ADB: Việt Nam có thể hoàn thành chỉ tiêu tăng trưởng GDP 6,5% trong năm 2022

Thứ tư, 06/04/2022 11:15 AM - 0 Trả lời

(CLO) Ông Nguyễn Minh Cường, chuyên gia kinh tế của ADB dự báo, GDP Việt Nam năm 2022 có thể tăng bền vững ở mức 6,5%, sang năm 2023 có thể tăng nhẹ lên mức 6,7%.

ADB dự báo tăng trưởng GDP trong năm 2022 khoảng 6,5%

Sau khi kết thúc quý I/2022, một số tổ chức nghiên cứu kinh tế trong và ngoài nước đều hạ mức tăng trưởng GDP Việt Nam trong năm 2022.

Đơn cử như HSBC, trước đây dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam trong cả năm 2022 sẽ là 6,5%. Tuy nhiên, mới đây, đơn vị này hạ mức tăng trưởng từ 6,5% xuống còn 6,3%. Tương tự, với Ngân hàng Thế giới (WB) cũng hạ mức dự báo tăng trưởng GDP từ 6,5% xuống còn 5,3%.

adb viet nam co the hoan thanh chi tieu tang truong gdp 65 trong nam 2022 hinh 1

Ông Nguyễn Minh Cường, chuyên gia kinh tế của ADB dự báo, GDP Việt Nam năm 2022 có thể tăng bền vững ở mức 6,5%, sang năm 2023 có thể tăng nhẹ lên mức 6,7%.

Trong khi đó, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) lại khá tin tưởng vào mức tăng trưởng 6,5%.

Trong buổi Họp báo Dự báo tình hình phát triển kinh tế Việt Nam năm 2022 tổ chức sáng nay (6/4), ông Nguyễn Minh Cường, chuyên gia kinh tế của ADB dự báo, GDP năm 2022 có thể tăng bền vững ở mức 6,5%, sang năm 2023 có thể tăng nhẹ lên mức 6,7%.

Theo ông Cường, sự phục hồi kinh tế của Việt Nam đến từ nhiều yếu tố, như tỷ lệ tiêm chủng COVID-19 tại Việt Nam tương đối cao. Đồng thời, Chính phủ Việt Nam cũng chuyển hướng tiếp cận linh hoạt hơn trong vấn đề kiểm soát dịch bệnh và mở cửa kinh tế.

“Tỷ lệ tiêm chủng cao cho phép chính phủ bỏ các biện pháp kiềm chế đại dịch nghiêm ngặt, gây gián đoạn. Sự chuyển hướng kịp thời trong chiến lược kiểm soát dịch bệnh giúp khôi phục hoạt động kinh tế và giảm sự bất ổn trong môi trường kinh doanh”, ông Cường nói.

Bên cạnh đó, một yếu tố khác thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Việt Nam là nhờ vào các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp của Quốc hội đã phê chuẩn. Với 11,5 tỷ USD chương trình bao gồm các giải pháp tài khóa như chính sách miễn, giảm thuế, hỗ trợ chăm sóc sức khỏe, phát triển cơ sở hạ tầng và an sinh xã hội; và hỗ trợ lãi suất cho doanh nghiệp và các hộ kinh doanh.

Ông Cường nhấn mạnh, các giải pháp tiền tệ sẽ cung cấp thêm thanh khoản cho nền kinh tế thông qua việc các tổ chức tín dụng dự kiến ​​giảm lãi suất cho vay 0,5% –1,0% trong năm nay và năm sau và tiếp tục thực hiện các biện pháp hỗ trợ tín dụng đến hết năm 2023. 

“Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đặt mục tiêu tăng trưởng tín dụng năm 2022 là 14%. Việc cắt giảm lãi suất và nhu cầu tín dụng phục hồi của các doanh nghiệp giúp đạt được chỉ tiêu này”, ông Cường nói.

Ngoài các yếu tố nêu trên, kinh tế Việt Nam còn có lực đẩy của việc đầu tư công, kích cầu nội địa, hoạt động xuất nhập khẩu tiếp tục tăng trưởng đầy ấn tượng.

“Dự báo xuất khẩu hàng hóa sẽ tăng 8% –10% trong năm nay. Nhập khẩu sẽ tăng do nhu cầu về tư liệu sản xuất và đầu vào cho công nghiệp chế biến chế tạo tăng lên, và tiêu dùng trong nước phục hồi trở lại”, chuyên gia của ADB chia sẻ.

Thách thức vẫn còn đó

Dù vậy, triển vọng phục hồi của Việt Nam bị ảnh hưởng bởi những rủi ro ngắn hạn. Số ca nhiễm COVID-19 tăng cao kể từ giữa tháng 3 có thể cản trở quá trình trở lại bình thường của nền kinh tế trong năm nay. 

Tốc độ phục hồi kinh tế toàn cầu chậm lại và giá dầu thế giới tăng cao do Nga xâm lược Ukraine sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam và giá dầu trong nước, ảnh hưởng đến lạm phát.

adb viet nam co the hoan thanh chi tieu tang truong gdp 65 trong nam 2022 hinh 2

Toàn cảnh họp báo.

Hơn nữa, những bất ổn trên thị trường tài chính toàn cầu và việc các nền kinh tế tiên tiến ngừng thực hiện chính sách tiền tệ và tài khóa mở rộng sẽ làm suy yếu đồng nội tệ của Việt Nam, làm cho nhập khẩu đắt hơn và gia tăng áp lực lạm phát.

Tăng trưởng chậm lại ở Trung Quốc có thể làm giảm tốc độ tăng trưởng xuất khẩu và quá trình phục hồi kinh tế của Việt Nam. 

Nợ xấu gia tăng là một rủi ro khác trong trung hạn. Nếu tính thêm các khoản cho vay được cơ cấu lại vẫn giữ nguyên nhóm nợ, tỷ lệ nợ xấu tiềm năng của Việt Nam ước tính là 8,2% tổng dư nợ.

 Bên cạnh việc chi phí vật liệu xây dựng tăng nhanh, thủ tục giải ngân vốn đầu tư công phức tạp có thể làm chậm việc triển khai chương trình phục hồi kinh tế của Việt Nam, giảm tác động mong muốn đối với tăng trưởng.

Việt Vũ

Bình Luận

Tin khác

Nhóm hàng nào tăng giá mạnh nhất từ đầu năm 2024?

Nhóm hàng nào tăng giá mạnh nhất từ đầu năm 2024?

(CLO) Giá lương thực, xăng dầu và giá dịch vụ y tế đã khiến CPI 4 tháng đầu năm 2024 tăng 3,93% so với cùng kỳ năm trước; lạm phát cơ bản tăng 2,81%.

Kinh tế vĩ mô
Số lượng doanh nghiệp phá sản vẫn 'áp đảo', mỗi tháng có 21.600 công ty rút lui

Số lượng doanh nghiệp phá sản vẫn "áp đảo", mỗi tháng có 21.600 công ty rút lui

(CLO) Số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường là 86.400 doanh nghiệp, tăng 12,2% so với cùng kỳ năm trước. Bình quân một tháng có 21.600 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường.

Kinh tế vĩ mô
Thái Bình tổ chức nhiều hoạt động xúc tiến đầu tư, thương mại tại Hà Lan

Thái Bình tổ chức nhiều hoạt động xúc tiến đầu tư, thương mại tại Hà Lan

(CLO) Tiếp tục chương trình xúc tiến đầu tư, thương mại tại một số nước châu Âu, trong chương trình công tác tại Hà Lan, đoàn công tác của tỉnh Thái Bình do Bí thư Tỉnh ủy Ngô Đông Hải làm trưởng đoàn có buổi làm việc với một số doanh nghiệp của Vương quốc Hà Lan.

Kinh tế vĩ mô
Việt Nam có cơ hội “nghìn năm có một” tham gia vào chuỗi giá trị công nghiệp bán dẫn

Việt Nam có cơ hội “nghìn năm có một” tham gia vào chuỗi giá trị công nghiệp bán dẫn

(CLO) Ông Nguyễn Chí Dũng, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết: Việt Nam đang có cơ hội “nghìn năm có một” để tham gia vào chuỗi giá trị ngành công nghiệp bán dẫn toàn cầu.

Kinh tế vĩ mô
VIPFA mở cơ quan đại diện phía Nam: 'Cầu nối” giữa doanh nghiệp với các cơ quan nhà nước

VIPFA mở cơ quan đại diện phía Nam: "Cầu nối” giữa doanh nghiệp với các cơ quan nhà nước

(CLO) Việc VIPFA khai trương cơ quan đại diện tại TP Hồ Chí Minh sẽ là cầu nối hiệu quả giữa cộng đồng doanh nghiệp hình thành hệ sinh thái kinh doanh kết nối cơ hội đầu tư và xúc tiến FDI vào Việt Nam.

Kinh tế vĩ mô