Agribank - 30 năm vững vàng với sứ mệnh “Tam nông”

Thứ năm, 01/03/2018 07:00 AM - 0 Trả lời

(NB&CL) Được thành lập ngày 26/3/1988, tháng 3/2018 này, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) tròn 30 năm tuổi. 3 thập kỷ xây dựng và trưởng thành cũng là 3 thập kỷ Agribank phát triển lớn mạnh cùng đất nước, hoàn thành xuất sắc sứ mệnh của một ngân hàng vì “Tam nông”: nông nghiệp, nông thôn và nông dân.

Khi gian nan không thể là lực cản

Năm 1986,  Đại hội Đảng lần thứ VI khởi xướng đường lối đổi mới, xác định đổi mới hệ thống ngân hàng là khâu then chốt. Ngày 26/03/1988, Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) ban hành Nghị định 53/HĐBT thành lập các ngân hàng chuyên doanh, trong đó có Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Việt Nam - tiền thân của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) ngày nay. Đó vừa là dấu mốc đầy tự hào vừa là thời điểm khởi đầu đầy cam go, thử thách mà Agribank đã phải hết sức nỗ lực vượt qua để rồi trở thành một ngân hàng hàng đầu trên thị trường tín dụng nông thôn như ngày hôm nay.

Ít ai biết rằng những năm tháng đầu tiên “khởi nghiệp”, Agribank nắm trong tay tổng tài sản chưa tới 1.500 tỷ đồng; tổng nguồn vốn 1.056 tỷ đồng, trong đó vốn huy động chỉ chiếm 42%, còn lại 58% phải vay từ Ngân hàng Nhà nước; Tổng dư nợ 1.126 tỷ đồng trong đó 93% là ngắn hạn; tỷ lệ nợ xấu trên 10%; Khách hàng là những doanh nghiệp quốc doanh và các hợp tác xã phần lớn làm ăn thua lỗ, thiếu việc làm và luôn đứng trước nguy cơ phá sản. Khó khăn là thế, nhưng tất cả đã không thể cản bước “người Agribank” tiến lên phía trước. Ý chí ấy, bản lĩnh ấy, cùng sự chỉ đạo của Đảng, Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước, là “ngọn đuốc” dẫn bước Agribank đi qua nhiều hành trình phát triển.

Báo Công luận
Agribank luôn kiên định mục tiêu vì nông nghiệp, nông dân và nông thôn phát triển bền vững. (Nguồn Agribank) 
Năm 1990, Agribank đổi tên thành Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam. Năm 1991, Agribank bắt đầu triển khai cho vay kinh tế hộ trên diện rộng theo Chỉ thị số 202/CT ngày 28/6/1991 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, tiến tới năm 1995, đề xuất thành lập Ngân hàng Phục vụ người nghèo, nay là Ngân hàng Chính sách xã hội, tách ra từ Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam. Với việc đổi tên thành Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam hoạt động theo mô hình Tổng Công ty (từ cuối năm 1996 đến nay) hoạt động của Agribank có sự thay đổi về chất, vừa kế thừa và phát huy truyền thống, vừa tạo được những yếu tố đột phá trên nhiều phương diện về năng lực tài chính, công nghệ, tổ chức, cán bộ và quản trị điều hành hướng đến chuẩn mực, thông lệ hiện đại. 

Từ năm 2012 đến nay là giai đoạn cực kỳ khó khăn, vất vả khi Agribank vừa căng sức “chống bão” xử lý các tồn tại, hậu quả của thời kỳ tăng trưởng nóng, vừa đảm trách các nhiệm vụ chính trị trọng yếu trên thị trường tín dụng nông nghiệp nông thôn, nhưng Agribank đã đạt được những dấu ấn hết sức quan trọng với điểm nhấn là thực hiện thành công Đề án tái cơ cấu giai đoạn 2013-2015 để vững vàng bước sang một giai đoạn phát triển mới. 

Năm 2017 vừa qua là năm có ý nghĩa quan trọng trong lộ trình thực hiện Đề án chiến lược kinh doanh giai đoạn 2016-2020, tầm nhìn đến năm 2030 và chuẩn bị cho Agribank cổ phần hóa khi đủ điều kiện theo chỉ đạo của Chính phủ.

Hoàn thành xuất sắc sứ mệnh “Tam nông”

Đến nay, sau 30 năm xây dựng và phát triển, Agribank đã trở thành Ngân hàng thương mại Nhà nước hàng đầu Việt Nam với gần 2.300 chi nhánh, phòng giao dịch và hơn 40.000 cán bộ, viên chức; là đối tác tin cậy của trên 30.000 doanh nghiệp, hàng triệu hộ sản xuất và hàng ngàn đối tác trong và ngoài nước, có quan hệ đại lý với gần 900 ngân hàng tại 90 quốc gia và vùng lãnh thổ. Agribank hiện là NHTM có tổng tài sản lớn nhất hệ thống TCTD, đến 30/9/2017, Agribank có tổng nguồn vốn trên 1 triệu tỷ đồng, tổng dư nợ 813.000 tỷ đồng, trong đó dư nợ nông nghiệp, nông thôn chiếm trên 73,9% tổng dư nợ và chiếm trên 51% thị phần tín dụng của ngành Ngân hàng đầu tư lĩnh vực này.

Tuy nhiên, niềm tự hào lớn nhất với “người Agribank” nhiều thế hệ đó là việc 30 năm qua, Agribank đã hoàn thành xuất sắc sứ mệnh vì “Tam nông”: nông nghiệp, nông thôn và nông dân, giữ vững vị thế chủ đạo trên thị trường tín dụng nông thôn, góp phần tạo nên những thay đổi tích cực trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển kết cấu hạ tầng nông thôn, ổn định các vấn đề kinh tế - xã hội ở khu vực nông thôn Việt Nam.

Báo Công luận
 
Không giống như nhiều ngân hàng khác, chỉ tập trung phần lớn tín dụng nông nghiệp cho các doanh nghiệp và dự án đầu tư lớn, Agribank phát triển mạng lưới “chân rết” đến từng thôn, bản tại các vùng nông thôn nhằm nắm bắt nhu cầu vay vốn của nông dân và duy trì vị thế là người tiên phong cấp tín dụng nông nghiệp, nông thôn ở Việt Nam. Cắm chặt tại các địa bàn mà các ngân hàng khác khó đủ lực bám trụ, tập trung vào nhóm khách hàng hộ sản xuất và cá nhân, cho nên tỷ lệ huy động và cho vay của Agribank tăng trưởng ổn định và đều đặn. Xác định nguồn vốn vay sẽ góp phần quan trọng trong tạo công ăn, việc làm; đổi mới và phát triển các loại hình dịch vụ cho sản xuất và tiêu thụ hàng hóa, nâng cao đời sống cư dân nông thôn, Agribank đã phối hợp triển khai thỏa thuận hợp tác và thực hiện cho vay đối với các đơn vị đầu mối là các tập đoàn, tổng công ty hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn gắn với bán chéo các sản phẩm dịch vụ ngân hàng. Cung ứng đủ vốn đầu tư giúp người dân có vốn để sản xuất kinh doanh, đẩy lùi cho vay nặng lãi, tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập, tăng mức sống. Thống kê cho thấy, thông qua các tổ chức chính trị, xã hội (Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Tổ nhóm vay vốn...), Agribank đã tạo lập kênh dẫn vốn hiệu quả tới lĩnh vực “tam nông”, tạo niềm tin của người dân đối với các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước.

Trong giai đoạn tái cơ cấu, mặc dù còn nhiều khó khăn nhưng Agribank vẫn luôn bảo đảm đủ vốn với lãi suất ưu đãi phục vụ cho nông nghiệp, nông dân và nông thôn. Hiện Agribank có hơn 4 triệu khách hàng đang vay vốn thuộc 5 lĩnh vực ưu tiên, 7 chính sách tín dụng, 02 chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo bền vững theo chỉ đạo của Chính phủ, NHNN. Thực hiện nhiệm vụ chính trị, bằng tài chính của mình, Agribank đã thực hiện hàng chục đợt giảm lãi suất cho vay để hỗ trợ khách hàng, mỗi năm giảm thu tài chính khoảng 3.000 tỷ đồng do áp dụng chính sách lãi suất ưu đãi cho các đối tượng “Tam nông” mặc dù không có cấp bù của Nhà nước, không được vay tái cấp vốn.

Những năm gần đây, ngoài nỗ lực triển khai thực hiện các chính sách ưu đãi của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước đối với hộ nông dân và các ngành nghề cần thúc đẩy phát triển, Agribank - với việc nhận thức rất rõ những thách thức đặt ra đối với mục tiêu phát triển xanh, sạch, an toàn, bền vững của nền nông nghiệp nước nhà, nhất là trong bối cảnh Việt Nam ngày càng hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới là “bài toán” sống còn - đã, đang chú trọng đầu tư vào các dự án, phương án sản xuất, kinh doanh nông nghiệp theo hướng phát triển an toàn, hiệu quả, bền vững, bảo vệ môi sinh, môi trường. Điển hình là chương trình tín dụng ưu đãi quy mô 50.000 tỷ đồng phục vụ sản xuất “Nông nghiệp sạch” vì sức khoẻ cộng đồng.  

Thời gian tới, Agribank sẽ tiếp tục cải tiến quy trình, phương pháp cho vay, tiết giảm chi phí để có lãi suất thấp hỗ trợ và mở rộng đầu tư tín dụng cho “tam nông” thông qua đơn giản hóa thủ tục, tăng cường phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương trong việc tháo gỡ khó khăn và hỗ trợ sản xuất kinh doanh…  Đặc biệt, đưa ra nhiều sản phẩm dịch vụ tiện ích đối với khách hàng, nhất là khách hàng khu vực nông thôn. Agribank cũng đã đề xuất Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cho phép triển khai mô hình “điểm giao dịch” “ngân hàng lưu động”, để đưa vốn đến tay người nông dân được thuận lợi hơn, chi phí thấp hơn.

Có thể nói, với những gì đã làm được, Agribank hôm nay hoàn toàn có thể tự hào về những đóng góp tích cực đối với nền kinh tế đất nước, đặc biệt là trong khu vực nông nghiệp, nông thôn và nông dân khi mở ra cơ hội thoát nghèo và tạo cơ hội làm giàu cho nhiều nông dân, góp phần quan trọng vào quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở mỗi địa phương, thực sự là đòn bẩy hiệu quả trong phát triển nông nghiệp, nông thôn và xây dựng nông thôn mới.                   

                        PV

 

Tin khác

Thanh Hoá: Dịp lễ 30/4 - 1/5, giá hải sản tăng chóng mặt

Thanh Hoá: Dịp lễ 30/4 - 1/5, giá hải sản tăng chóng mặt

(CLO) Kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5 năm nay, nhu cầu tiêu thụ lớn khiến giá hải sản tại một số nơi ở Thanh Hoá tăng đến 20-30%, có loại tăng gấp đôi.

Thị trường - Doanh nghiệp
Hà Nội: Nhà hàng, quán nhậu “vỡ trận” dịp nghỉ lễ 30/4-1/5

Hà Nội: Nhà hàng, quán nhậu “vỡ trận” dịp nghỉ lễ 30/4-1/5

(CLO) Dịp nghỉ lễ 30/4-1/5, ghi nhận tại các nhà hàng, quán nhậu ở Hà Nội luôn trong trạng thái đông nghịt khách vào giờ cao điểm, nhiều nơi kín chỗ với công suất 100%. Giá cả vẫn được cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống giữ ổn định dù chịu áp lực lớn từ giá đầu vào tăng mạnh.

Thị trường - Doanh nghiệp
Đề xuất gây tranh cãi mua điện mặt trời mái nhà giá 0 đồng, Bộ Công Thương nói 'cần thiết'

Đề xuất gây tranh cãi mua điện mặt trời mái nhà giá 0 đồng, Bộ Công Thương nói "cần thiết"

(CLO) Bộ Công Thương cho rằng, việc đưa ra quy định mua điện mặt trời mái nhà với giá 0 đồng là cần thiết và phù hợp.

Thị trường - Doanh nghiệp
Cổ phiếu Tesla tăng kỷ lục 15%, Elon Musk có thêm 14,5 tỷ USD

Cổ phiếu Tesla tăng kỷ lục 15%, Elon Musk có thêm 14,5 tỷ USD

(CLO) Cổ phiếu Tesla tăng kỷ lục 15% giúp tỷ phú Elon Musk có thêm 14,5 tỷ USD chỉ sau 1 đêm.

Thị trường - Doanh nghiệp
Thị trường dịp lễ 30/4 - 1/5: Giá thực phẩm ổn định, sức mua giảm

Thị trường dịp lễ 30/4 - 1/5: Giá thực phẩm ổn định, sức mua giảm

(CLO) Trong dịp lễ 30/4 - 1/5, do sức mua thấp, lượng hàng hoá đổ về các chợ truyền thống giảm nhẹ, giá hầu hết các mặt hàng thực phẩm tươi sống, rau củ, trái cây đều ổn định.

Thị trường - Doanh nghiệp