.

Tin tức
Bổ sung dao có tính sát thương cao vào nhóm “vũ khí thô sơ”

Bổ sung dao có tính sát thương cao vào nhóm “vũ khí thô sơ”

(CLO) Chiều 20/5, Quốc hội nghe tờ trình về dự án Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ (sửa đổi). Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm nêu rõ, cần thiết phải sửa đổi, bổ sung Luật nhằm đảm bảo phù hợp với thực tiễn, tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ quan, tổ chức và người dân.

Tin tức
Hải Dương: Huy động nguồn lực, hỗ trợ những người yếu thế tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện

Hải Dương: Huy động nguồn lực, hỗ trợ những người yếu thế tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện

(CLO) Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Hải Dương Lưu Văn Bản đề nghị các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh, các đơn vị, tổ chức, cá nhân huy động nguồn lực hỗ trợ những người yếu thế tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện.

Tin tức