Ai bảo vệ nhà báo khi tác nghiệp?

Thứ sáu, 03/04/2015 23:12 PM - 0 Trả lời

Ai bảo vệ nhà báo khi tác nghiệp?


Báo Công luận

Đồng nghiệp đang chăm sóc nhà báo Võ Minh Châu
tại khoa Hồi sức cấp cứu, BV Đa khoa Hà Tĩnh - Ảnh: Tiền Phong.

Dư luận đang rất phẫn nộ khi trong những ngày qua liên tục xảy ra những vụ hành hung nhà báo. Đáng lo ngại là có những vụ việc xảy ra ngay trước mắt người đại diện cho chính quyền; có vụ kẻ thủ ác còn có hành vi thách thức pháp luật khi chở nhà báo vào trụ sở công an để “xem mày làm gì được tao”.

Sáng 6/1, xã Kỳ Thọ, huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh) xảy ra vụ 2 phóng viên báo Tiền Phong bị tấn công làm một người gục tại chỗ. Một PV khác bị đánh vào mặt, vào đầu và bị đuổi chém.

Vào khoảng 19 giờ 15 phút ngày 6/1, Trần Thế Dũng, PV Báo Người Lao Động có mặt tại làng Kéo Kham, thị trấn Đồng Đăng, cách cửa khẩu Hữu Nghị gần 1 km, thực hiện nghiệp vụ tại “điểm nóng” của gia cầm nhập lậu, xuyên biên giới tại tỉnh Lạng Sơn thì bị một nhóm cửu vạn hành hung dã man.



Phóng viên Trần Thế Dũng đang điều trị tại bệnh viện
đa khoa Lạng Sơn với nhiều thương tích trên cơ thể. Ảnh: NLĐ

Đáng nói là hành vi của những kẻ hành hung nhà báo rất côn đồ, ngang ngược. Tên cầm đầu nhóm hành hung anh Dũng sau khi đánh đập anh rất dã man còn đưa anh lên xe rồi chở thẳng vào trụ sở công an thị trấn Đồng Đăng cùng lời thách đố: “Tao chở thẳng vào công an để xem mày làm gì được tao!”.

Hai sự việc nghiêm trọng xảy ra chỉ trong một ngày khiến dư luận hết sức bức xúc. Trả lời báo chí về việc nhà báo bị hành hung khi đang tác nghiệp, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho biết: Phải ngăn chặn những vụ tấn công đồng thời bảo vệ nhà báo tham gia đấu tranh chống tiêu cực, tham nhũng. Thủ tướng chỉ đạo phải xử lý nghiêm và đúng pháp luật những vụ việc này.

Trước việc 2 PV Báo NLĐ và Tiền Phong bị hành hung dã man trong quá trình tác nghiệp, Hội Nhà báo VN đã lên tiếng bày tỏ thái độ cương quyết theo đuổi giải quyết vụ việc đến cùng.

Nhà báo được mệnh danh là thư ký của thời đại. Họ luôn đứng về phía công lý và lẽ phải; họ luôn đồng hành và bênh vực người yếu thế. Nhưng trước những tình huống như vừa xảy ra ở xã Kỳ Thọ, huyện Kỳ Anh  hay làng Kéo Kham, thị trấn Đồng Đăng vừa qua, chính nhà báo lại là người “yếu thế”.

Những kẻ hành hung nhà báo, coi thường pháp luật khi nào bị nghiêm trị? Chính quyền sở tại làm gì khi liên tiếp để xảy ra những vụ việc nhà báo bị hành hung?  Làm thế nào để ngăn chặn những vụ việc tương tự? Chẳng lẽ chính quyền cứ làm ngơ, để mặc kẻ xấu hành hung nhà báo khi họ đang tác nghiệp? Sau những sự việc này liệu nhà báo còn yên tâm khi dấn thân vào những nơi gai góc?

Công luận

Bạn có nhận xét gì về những vụ hành hung nhà báo vừa qua?
Theo bạn chính quyền sở tại phải làm gì để hỗ trợ nhà báo làm việc?
Sau những sự việc này liệu nhà báo còn yên tâm tác nghiệp tại những nơi khó khăn, nhạy cảm? 

Mời bạn gửi phản hồi cho tòa soạn vào ô thảo luận cuối bài viết (vui lòng điền đầy đủ thông tin và gõ nội dung bằng tiếng Việt có dấu)
Trân trọng cảm ơn!

Tin khác

Tài thao lược kiệt xuất của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh

Tài thao lược kiệt xuất của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh

(NB&CL) 70 năm qua, nhiều nhà khoa học quân sự thế giới đã và vẫn dày công tìm hiểu, nghiên cứu phân tích, lý giải: Tại sao “Việt Minh” đánh thắng! Tại sao đội quân viễn chinh nhà nghề của thực dân Pháp có số quân đông là lực lượng mạnh nhất lúc bấy giờ, với đầy đủ trang bị kỹ thuật hiện đại, với mọi thủ đoạn nham hiểm xảo quyệt lại chịu thất bại thảm hại tại Điện Biên Phủ? Trong rất nhiều nhân tố mang lại chiến thắng lịch sử, tài thao lược kiệt xuất, sự lãnh đạo, chỉ đạo tài tình, sáng tạo của Trung ương Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, là yếu tố hàng đầu.

Góc nhìn
Thế trận hậu cần nơi lòng chảo Điện Biên

Thế trận hậu cần nơi lòng chảo Điện Biên

(NB&CL) Khi Điện Biên Phủ, vùng rừng núi hiểm trở cách xa hậu phương 600 đến 700 km, trở thành nơi quyết chiến chiến lược của quân và dân ta trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1945 - 1954), Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã nhận định: “Trên mặt trận Điện Biên Phủ, vấn đề bảo đảm cung cấp lương thực, đạn dược là nhân tố vô cùng quan trọng, quan trọng không kém các vấn đề chiến thuật, khó khăn về cung cấp lương thực không kém khó khăn về tác chiến”.

Góc nhìn
Kỳ 4: Ráo riết chuẩn bị cho trận đánh lớn

Kỳ 4: Ráo riết chuẩn bị cho trận đánh lớn

(NB&CL) Ngay sau khi Chiến dịch Điện Biên Phủ được khai mở, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ thị: “Chiến dịch này là một chiến dịch quan trọng không những về quân sự mà cả về chính trị, không những đối với trong nước mà đối với quốc tế. Vì vậy toàn quân, toàn dân, toàn Đảng phải tập trung hoàn thành cho kỳ được”. Thực hiện chỉ thị của Người, ngay từ cuối năm 1953, công tác chuẩn bị cho chiến dịch được ráo riết tiến hành với quyết tâm cao độ và tinh thần: “Tất cả cho tiền tuyến, tất cả để chiến thắng”.

Góc nhìn
Thành phố Hồ Chí Minh: Tháo gỡ điểm nghẽn hạ tầng để thúc đẩy liên kết vùng

Thành phố Hồ Chí Minh: Tháo gỡ điểm nghẽn hạ tầng để thúc đẩy liên kết vùng

(NB&CL) Nằm trong xu thế phát triển chung, vấn đề liên kết vùng, liên kết ngành là định hướng quan trọng trong thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Đây cũng là một trong những vấn đề được TP.HCM đặc biệt coi trọng, xem đây là một trong những nguồn lực quan trọng trong quá trình phát triển.

Góc nhìn
Việt Nam quê hương ta đẹp lắm…

Việt Nam quê hương ta đẹp lắm…

(CLO) Trong những ngày này, cả nước đang hồ hởi, phấn khởi chào mừng kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024) và 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024).

Góc nhìn